Những giá trị sống cho tuổi trẻ

11:14 SA @ Thứ Năm - 07 Tháng Năm, 2009

Tên sách: Những Giá trị sống cho Tuổi trẻ
Tác giả: Diane Tillman
Phát hành: Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
Năm xuất bản: 2009
Khổ sách: 16x24 cm
Số trang: 423


Mục lục

Lời nói đầu

Bối cảnh
Giới thiệu
- Mục đích
- Hòa Bình
- Tôn Trọng
- Yêu Thương
- Khoan Dung
- Trung Thực
- Khiêm Tốn
- Hợp Tác
- Hạnh Phúc
- Trách Nhiệm
- Giản Dị
- Tự Do
- Đoàn Kết

Phụ lục 1- Bản Đồ Tâm Trí
Phụ lục 2- Hòa Bình
Phụ lục 3- Tôn Trọng
Phụ lục 4- Tôn Trọng
Phụ lục 5- Hòa Bình và Tôn Trọng
Phụ lục 6- Tôn Trọng
Phụ lục 7- Khoan Dung
Phụ lục 8- Trung Thực
Phụ lục 9- Trung Thực
Phụ lục 10- Các bài tập Thư giãn/ Tập trung
Bài tập thư giãn Thể chất
Bài tập thư giãn Ngôi sao Bình yên
Bài tập thư giãn Bình yên
Bài tập thư giãn về sự Tôn trọng
Bài tập thư giãn - Ngôi sao Tôn trọng
Bài tập thư giãn Gửi đi tình Yêu thương
Bài tập thư giãn/ Tập trung về Tự trọng và Khiêm tốn
Bài tập thư giãn về Tự do

Ý kiến từ những người đã tham gia chương trình những giá trị cuộc sống


Lời nói đầu

Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ - học sinh, sinh viên và các đối tượng thanh niên khác - bằng cách trang bị cho họ những giá trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trình vào đời, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quyển sách Những Giá trị Sống cho Tuổi trẻ.

Quyển sách này là một nguồn tài liệu tuyệt vời dành cho giáo dục viên, bao gồm giáo viên, nhân viên xã hội, huấn luyện viên hoặc lãnh đạo nhóm, những người đang và sẽ giảng dạy, hướng dẫn các nhóm thanh niên và người lớn trong môi trường học tập chính quy như trường phổ thông đại học hay trong môi trường sinh hoạt cộng đồng như câu lạc bộ, nhà văn hóa v.v.

Những bài học ở đây được chuẩn bị, xây dựng kỹ lưỡng và đã trải qua quá trình giảng dạy thử nghiệm nên các hoạt động có thể sử dụng cho cả nhóm nhỏ và nhóm lớn thanh niên, bởi lẽ các hoạt động dành cho đối tượng này vốn cần sự chuẩn bị cẩn thận và đòi hỏi nguồn lực tối thiểu.

Mặc dù sẽ rất có lợi cho giáo dục viên nếu được tập huấn trước khi sử dụng sách này, tuy nhiên đây không phải là yêu cầu bắt buộc. Song chúng tôi đề nghị rằng những người lần đầu tiên sử dụng quyển sách hãy vui lòng đọc mua phần giới thiệu sơ nét về nguồn gốc và bối cảnh ra đời của Chương trình Giá trị Sống, phương pháp luận và mục đích của quyển sách, cũng như các bài học trước khi hướng dẫn các hoạt động cho học viên. Nhiều giáo dục viên nhận thấy việc làm này là hết sức cần thiết, vì khi bản thân tự chuẩn bị, họ sẽ hiểu, cảm nhận rõ hơn về bài học và có thời gian để suy ngẫm về một giá trị nhất định nào đó trước khi hướng dẫn cho học viên.

Do các bài học giá trị mang tính “hướng dẫn” hơn là “răn dạy” nên giáo dục viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn học viên khám phá bài học theo cách thức lôi cuốn nhất. Đa số giáo viên nhận thấy cách làm mới mẻ này tạo cho họ cơ hội lắng nghe học trò mỗi khi họ chia sẻ, tương tác và giao tiếp với bạn học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng hiểu học trò của mình ở mức độ sâu sắc hơn. Nhiều giáo viên chia sẻ rằng bản thân họ nhận được vô vàn lợi ích từ việc hướng dẫn, giới thiệu các giá trị, chẳng hạn như mối quan hệ trong công việc và trong gia đình được cải thiện hơn, họ cảm thấy ít bị áp lực, căng thẳng hơn và ngày càng hứng thú với công việc, có cách nhìn, thái độ tích cực hơn.

Chúc anh chị nhận được lợi ích tối đa, gặt hái được kết quả tốt đẹp nhất khi sử dụng quyển sách này. Nếu có bất kỳ yêu cầu hỗ trợ nào trong quá trình sử dụng sách, hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:


Các nhà chuyên môn nói gì về Chương trình Giá trị Sống?

“Đây là một chương trình rất có ý nghĩa, nhất là trong giai đoạn thanh thiếu niên ở Việt Nam đang trải qua nhiều thay đổi tích cực lẫn tiêu cực như hiện nay. Từ “Giáo dục giá trị sống” nghe có vẻ lý thuyết nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, những giá trị cốt lõi của con người như Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm được truyền tải một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc thông qua các hoạt động đa dạng phù hợp từng lứa tuổi mà học viên/học sinh có thể tham gia, khám phá và trải nghiệm. Phản hồi của giáo viên/học sinh đã tham gia chương trình cho thấy họ rất hứng thú. Họ cho rằng nó nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ thực hiện và làm cho bầu không khí trong gia đình, nhà trường thân thiện hơn, ấm áp hơn, tôn trọng nhau hơn, hợp tác tốt hơn. Phương pháp thực hiện các hoạt động chương trình LVEP cũng là một điểm mạnh rất đáng lưu ý trong bối cảnh Việt Nam đang cố gắng khuyến khích các giáo viên thay đổi và đa dạng hóa các phương pháp giảng. Các hoạt động LVEP như suy nghĩ nhanh, làm việc nhóm, đóng vai, diễn kịch có thể áp dụng để tăng hiệu quả giáo dục chính khóa và ngoại khóa. Tôi mong muốn chương trình LVEP ngày càng được hỗ trợ nhiều hơn để có thể thực hiện, triển khai rộng rãi hơn, lồng ghép, tích hợp vào các môn học (như Giáo dục Công dân) ở Việt Nam. Tôi cũng mong mỏi có ngày các nhà giáo dục, biên soạn giáo trình Giáo dục Công dân ở Việt Nam tham khảo sâu sắc cả về mặt nội dung và phương pháp của LVEP.

Lê Văn Hảo, Viện Tâm lý học, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

“Qua khóa học, các em trưởng thành hơn trong cuộc sống và trong nghề tham vấn tâm lý của mình. 12 giá trị sống là 12 triết lý sống là 12 đạo lý sống, 12 kỹ năng sống. Với 12 giá trị đó, chúng ta có một nhận thức đúng hơn về cuộc sống, về người khác và bản thân mình, giúp chúng ta định nghĩa cuộc sống là gì và sống như thế nào, trong đó có cả nhận thức về cái chết. Chúng ta biết sự sống kết thúc như thế nào và ta phải đối diện với nó ra sao. Các sinh viên tham dự khóa học này đã có được một triết lý sống đúng đắn và sau này sẽ là những nhà tham vấn giỏi hơn, có chất lượng hơn.”

Trần Tuấn Lộ, Trưởng khoa Tâm lý, trường Đại học Dân lập Văn Hiến

“Bạn thấy ai là người bình an nhất? Khi nào bạn thấy bình an nhất? Đã có ai đặt câu hỏi như vậy với bạn một cách ân cần hay có bao giờ bạn dành thời gian tự trả lời những câu hỏi đó một cách nghiêm túc chưa? Lần đầu tiên khi đọc những câu hỏi trong giáo trình này, tôi đã thấy bất ngờ và thú vị bởi nội dung và đặc biệt là phương pháp giáo dục cởi mở của chương trình. Xuyên suốt 12 giá trị luôn luôn là những câu hỏi giản dị nhất, cấu trúc đơn giản nhất nhưng lại giống như một chiếc chìa khóa mở từng cánh cửa khám phá từng lớp, từng lớp suy nghĩ. Bước ra khỏi khoảng lặng suy nghĩ ấy, bạn bỗng thấy mình trở nên mạnh mẽ đầy năng lượng như cơ thể vừa hít một hơi thở thật sâu. Ý tưởng xây dựng chương trình Giáo dục Giá trị Sống trên truyền hình đã đến với tôi ngay khi đọc xong cuốn giáo trình. Tôi đã gặp chị Trish Summerfield, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Giá trị Sống, đề nghị xây dựng chương trình quà tặng cuộc sống dựa trên giáo trình Giáo dục Giá trị Sốngvới thời lượng 40 phút đã được phát sóng liên tục vào 20 giờ tối thứ tư hàng tuần trên kênh VTV2 trong suốt hai năm 2007 và 2008.”

Lương Thanh Hà, Đạo diễn chương trình Quà tặng cuộc sống, Đài truyền hình Việt Nam

“Xin cảm ơn “Chương trình Giáo dục các Giá trị Sống” (LVEP) đã đến với trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội từ tháng 05 năm 2001 đến nay. Trường Đinh Tiên Hoàng luôn sẵn sàng giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn về rèn luyện đạo đức cũng như kết quả học tập. Sự thành công của chúng tôi trong những năm qua một phần lớn do chúng tôi đã đưa “Chương trình Giáo dục các Giá trị sống” vào dạy chính khóa trong nhà trường giúp học sinh biết nêu cao những giá trị nhân bản, tốt đẹp của con người để tự điều chỉnh nhân cách. Chúng tôi đã kết hợp dạy chương trình giáo dục “các Giá trị Sống” với chương trình “các kỹ năng sống” để chuẩn bị tốt hành trang cho học sinh chúng tôi học lên và đi vào cuộc sống.

Trường Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội có lẽ là trường phổ thông đầu tiên của Việt Nam áp dụng LVEP vào chương trình giáo dục chính thức cho học sinh, và LVEP sẽ mãi mãi đi cùng chúng tôi trên hành trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.”

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội

“Qua lớp Giá trị Sống, tôi biết được mục đích sống của mình là gì. Tôi hiểu được lợi ích của lòng khoan dung của những suy nghĩ, lời nói tốt đẹp dành cho người khác. Tôi cũng hiểu được thế nào là hợp tác cùng người khác.”

Trần Thị Nam Phương, Bác sĩ

“Hiện tượng bỏ trốn, đánh lộn, cãi nhau, bị kỷ luật không xảy ra ở những học viên đã được học Giá trị Sống trong các lớp thí điểm nữa.”

Nguyễn Văn Cường, Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số 4

“Theo tôi, tất cả cán bộ của Trung tâm, gia đình học viên đều cần được học Giá trị Sống để việc giáo dục học viên hiệu quả hơn. Vì thế, tôi thấy là gia đình của học viên cũng cần được tư vấn và nếu có một tài liệu dành riêng cho hoạt động tư vấn về Giá trị Sống cho gia đình học viên thì hay quá.”

Phùng Quang Thức, Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội số 6

“Trong giờ học về Giá trị Sống ở Trung tâm cai nghiện, tôi từng thấy những giọt nước mắt buồn khổ của học viên khi chia sẻ những suy nghĩ, khám phá về những Giá trị và hối tiếc mình đã không mang lại hạnh phúc cho gia đình trong khi mình đã nhận được rất nhiều tình yêu thương của người thân. Tôi cũng từng bị cuốn vào những giờ giảng sôi nổi của cán bộ và học viên khi họ được đặt vào những tình huống gây tái nghiện có thể diễn ra khi trở về cộng đồng và cùng nhau tìm cách giải quyết.

Tại lớp học Giá trị Sống tôi đang giảng ở trường Sư phạm gồm các cán bộ lớp năm thứ hai, sinh viên thường dùng các từ “bổ ích”, “ấn tượng” và “hứng thú” để đánh giá về các giờ học. Tôi nhớ nhất “phiên đấu giá các Giá trị Sống” đã diễn ra vô cùng sôi nổi và “quyết liệt”. Ai cũng muốn mua bằng được những Giá trị cần thiết cho mình. Nhiều em nói: “Em muốn mua tất cả các Giá trị này vì em thấy Giá trị nào em cũng cần”. Sau buổi học về Giá trị Yêu thương, em Huyền, lớp trưởng, sinh viên khoa Tiểu học đã nói: “Hôm nay em bị ốm định xin nghỉ học nhưng em đã cố gắng đi học và bây giờ em thấy là nếu em nghỉ buổi học hôm nay thì rất tiếc”.”

Hoàng Thị Việt Hồng, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Chuyên gia đào tạo LVEP

“Phương pháp dạy là chủ động chứ không áp đặt, không một chiều thuyết giảng. Người học có thể phát biểu những suy nghĩ thực của họ khi trả lời các câu hỏi mở và người hướng dẫn cần chấp nhận, tôn trọng và đánh giá cao mọi ý kiến, mọi cảm xúc chứ không phê phán, không chụp mũ, không quy kết, không rao giảng. Vì vậy, người hướng dẫn cần trải qua một khóa đào tạo các kỹ năng cách thức tạo một bầu không khí an toàn đáng tin cậy, để người học cảm thấy an tâm mà bộc bạch những suy nghĩ, cảm xúc thực của riêng họ. Ngoài ra, người Việt chúng ta rất thích đọc chia sẻ trước lớp kết quả thảo luận của nhóm, vì vậy người hướng dẫn nó dành thời gian để các nhóm đều được đứng lên chia sẻ trước cả lớp.”

Hàn Thị Thu Vân, Cộng tác viên LVEP

“Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là một tài liệu rất đầy đủ cả việc tự học và dạy học các giá trị sống. Cuốn sách không chỉ vẽ bạn cách kiếm sống mà hướng dẫn bạn sống như thế nào, để bạn tận hưởng được niềm vui sống. Và khi bạn thay đổi, khi bạn luôn hài lòng, luôn mỉm cười với bản thân, với mọi người xung quanh, với cuộc đời, thì chính bạn đã góp phần làm cho “Thế giới tốt đẹp hơn”.

Trường Sơn, Báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh

Nội dung liên quan

  • Giá trị cốt lõi của Giáo dục Đào tạo

    25/11/2016Nguyễn Tất ThịnhTôi cho rằng Thực tiễn Cuộc sống vốn luôn được lấp đầy trong nó những Sự thật và Giả dối. Cái Giả dối thử thách cái Sự Thật, và cái Sự Thật phải chí ít phải thuyết phục được cái Giả dối, nếu chưa thể nói là phải chiến thắng nó. Cũng chẳng cần nhiều luận thuyết cho lắm, cũng không cần thêm một ‘phát minh’ nào...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Góc nhìn người trẻ

    30/04/2014Nguyễn Hoàng (thực hiện)Một cô gái lứa tuổi "8X", tốt nghiệp Đại học Sư phạm nhưng lại đang là biên tập viên của website chungta.com đã trò chuyện cuối tuần cùng chúng tôi dưới góc nhìn của một người trẻ tuổi. Và tôi đã hơi bất ngờ, khi Nguyễn Thị Hà trả lời câu hỏi đầu tiên...
  • Triết lý sống

    08/02/2009Nguyễn Tất ThịnhTriết lý: là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là (nguồn cội tâm thế/ giá trị tinh thần/ sức mạnh ứng xử) được phát biểu ngắn gọn, xúc tích...
  • Người trẻ "sống chạy"?

    19/10/2008Báo Phụ nữKhao khát của số đông bạn trẻ là có sự nghiệp. Nhưng nhiều người, vì hối hả trên đường đua tìm kiếm vật chất, đã bỏ qua nhiều giá trị tinh thần...
  • Một thể nghiệm dạy người thú vị

    14/09/2006Nguyễn Thị OanhTTCT - “Nghiêm túc kiểm điểm theo tinh thần nghị quyết T.Ư 2, phải nhận thấy rằng trong mấy năm qua giáo dục có phần lệch về dạy chữ, ít dạy nghề, không chú trọng dạy người” (Phạm Minh Hạc - báo Nhân Dân 9-2-1997)
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • xem toàn bộ

Nội dung khác