Thế giới cong: Những hiểm nguy đang che giấu

GS, Trường Đại học Leuven - Bỉ
02:44 CH @ Thứ Bảy - 29 Tháng Mười Một, 2008

Khi đưa ra khái niệm "thế giới phẳng", Thomas Friedman nhấn mạnh những hệ quả kinh tế tốt đẹp của toàn cầu hoá và viễn ảnh của một nền kinh tế mới của thế kỷ 21.

Đó là một nền kinh tế đang được san phẳng và trong đó một sân chơi toàn cầu đang trở nên công bằng hơn giữa các nước giàu nghèo, cùng với sự giảm đi ảnh hưởng của những nước kỹ nghệ tiên tiến, nhất là Mỹ.

Trái đất ngày càng lồi lõm

Thomas Friedman đã không nêu ra những hệ quả ít tốt đẹp hơn của toàn cầu hoá. Từ năm 2007, những dấu hiệu bất ổn của thị trường bất động sản và hệ thống tiền cho vay (subprimes) ở Mỹ đã hiện ra. Trong cuộc tranh luận giữa các chuyên gia kinh tế về nguyên nhân và hậu quả của sự phá sản của người mượn tiền mua nhà ở Mỹ trong mùa hè 2008, cuốn sách của David Smick có tựa "Thế giới lồi lõm. Những nguy hiểm che khuất cho nền kinh tế toàn cầu", với một tiểu tựa "Khủng hoảng vay bất động sản chỉ là điểm khởi đầu" , phát hành đúng lúc vào đầu tháng 9.2008, đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của người đọc.

Smick - một cố vấn tài chính ở Washington - đã ghi nhận những hậu quả trái ngược trong nền kinh tế toàn cầu hoá: Sự phát triển nhanh chóng với hàng triệu người ở các nước đang phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói, nhưng cùng lúc hàng triệu công nhân ở các nước phát triển bị thất nghiệp. Cuộc khủng hoảng đang diễn ra cho thấy sự mong manh của kinh tế thế giới với một sân chơi hoàn toàn không phẳng và đầy cạm bẫy.

Smick đã phân tích chi tiết sự phát triển của thị trường tài chính trong những thập niên 1960-1990, và đặc biệt những cách làm ăn dối trá của các ngân hàng đầu tư và các quỹ đầu cơ (hedge fund) ở Mỹ trong thập kỷ vừa qua. Việc không ai kiểm soát được hoạt động của các công ty tài chính, ngân hàng, là mấu chốt của vấn đề! Không kiểm soát được vì không phải thiếu luật lệ, mà vì chính quyền Mỹ hiện nay không muốn làm, không can thiệp vào thị trường, để thị trường tự điều tiết.

Theo Smick, chúng ta đang sống trong một thế giới mà hàng ngàn tỉ USD có thể di chuyển trong vài giây, và số tiền khổng lồ đó nằm trong tay một số nhỏ người buôn bán, mỗi ngày đánh cá với lợi nhuận và rủi ro (với tất cả giới hạn của con người nói chung). Vì thế, cuộc khủng hoảng tài chính lần này ít nhất cũng trầm trọng hơn cách đây 80 năm.

Cải tổ lại kiến trúc hệ thống tài chính

Nói chung hệ thống tài chính thế giới hiện nay đang ở trong một thế giới ảo, dù có đổ tiền bao nhiêu vào (như 700 tỉ USD ở Mỹ, hơn 560 tỉ USD ở Trung Quốc,...) có thể cũng không dẫn đến những thay đổi cần thiết. Theo Smick cần phải cải tổ cả hệ thống kiến trúc cơ bản của tài chính thế giới. Cải tổ như thế nào? Dưới cái nhìn của một chuyên gia Mỹ, Smick cho rằng muốn giải quyết phải có một giới lãnh đạo toàn cầu có đủ bản lĩnh trả lời các câu hỏi sau: Đến mức độ nào sức mạnh của thị trường tài chính có thể chấp nhận được, và có thể nào giữ mãi một mô hình phát triển trong đó một số nước (như Trung Quốc) tích luỹ lượng hàng sản xuất khổng lồ và đổ vào nước Mỹ?

Hai tháng sau cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến trì trệ kinh tế, hầu như mọi người, kể cả nhưng người theo chủ nghĩa tân tự do cực đoan nhất, cũng đồng ý là phải tổ chức lại hệ thống ngân hàng, tài chính thế giới, và cần phải tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư, mậu dịch...

Nhưng tổ chức lại như thế nào đây? Những tranh luận tại hội nghi thượng đỉnh G20 vừa qua ở thủ đô Mỹ, cho thấy sự khó khăn của công việc này. Mỹ và nhiều nước khác cho rằng bộ máy kinh tế thị trường hiện nay "cơ bản là tốt", nên không cần phải thay đổi gì nhiều và chỉ cần tăng "dầu mỡ" bằng các cơ chế quốc tế kiểm soát để chạy tốt hơn. Quan điểm khác cho rằng sau mấy trăm năm, chủ nghĩa tư bản đã già cỗi, cạn ý, không còn phù hợp với thế kỷ 21, nên cần phải xây dựng lại chủ nghĩa tư bản từ tận gốc rễ. Vì trái đất ngày càng "lồi lõm", không dễ sớm chiều đi đến sự đồng thuận nào đó.

Nhìn chung, dù có những chương chưa thật sự thuyết phục và luôn có cái nhìn của một chuyên gia Mỹ, cuốn sách của David Smick: "The World is Curved: Hidden Dangers to the Global Economy" với nhiều thông tin và phân tích cơ bản, là cuốn sách nên đọc (đã được dịch ra tiếng Việt), cho những ai muốn hiểu những chuyển biến nhanh chóng đang diễn ra trong thị trường tài chính thế giới, và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của mỗi người chúng ta.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy toàn cầu

    16/11/2017Nguyễn Ngọc BíchKhi Việt Nam sắp vào WTO thì cũng là lúc có nhiều lời kêu gọi doanh nhân có tư duy toàn cầu. Lời kêu gọi ấy dường như xuất phát từ quyển sách "Thế giới phẳng" của Thomas Friedman. Tuy nhiên, đề có tư duy toàn cầu thì doanh nhân Việt Nam nên suy nghĩ cái gì? Hay tư duy toàn cầu phải có nội dung gì trong hoàn cảnh của doanh nhân Việt Nam?
  • Thế giới phẳng được và mất

    23/07/2008Phan QuangNhững suy nghĩ của bậc văn hào được dư luận quan tâm, đặc biệt các dân tộc từng đau khổ bởi "phản toàn cầu hóa lần thứ hai", tức chủ nghĩa thực dân cũ và mới - thuật ngữ của chính tác giả L.Phrít-men - nay nếu không tỉnh dễ có khả năng lại bị cuốn hút thụ động và chịu hệ quả buồn của làn sóng toàn cầu hóa lần thứ ba...
  • Toàn cầu hóa và những mặt trái

    29/06/2008Minh Bùi (tổng hợp)Cuốn sách "Toàn cầu hóa và những mặt trái" của nhà kinh tế học từng được giải Nobel - Joseph E. Stiglitz đóng góp một cái nhìn nghiêm khắc đến nghiệt ngã về toàn cầu hóa, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của những tổ chức quốc tế như IMF, WTO, WB trong quá trình tất yếu không có cách nào cưỡng lại này...
  • Nhận thức lại toàn cầu hóa và chỉ số toàn cầu hóa của Việt Nam trong 72 nước năm 2007

    14/05/2008PGS. TS. Hồ Sĩ Quý ([email protected])Về cơ bản,TCH là một hiện tượng đi theo logic của tiến bộ xã hội. Nhưng giống như mọi nấc thang tiến bộ khác, không có bước tiến bộ nào thuần tuý bằng phẳng, giản đơn. Để tiến bộ, đôi khi sự phá triển lại phải đi theo những lối quanh co, thậm chí, những bước thụt lùi với những cái giá phải trả có thể sẽ rất đắt nếu như các chính phủ thiếu tầm nhìn xa và không kịp thời đưa ra được những quyết sách thông minh. Với nội dung chính như vậy, bài viết bàn tới 6 vấn đề: 1/ Thời điểm xuất hiện TCH, 2/ Bộ mặt của TCH, 3/ TCH và tình trạngđói nghèo, 4/ Vấn đềTCH văn hoá, 5/ TCH ở châu Á 6/ Chỉ số toàn cầu hoá...
  • Triết học trong “thế giới phẳng”

    23/07/2007Hồ Sĩ QuýTác giảđã đưa ra những suy tư của mình về diện mạo của triết học trongkỷ nguyêntoàn cầu này.Đó là: Tại sao triếthọc, trong khi vẫncó đầyđủ uy tín của mình trên diễn đànquốc tế, lại kémđi vàocuộc sống đến thế. Một khi các nhà triết học không biết cách ngăn chặn cái ác, cái xấu thì khiđó, tiếngnói nhânđạo, những định hướng giá trị sángsuốt sẽ ra sao. Liệu triết học trongkỷ nguyên toàn cầucó đủ khôn khéo để nhắc nhởloài người tôn trọng những giá trị quýbáu của những bài họcđã từng phải trả giá cho quá khứ...
  • Thế giới không… phẳng!

    16/10/2006Đỗ Hồng NgọcThomasFriedman, tác giả Thế giới phẳng hẳn là một người lãng mạn! Ông nhìn ra một thế giới...phẳng, một thế giới đại đồng, nhờ khoa học kỹ thuật hiện đại đã xóa bỏ biên cương, gom loài người lại thành một... cục toàn cầu hóa, thế giới trở nên nhỏ bé hơn bao giờ hết, nên dù trái đất tròn, mà thế giới cứ phẳng nhờ kích thước nhỏ bé của mình. Lạ lùng thay, con người trong thế giới phẳng nhỏ bé này tưởng như sẽ gần nhau gang tấc mà hóa ra xa cách ngàn trùng!
  • Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

    27/08/2006Nguyên NgọcThomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông...
  • Thế giới này có phẳng?

    27/06/2006Phương TâmThế giới ban đầu đượcxem là phẳng. Mấy thế kỉ trước Galieo “làm" chonó thànhhình cầu. Bây giờngười ta lại bảonhau: phẳng rồi. Thuậtngữ "thế giớiphẳng" bắtđầu hành trình đi vào ngônngữ của các bậc trí giả Việt Nam. Nhưng chả lẽ chúng ta đã bắt đầu đượcsống trong thế giới phẳng?
  • Thế giới phẳng hay không?

    06/04/2006Nguyễn Vạn PhúSau thành công với cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, Thomas Friedman lại vẫn là tác giả viết về đề tài “toàn cầu hóa” thành công hơn cả khi tung ra cuốn Thế giới là phẳng vào tháng tư năm ngoái và đến cuối năm bán được trên 1,1 triệu cuốn. Tuy nhiên, giới học giả nghiên cứu và giới phê bình, điểm sách lại không ngớt chê bai đủ điều về cuốn sách này. Vì sao có chuyện lạ thế?
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng

    05/02/2006Thomas L. Friedman, “It’s a Flat World, After All”, The New York TimesNăm 1492, Christopher Columbus vượt biển tới Ấn Độ, đi về hướng Tây. Ông trở về quê hương và tuyên bố: “Trái đất tròn”. 512 năm sau, tôi cũng bay tới Ấn Độ bằng máy bay hãng Lufthansa. Tôi đi về hướng đông. Trở về nhà tôi thì thầm với vợ mình: “Trái đất phẳng”...
  • xem toàn bộ