Con người và phát triển con người

09:15 SA @ Thứ Sáu - 07 Tháng Giêng, 2011
Khoa học về con người ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu với hệ vấn đề phức hợp: con người từ đâu tới, con người đi đâu và về đâu, các tổ chức xã hội của con người, các mối quan hệ cá nhân - xã hội, quan hệ con người - văn hoá, quan hệ con người - môi sinh, các hoạt động sống, bản chất của con người, tính toàn vẹn sinh vật - lịch sử - xã hội của con người, nguồn lực con người, vấn đề nhân cách và sự phát triển con người bền vững, toàn diện, v.v..

Cuốn sách “Con người và phát triển con người” là những suy ngẫm, phần nào có thể gọi là tổng kết nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề này của PGS., TS. Hồ Sĩ Quý.

Phần một: Một số vấn đề lý luận về con người và phát triển con người.Chương I: Khoa học về con ngườitrình bày vắn tắt dự báo của K. Marx về một khoa học thống nhất về con người; tìm hiểu sơ lược về sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, những thành tựu chủ yếu đã đạt được và sự tác động trực tiếp của chúng đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển con người; sự tiến triển của các khoa học về con người với xu hướng nghiên cứu phức hợp - liên ngành; các giai đoạn hình thành và phát triển của khoa học nhân học.

Chương II: Con người và phát triển con người trong quan niệm của chủ nghĩa Marx xem xét định nghĩa kinh điển về con người, tư tưởng về quan hệ con người với tự nhiên, tư tưởng về tiến bộ xã hội và phát triển con người. Chương III: Nghiên cứu con người trước nhu cầu của sự phát triển nêu và luận giải một số vấn đề quan trọng như: mức độ sâu sắc trong nhận thức của phương Đông và phương Tây về con người; sự hiểu biết còn hạn chế về bản thân của loài người; nghiên cứu con người trong điều kiện toàn cầu hoá và kinh tế thị trường; nghiên cứu con người qua lăng kính giá trị quan; nghiên cứu con người Việt Nam với tính cách là một nhiệm vụ cấp bách do nhu cầu của bản thân khoa học, do sự phát triển của đất nước trong tương quan chung với sự phát triển của khu vực, của thế giới và của nhân loại.

Phần hai: Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu con người.Chương IV: Con người là trung tâm phân tích cách hiểu bản thể luận và cách hiểu nhận thức luận về Anthropocentrism- mô hình châu Âu về sự cảm nhận thế giới và quan điểm con người là trung tâm của UNDP. Chương V: Những hướng chủ yếu trong nghiên cứu con người đề cập đến một số hướng nghiên cứu chủ yếu sau đây: nghiên cứu lý luận và phương pháp luận (nghiên cứu lý luận và phương pháp luận tổng quát về con người dưới lăng kính của khoa học hiện đại đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước, nghiên cứu một số lý luận và phương pháp luận chuyên biệt, nghiên cứu nhân học, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là phương pháp luận nghiên cứu con người); nghiên cứu sự phát triển con người; nghiên cứu nguồn lực con người; nghiên cứu quan hệ văn hoá và con người; nghiên cứu về quan hệ con người và môi sinh; nghiên cứu con người Việt Nam; nghiên cứu nhân cách và giá trị; nghiên cứu tiềm năng, tài năng và danh nhân; nghiên cứu cộng đồng và cá nhân có số phận đặc biệt.Chương VI: Nghiên cứu phức hợp về con ngườitrình bày các phần nội dung: 1) Diogene chế nhạo Platon và đốt đuốc giữa ban ngày đi tìm con người; 2) Hình tượng con người bị nát vụn thành những mẩu nhỏ; 3) M. Scheler và tư tưởng về sự nối kết các tri thức về con người; và 4) Tư duy phức hợp về con người. Chương VII: Nghiên cứu định lượng về con người: vấn đề chỉ số hạnh phúc tìm hiểu khái niệm hạnh phúc và vấn đề nghiên cứu định lượng về hạnh phúc; chỉ số hạnh phúc (HPI) theo Báo cáo Chỉ số hạnh phúc hành tinh.

Phần ba: Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Chương VIII: Vấn đề nhân tố con người trong quá trình đổi mới: xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghiên cứu đổi mới nhận thức lý luận về con người, về vai trò nhân tố con người; vị trí của vấn đề con người trong sự phát triển: con người là mục tiêu và là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chương IX: Phát triển con người Việt Nam: một số vấn đề thực tiễn tìm hiểu về bộ công cụ các chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số nghèo khả năng phát triển con người (HPI).

Sách dày 290 trang, (Nhà xuất bản Giáo dục, 2007) của PGS., TS. Hồ Sĩ Quý, Viện trưởng Viện Thông tin KHXH, Viện KHXH Việt Nam, Giảng viên kiêm nhiệm Khoa Triết học, trường Đại học KHXH&NV Quốc gia, với những nghiên cứu mang tính triết học chuyên sâu, vừa trải dài theo chiều lịch sử, vừa cập nhật những tri thức mới nhất của thế giới về vấn đề con người và phát triển con người, là tài liệu giảng dạy và nghiên cứu quý báu cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các giảng viên, các sinh viên, học viên cao học, các nghiên cứu sinh và bạn đọc quan tâm tìm hiểu.

Xin trân trọng giới thiệu!

Mục lục

Lời giới thiệu

Phần 1. Một số vấn đề Lý luận về con người và phát triển con người
Chương 1. Khoa học về con người
1.1. Dự báo của C. Mác về một khoa học thống nhất về con người
1.2. Khoa học hiện đại và những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu và phát triển con người
1.3. Sự tiến triển của các khoa học về con người
1.4. Nhân học
1.5. Kết luận

Chương 2. Con người và phát triển con người trong quan niệm của chủ nghĩa Mác
2.1. Định nghĩa kinh điển về con người
2.2. Tư tưởng về quan hệ con người với tự nhiên
2.3. Tư tưởng về tiến bộ xã hội và phát triển con người
2.4. Kết kuận

Chương 3. Nghiên cứu con người trước nhu cầu của sự phát triển
3.1. Không thể nói phương Đông hay phương Tây nhận thức về con người sâu sắc hơn
3.2. Loài người biết về mình còn quá ít
3.3. Nghiên cứu con người trong điều kiện toàn cầu hoá và kinh tế thị trường
3.4. Nghiên cứu con người qua lăng kính giá trị quan
3.5. Nghiên cứu con người Việt Nam - nhiệm vụ cấp bách
3.6. Kết luận

Phần 2. Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu con người

Chương 4. Con người là trung tâm
4.1. Anthropocentrism - mô hình châu Âu về sự cảm nhận thế giới: cách hiểu bản thể luận và cách hiểu nhận thức luận
4.2. Quan điểm con người là trung tâm của UNDP
4.3. Kết luận

Chương 5. Những hướng chủ yếu trong nghiên cứu con người
5.1. Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận
5.2. Nghiên cứu sự phát triển con người
5.3. Nghiên cứu nguồn lực con người
5.4. Nghiên cứu quan hệ văn hóa và con người
5.5. Nghiên cứu quan hệ con người và môi sinh
5.6. Nghiên cứu con người Việt Nam Con người và phát triển con người
5.7. Nghiên cứu nhân cách và giá trị
5.8. Nghiên cứu tiềm năng, tài năng và danh nhân
5.9. Nghiên cứu cộng đồng và cá nhân có số phận đặc biệt
5.10. Kết luận

Chương 6. Nghiên cứu phức hợp về con người
6.1. Diogene chế nhạo Platon và đốt đuốc giữa ban ngày đi tìm con người
6.2. Hình tượng con người bị nát vụn thành những mẩu nhỏ
6.3. M. Scheler và tư tưởng về sự nối kết các tri thức về con người
6.4. Tư duy phức hợp về con người
6.5. Kết luận

Chương 7. Nghiên cứu định lượng về con người: vấn đề chỉ số hạnh phúc
7.1. Khái niệm hạnh phúc và vấn đề nghiên cứu định lượng về hạnh phúc
7.2. Chỉ số Hạnh phúc (HPI) theo Báo cáo Chỉ số Hạnh phúc hành tinh
7.3. Kết luận

Phần 3. Xây dựng con người việt nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Chương 8. Vấn đề nhân tố con người trong quá trình đổi mới: xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
8.1. Đổi mới nhận thức lý luận về con người, về vai trò nhân tố con người
8.2. Vị trí của vấn đề con người trong sự phát triển: con người là mục tiêu và là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội
8.3. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
8.4. Kết luận

Chương 9. Phát triển con người Việt Nam: một số vấn đề thực tiễn
9.1. Về bộ công cụ các chỉ số phát triển con người (HDI)
9.2. Chỉ số nghèo khả năng phát triển con người (HPI)
9.3. Điều bị che khuất
9.4. Kết luận

Tài liệu tham khảo



Lời giới thiệu

Trong những năm qua, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã tổ chức biên soạn và đưa vào giảng dạy cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh một số bài giảng, giáo trình. Những tài liệu này đã phần nào đã khắc phục tình trạng “dạy chay, học chay” ở một số môn học và thực sự giúp ích cho người học nắm bắt nội dung môn học đầy đủ và
sâu sắc hơn.

Trong quá trình đổi mới nội dung môn học và nhất là từ khi Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trương chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, Khoa chúng tôi đã kịp thời động viên, huy động đội ngũ cán bộ giảng viên của mình biên soạn bài giảng, giáo trình cho các môn học đã có và mới để đưa vào chương trình giảng dạy. Bên cạnh sự nỗ lực của Khoa Triết học, chúng tôi cũng phải dựa vào và đã nhận được sự cộng tác tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm của các nhà khoa học, các nhà sư phạm ở các cơ quan ngoài nhà trường.

Một trong số những nhà khoa học đó là PGS. TS. Hồ Sĩ Quý, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Giảng viên kiêm nhiệm Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Theo Quyết định số 2985 QĐ/XHNV-TC ngày 27/12/2005 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

PGS. Hồ Sĩ Quý là một trong những chuyên gia có uy tín ở Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu về con người, văn hoá, văn minh, giá trị và tiến bộ xã hội... Trong khoảng thời gian 6-7 năm học gần đây (từ năm 2001) PGS. Hồ Sĩ Quý đã liên tục giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng - chủ nghĩa duy vật lịch sử, học viên cao học và nghiên cứu sinh những kết quả nghiên cứu mới nhất của mình trong những lĩnh vực trên. Nội dung giảng dạy mang tính triết học chuyên sâu, vừa trải dài theo chiều lịch sử, vừa cập nhật những tri thức mới nhất của thế giới, đ-ợc đông đảo người học và giảng viên khoa Triết học đánh giá cao.

Trong quá trình giảng dạy PGS. Hồ Sĩ Quý đã đồng thời biên soạn cuốn giáo trình mang tên Con người và phát triển con người. Từng phần tài liệu trên đã được người đọc sử dụng trong nhiều khoá học. Hiện nay tác giả đã hoàn thiện lần cuối Con người và phát triển con người bản thảo giáo trình trên theo hướng phù hợp hơn với mục đích, nội dung, yêu cầu của môn học số 68 cùng tên nêu trên (trong khung chương trình đào tạo cử nhân triết học - chuyển đổi sang tín chỉ).

Chúng tôi đã cho lấy ý kiến nhận xét phản biện của các nhà khoa học khác về giáo trình.

Trên cơ sở những phản hồi rất tích cực từ phía người học những năm qua và ý kiến ủng hộ của các phản biện, chúng tôi nhất trí đề nghị tác giả trên danh nghĩa của Khoa cho xuất bản giáo trình này làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu.

Xin cám ơn Nhà xuất bản Giáo dục đã xuất bản giáo trình này.

Phó Chủ nhiệm Khoa Triết học
TS. Nguyễn Vũ Hảo
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giải phẫu cái tự ngã: cá nhân chọi với xã hội

    16/05/2009Takeo DoiVới những ai mong muốn có được những phát hiện mới mẻ về quan hệ giữa nghiên cứu tâm lý học và văn hóa, quan hệ giữa ngôn ngữ và tâm trí, cũng như giữa người Mỹ và người Nhật, cuốn sách này rất cần thiết. Ts. Doi đã cho chúng ta một đặc ân khi viết nó.
  • Vũ trụ và con người dưới góc độ khoa học tâm linh

    20/01/2009Trần Văn ĐìnhMục đích của cuốn sách nhỏ này là bước đầu gợi mở một mối nối lý thuyết khả dĩ để nhìn nhận thế giới hữu hình và thế giới vô hình thành một thể thống nhất. Khoa học và tôn giáo được xem xét như những hợp phần thúc đẩy nhau phát triển. Điều này dẫn đến những yếu tố lý thuyết hoàn toàn mới, dễ hiểu, mang tính đột phá, có khả năng bao quát các lĩnh vực khoa học và tâm linh, cho phép khảo sát những hiện tượng bí ẩn một cách đa dạng, có hệ thống và mở ra nhiều khả năng hoàn thiện cuộc sống con người.
  • Chủ nghĩa duy vật nhân văn

    08/09/2008TS. Hồ Bá ThâmVấn đề chủ nghĩa duy vật nhân văn là một hướng nghiên cứu lớn mà chúng tôi đã nhiều năm tìm tòi, suy ngẫm và đã được công bố trong một số công trình, làm rõ các góc độ khác nhau của vấn đề cả mặt khoa học cơ bản và mặt ứng dụng thực tế, cả mặt triết học và khoa học nhân văn, cả mặt lịch sử và mặt đương đại. Các kết quả nghiên cứu của hơn mười năm được nâng cao, hệ thống hóa và sắp xếp tập trung vào 2 cuốn sách...
  • Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên

    17/01/2008Kết quả đo đạc điều tra những đặc điểm giá trị nhân cách của một khối lượng lớn số mẫu đại diện cho các tầng lớp người Việt Nam (học sinh, sinh viên, nông dân, công nhân, giáo viên, trí thức, doanh nhân) và một số điển hình thành đạt đã tạo cơ sở rút ra những nhận định chung về mặt mạnh, mặt yếu của người Việt Nam hiện nay...
  • Con người, dân tộc và các nền văn hóa: chung sống trong thời đại toàn cầu hóa

    15/06/2007Cuốn sáchlà những suy ngẫm, phần nào có thể gọi là tổng kết mấy chục năm nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề này, những suy ngẫm vừa dựa trên một khối lượng kiến thức lịch sử triết học đồ sộ ...
  • Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người

    16/05/2007Nguyễn Văn HuyênThông qua cuốn sách Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người, tác giả Nguyễn Văn Huyên đã đi vào luận giải một cách biện chứng mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và sự phát triển con người ở Việt Nam. Cuốn sách gồm hai phần, trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc lựa chọn con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những vấn đề liên quan trực tiếp tới sự phát triển con người Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
  • Hòa nhập dòng chảy văn minh & tiến bộ của nhân loại

    12/01/2007Dự án Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới được thành lập nhằm tổ chức chọn lựa dịch và xuất bản những cuốn sách nền tảng của nền học thuật thế giới. Đồng thời, để hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho việc du nhập tri thức tinh hoa thông qua con đường dịch thuật ngày 9/01/2007 này. Quỹ dịch thuật mang tên Phan Chu Trinh, nhà trí thức cách tân của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thể kỷ XX được thành lập...
  • Nhân loại qua các chặng đường phát triển

    06/01/2007Phạm Thanh ĐứcCuốn sách trình bày khá phong phú những vấn đề về nguồn gốc con người và nguồn gốc loài người, nguồn gốc trái đất và nguồn gốc sự sống...lý giải những bí ẩn về đến di truyền, những bí mật về tinh thần, trí tuệ và tâm linh, những vẩn đề chưa giải thích được về sức khoẻ, về sự sống và cái chết...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • Lời mở: Văn hoá học lấy con người làm trung tâm

    14/09/2005Nguyễn Trần Bạt
  • xem toàn bộ