Thế giới có quá nóng, quá phẳng, quá chật?

10:54 SA @ Thứ Ba - 07 Tháng Bảy, 2009

Nóng, Phẳng, Chậtnhấn mạnh rằng sự thay đổi khí hậu do con người gây ra là một mối đe dọa chết người đối với toàn xã hội. Dân số ngày càng tăng, đi liền với lượng tiêu thụ tài nguyên và năng lượng ngày càng cao khi thế giới trở nên giàu có hơn, sẽ vượt quá mức chịu đựng của cả thị trường và trái đất.

Tên sách: NÓNG, PHẲNG, CHẬT (Hot, Flat and Crowded)
Tác giả: Thomas L. Friedman
Dịch giả: Nguyễn Hằng
Phát hành: NXB Trẻ

*****

Báo động. Báo động. Và báo động. Có quá nhiều cụm từ mang tính báo động trong cuốn sách mới – Nóng, Phẳng, Chật của Friedman, nhiều đến mức ta có thể nói nôm na là "cầm cuốn sách trên tay cũng thấy nó rung lên bần bật". Mã xanh. Màu xanh là màu quốc kỳ mới. Hành tinh dưới chuẩn. Chế độ độc tài dầu mỏ. Theo lời Friedman, Công Nguyên sẽ bị thay thế bởi Kỷ nguyên Năng lượng – Khí hậu (E.C.E), trong đó số năm được đánh dấu là 1 E.C.E.

Nóng, Phẳng, Chật nhấn mạnh rằng sự thay đổi khí hậu do con người gây ra là một mối đe dọa chết người đối với toàn xã hội. Dân số ngày càng tăng, đi liền với lượng tiêu thụ tài nguyên và năng lượng ngày càng cao khi thế giới trở nên giàu có hơn, sẽ vượt quá mức chịu đựng của cả thị trường và trái đất.

Chỉ những thay đổi căn bản trong cách sản xuất và tiêu thụ năng lượng – "một hệ thống cung cấp năng lượng hoàn toàn mới cho nền kinh tế của chúng ta" – mới có thể giải quyết triệt để vấn đề.

Tuy vậy vẫn có những điểm sáng, Nóng, Phẳng, Chật khẳng định rằng: Một sự thay đổi mang tính đột phá trong cách tiêu thụ năng lượng đồng nghĩa với một cơ hội dành cho nước Mỹ để duy trì vị thế cường quốc kinh tế dẫn đầu thế giới, bằng cách hướng cả thế giới đi theo quan điểm sử dụng năng lượng sạch.

Chỉ mới đây thôi, trong chuyên mục của mình trên tờ New York Times, Friedman đã cổ xúy thêm cho phong trào năng lượng xanh. Điều có phần mỉa mai là dường như chuyện Friedman ra sức đánh động về nguy cơ gây hiện tượng trái đất nóng lên là cách để khiến mọi người quên rằng chính ông đã ủng hộ chính phủ Mỹ mở kế hoạch xâm lược Iraq. Nhưng hãy tạm gác lại vấn đề này để xem xét những giá trị của Nóng, Phẳng, Chật.

Trước hết, về tác giả. Có rất ít người khi lên đến đỉnh vinh quang của một lĩnh vực lại vẫn tiếp tục làm việc chăm chỉ, cần cù, giữ nguyên lòng ham học hỏi và tận tâm như Friedman. Đạo đức làm việc của ông là nhân tố khiến cho Nóng, Phẳng, Chật vừa có tính kích thích, vừa phong phú thông tin, mang đầy những suy nghĩ tiến bộ và có sức ảnh hưởng to lớn.

Tinh thần đấu tranh của Friedman – trước hết là ở bài viết về Chính sách đối ngoại, nay đã được cụ thể hóa trong cuốn sách này – thể hiện ở quan điểm đột phá khi cho rằng giá dầu và sự dân chủ tỉ lệ nghịch với nhau.

Friedman cũng chỉ ra rằng, sau sự kiện 11/9/2001, cả Tổng thống George W. Bush lẫn Quốc hội Mỹ đều không có bất cứ hành động nào nhằm cải thiện các tiêu chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm kìm hãm sức tăng cầu dầu mỏ của Mỹ, thay vào đó, họ gây ra một loạt sự kiện giúp chuyển hàng trăm triệu USD cho các lãnh tụ người Hồi Giáo để tài trợ cho các nhóm khủng bố chống phương Tây và Israel, và cho cả Putin.

Giá như sau sự kiện 11/9, Tổng thống Bush yêu cầu mỗi người dân Mỹ hy sinh 1 USD tiền thuế cho mỗi gallon dầu họ sử dụng, số tiền thặng dư do tăng giá dầu đã được ở lại nước Mỹ. Hiệu ứng ngược gây ra do sự thờ ơ của Tổng thống Bush đối với tình trạng tiêu thụ xăng dầu một cách phung phí trở thành một trong những sai lầm chính sách đối ngoại tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ, một trường hợp điển hình mà Nóng, Phẳng, Chật đã phân tích rất khúc chiết, hợp lý.

Tuy nhiên, một số phần khác của cuốn sách lại không được hợp lý như vậy. Friedman thể hiện sự chán ghét trước mật độ dân số ngày càng gia tăng, trước dòng người dài dằng dặc xếp hàng ở sân bay Thượng Hải, trước con đường kẹt cứng dẫn đến sân bay Moscow. Ông cũng đưa ra nhiều ví dụ cho thấy nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên của thế giới đang tăng nhanh, và cho rằng kể cả nếu nước Mỹ cắt giảm nhu cầu, thì lượng cắt giảm đó cũng nhanh chóng bị lấp đầy bởi nhu cầu ở nơi khác tăng cao.

"Mặt trái lớn nhất (của toàn cầu hóa) là mức sống được nâng cao, toàn cầu hóa giúp cho càng nhiều người có thể sản xuất nhiều hơn, và tiêu thụ cũng nhiều hơn". Nhưng nếu xu hướng tiêu thụ nhiên liệu và thay đổi khí hậu bị quy định bởi số dân và sự giàu có ngày một tăng cao, thì chúng ta có thể ngăn chặn phần nào trong số đó đây? Bản thân tôi cũng không thích sự chật chội, nhưng có lẽ sớm hay muộn thì trong thế kỷ tới hoặc sau nữa, tài nguyên cạn kiệt sẽ khiến dân số trái đất giảm dần.

Friedman cũng trung thành với những kịch bản xấu nhất có thể xảy ra do hậu quả sự nóng lên toàn cầu, và cảnh báo về sự nguy hiểm của không chỉ sự nóng lên toàn cầu. Tuy vậy, tính xác thực của những gì Friedman đã khẳng định không thể kiểm chứng được, vì Nóng, Phẳng, Chật không ghi rõ chú thích về nguồn thông tin. Ví dụ, Friedman khẳng định: “Thực tế, ngành sản xuất thực phẩm cho thú cưng của Mỹ tiêu nhiều tiền cho công tác Nghiên cứu & Phát triển (R&D) hơn cả ngành điện”.

Friedman cũng dành vài trang sách để khẳng định rằng sức mạnh mà cơn bão Katrina có được là nhờ khí nhà kính, và chú thích đó là tuyên bố của nhiều nhà khí tượng học, nhưng lại không nói rõ tên người nào trong số đó. Ở phần cuối cuốn sách, người được Friedman dẫn lời hóa ra là một nhà phân tích khí tượng của kênh thời tiết.

Nhưng trong một thế giới đầy đói nghèo, bệnh tật, độc tài, khủng bố, chạy đua hạt nhân, thiếu hụt sự giáo dục cho trẻ em gái, và hơn một triệu người thiếu nước sạch hay điện – thay đổi khí hậu khó lòng chen chân vào Top 10 vấn đề cấp bách nhất.

Thêm vào đó, lối ra cho vấn đề này không thể là một sự rút lui nhanh chóng khỏi hệ thống kinh tế hiện thời, mặc dù hệ thống này có thể được điều chỉnh trong dài hạn. Tăng trưởng kinh tế là cần thiết để thế giới có thể trang trải những chi phi bảo vệ môi trường. Chí ít là trong một vài thập kỷ tới đây, tiếp tục tiêu thụ các nguồn tài nguyên vẫn là việc bất đắc dĩ để tạo ra những của cải giúp chi trả cho việc xây dựng một hệ thống hạ tầng cơ sở sử dụng năng lượng sạch.

Làm sao một nhúm dân ngoại đạo lại có thể đưa ra những kết luận chắc như đinh đóng cột đến thế về một ngày tận thế đang gần kề do thay đổi khí hậu? Một phần là do sự hấp tấp của chính nước Mỹ khi đánh giá cái gì là khoa học – rất nhiều người Mỹ thiếu hụt kiến thức căn bản về hóa học, sinh học và tự nhiên.

Một luận điểm bất hợp lý khác trong Nóng, Phẳng, Chật: Chính phủ nên kiềm chế sự xả thải khí nhà kính, và để thị trường tự do lo những công việc cụ thể, bao gồm việc gây quỹ cho các nghiên cứu. Chính phủ rất giỏi trong việc đề ra mục tiêu, nhưng phần thương mại hóa thì thường thực hiện quá tệ.

Nóng, Phẳng, Chật còn đi xa hơn cả Thế giới phẳng khi khăng khăng ý kiến rằng nếu nước Mỹ có thể trở thành "Trung Quốc trong một ngày" thì chính quyền trung ương có thể sử dụng biện pháp cưỡng bức để ép buộc mỗi người dân Mỹ phải thực hiện lối sống xanh.

Nhưng thử tưởng tượng nếu Quốc hội Mỹ có quyền lực tuyệt đối, như trong năm 1975 chẳng hạn. Khi ấy Quốc hội sẽ cấm tiệt việc sử dụng khí gas tự nhiên, vì vào thời điểm đó, khí ga được coi là đã gần cạn kiệt; ngày nay dường như năng lượng từ khí gas được sử dụng nhiều lại tốt hơn, vì gas sạch hơn dầu mỏ. Nếu Quốc hội được trao quyền lực tối thượng trong thời điểm hiện nay, thì cũng chẳng có vấn đề nào được giải quyết cả, vì những kiến thức cần có để thiết lập một nền kinh tế sử dụng năng lượng sạch “vừa túi tiền” vẫn chưa hiện hữu.

Friedman kết thúc Nóng, Phẳng, Chật bằng tuyên bố những thiệt hại do hiện tượng nhà kính gây ra sẽ đẩy con người đến chỗ trở thành “một loại động vật nữa bị đe dọa”. Có lẽ trước khi kết luận những câu kiểu như vậy, tác giả nên nhìn lại lịch sử đôi chút.

Khí nhà kính là một vấn đề thuộc phạm trù ô nhiễm không khí. Khói mù và mưa axit, hai vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng trước đây, đã từng được coi như những mối đe dọa cấp bách. Sau đó các tiêu chuẩn liên bang đã được ban hành, và những sáng chế, các mô hình kinh doanh mới ra đời; giờ đây khói mù và mưa axit đã giảm dần trên phạm vi toàn nước Mỹ và cũng giảm ở nhiều khu vực trên khắp thể giới. Và chưa có một hiệp ước quốc tế nào về khí mù và mưa axit.

Các quốc gia đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn khí mù và mưa axit vì nhận thự́c được lợi ích của mình khi làm những điều đó. Động cơ tương tự cũng sẽ xuất hiện đối với vấn đề thay đổi khí hậu, sẽ không lâu sau khi nước Mỹ ban hành các điều luật liên quan đến khí nhà kính. Chắc chắn tương lai sẽ là phẳng và chật chội. Song nóng ư? Có lẽ không.


Lời cảnh tỉnh nước Mỹ từ "cha đẻ" của Thế giới phẳng

Trong cuốn sách HOT, FLAT AND CROWDED mới phát hành ngày 8/9 vừa qua, tác giả của Thế giới phẳng - Thomas Friedman đã chỉ ra những vấn đề nước Mỹ phải đối mặt cùng trách nhiệm của cường quốc này trong một thế giới đang phải hứng chịu những hậu quả đáng sợ từ khủng hoảng môi trường.

Tên sách: Hot, Flat and Crowded – How we need a green revolution – and how it can renew America
Tác giả: Thomas L. Friedman
Phát hành: Farrar, Straus and Giroux (8/9/2008)

*****

Là một cây bút nổi danh của New York Times, gây tiếng vang lớn với hai cuốn sách Chiếc Lexus và cây Oliu, Thế giới phẳng, người ta không có gì phải nghi ngờ về độ nóng của cái tên Thomas Friedman. Và điều đó một lần nữa được chứng tỏ qua cuốn sách mới nhất của ông – Hot, Flat and Crowded– How we need a green revolution – and how it can renew America.

Trong cuốn sách này, Thomas Friedman mang tới một cái nhìn mới mẻ và mang tính đột phá về hai vấn đề lớn mà nước Mỹ đang phải đối mặt: Thứ nhất, người Mỹ - một cách đáng ngạc nhiên (và thất vọng!), đã đánh mất trọng tâm và mục tiêu quốc gia sau sự kiện khủng bố 11/9; thứ hai là cuộc khủng hoảng môi trường đang đe dọa toàn thế giới - ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống, từ lương thực cho đến đất đai, rừng rậm.

Tất nhiên, Thomas Friedman cũng bày tỏ những kiến giải của riêng mình, chỉ ra những mối dây liên hệ giữa giải pháp cho hai vấn đề này: tái tạo lại hành tinh cho tất cả nhân loại, cùng lúc đó, đưa nước Mỹ vào quá trình tái sinh chính mình.

Cũng như nhiều tác giả khác, khi nói tới thảm họa môi trường toàn cầu, ông Friedman một lần nữa lí giải hiện tượng trái đất nóng lên, dân số thế giới bùng nổ, sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu trên thế giới trong quá trình toàn cầu hóa, tất cả đã sản sinh ra một trái đất ở thì hiện tại – “hot, flat and crowded” (tạm dịch: nóng bức, phẳng và đông đúc).

Người ta có thể nhận thấy sự tiếp nối của mạch tư duy ưa thích của Friedman: Thế giới phẳng và những hiệu ứng xung quanh quá trình bất khả kháng này. Có điều, nếu như ở Chiếc Lexus và cây Oliu hay Thế giới phẳng, Friedman chú trọng nhất vào đời sống kinh tế, xã hội thế giới được định hình trong thế giới phẳng, ông không giấu giếm thái độ lạc quan về một thế giới nơi các miền đất, các quốc gia, các cá nhân được kết nối mạnh mẽ bởi những cơ hội chia sẻ trong “sân chơi công bằng toàn cầu”, nơi nước Mỹ là trung tâm, là nơi khởi phát và là động lực mạnh mẽ “làm phẳng thế giới”, là nơi sinh sôi cơ hội và phân phát cho cả những miền đất xa xôi kém phát triển như Ấn Độ, như Đông Nam Á…vv…

Thì đến cuốn sách mới nhất này, ông nghiêng về một khía cạnh khác ít tươi sáng hơn: chính trong quá trình toàn cầu hóa, địa cầu của chúng ta đã chịu những ảnh hưởng độc hại về mọi khía cạnh, khiến nó rơi vào tình trạng mất ổn định nghiêm trọng.

Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, sẽ không có nhiều thời gian để sửa chữa hàng loạt những sai lầm mà chúng ta đã gây ra, trừ khi nước Mỹ dũng cảm bước lên và gánh lấy trọng trách dẫn dắt một nỗ lực chung của toàn thế giới để xóa bỏ thói quen sử dụng năng lượng hoang phí, thay vào đó là một chiến lược sử dụng năng lượng sạch, đảm bảo hiệu quả và dự trữ năng lượng, - chiến lược mà ông Friedman gọi bằng cái tên Code Green (Tạm dịch: Chuẩn mực Xanh).

Đây dĩ nhiên là một thử thách lớn, ngay trong một bài giới thiệu về cuốn sách, Friedman cũng đã bày tỏ “Tôi cũng không dám chắc quốc gia nào sẽ lãnh đạo quá trình này. Là châu Âu? Nhật Bản? Trung Quốc hay Mỹ? Có điều nó nhất định phải diễn ra như vậy, đó là điều chắc chắn!”. Nhưng đây cũng là một cơ hội lớn, và với một người vốn có xu hướng bảo vệ mạnh mẽ vai trò đi trước và sáng tạo tương lai thế giới của Hoa Kỳ như Friedman – thì nước Mỹ không thể bỏ qua một bước ngoặt như vậy được.

Đây không chỉ là một nỗ lực cộng đồng – nước Mỹ là lực lượng then chốt trong quá trình hàn gắn những tổn thương của môi trường thế giới. Nói một cách thực dụng, chính xác hơn – nước Mỹ buộc phải thực hiện chiến lược này như một phương án sống còn hòng tự tái tạo và làm mới mình, lấy lại vị trí tiên phong vốn đã bị lung lay dữ dội khi thế giới ngày càng xuất hiện nhiều nền kinh tế mới nổi, nhiều trung tâm sáng tạo mới, nhất là vị thế bá chủ trong thế giới “đơn cực” mà nước Mỹ bấy nay duy trì đang tan rã nhanh chóng (Fareed Zakaria cũng đã đề cập đến vấn đề này trong cuốn The Post-American World – Thế giới hậu Mỹ).

Thông điệp của Friedman ở đây là rất rõ ràng: Mỗi người sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ phải trả giá đích đáng hơn về những gì anh ta sử dụng, tiêu dùng và sản sinh ra trên thế giới này. Và năng lượng sạch sẽ trở thành ngành công nghiệp trọng tâm trong những năm mới đây. Nước Mỹ phải nắm lấy cơ hội này, trở thành quốc gia dẫn đầu về năng lượng sạch, về những nỗ lực biến đổi môi trường thế giới bằng cách ứng dụng những thành tựu công nghệ sạch tiên tiến nhất, biến chiến lược này trở thành trọng tâm hành động quốc gia mới.

Có điều, người ta vẫn cứ phải hoài nghi về những ý tưởng đầy tâm huyết (và mang tinh thần ái quốc sâu sắc của Friedman), rằng hiệu quả của nó đến đâu, khả năng thức tỉnh của những lý thuyết này đến đâu - với một quốc gia vốn cứng đầu cứng cổ trước những vấn đề về môi trường như nước Mỹ?

Kim Diệu (tổng hợp)

Theo Tuần Việt Nam

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy toàn cầu

    16/11/2017Nguyễn Ngọc BíchKhi Việt Nam sắp vào WTO thì cũng là lúc có nhiều lời kêu gọi doanh nhân có tư duy toàn cầu. Lời kêu gọi ấy dường như xuất phát từ quyển sách "Thế giới phẳng" của Thomas Friedman. Tuy nhiên, đề có tư duy toàn cầu thì doanh nhân Việt Nam nên suy nghĩ cái gì? Hay tư duy toàn cầu phải có nội dung gì trong hoàn cảnh của doanh nhân Việt Nam?
  • Toàn cầu hóa và xã hội tri thức

    08/01/2016Nguyễn Trần BạtỞ đây chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, không chỉ để có được một cái nhìn toàn diện mang tính lịch sử mà còn nhằm đưa ra những kiến giải về nguyên nhân xuất hiện, cơ chế biến đổi và những hậu quả nhiều mặt của nó...
  • Toàn cầu hóa và vấn đề quyền lợi dân tộc

    25/06/2014Nguyễn Trần BạtTrong lịch sử phát triển đầy những khúc quanh của nhân loại, chủ nghĩa dân tộc và quyền lợi dân tộc luôn luôn là một trong những vũ khí chính trị hiệu nghiệm cho mục đích tuyên truyền. Điều đó được giải thích không chỉ bởi tầm quan trọng, mà cả tính phức tạp của vấn đề. Và trên thực tế, mặc dù chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm, nó thường bị lạm dụng hoặc hiểu nhập nhằng...
  • Toàn cầu hóa về văn hóa

    22/04/2014Nguyễn Trần BạtCàng ngày con người càng nhận ra một trào lưu toàn cầu hóa khác, thậm chí còn quyết liệt hơn, sâu sắc hơn, đó là toàn cầu hóa về văn hóa. Cũng giống như toàn cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa về văn hóa có từ rất lâu và là kết quả của sự tương tác giữa các cộng đồng...
  • Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

    18/04/2004Nguyễn Trần BạtMỗi một dân tộc đều tranh luận với các dân tộc khác về hệ thống giá trị, về định nghĩa con người của mình mà không dịch chuyển đến cái ngưỡng của nó. Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, trên thế giới xuất hiện một trào lưu mới, một hiện tượng văn hóa mới và rộng lớn, đó là hiện tượng toàn cầu hoá. Hiện tượng này đã phá vỡ từng mảng một sự cát cứ về tinh thần trên toàn thế giới...
  • Nguyên Ngọc (1932 - )

    04/07/2009Nhà văn, nhà văn hóa -giáo dục Việt Nam, phóng viên chiến trường, tổng biên tập báo và dịch giả
  • Cái tất yếu thời toàn cầu hóa

    14/05/2009Minh NhânCó thể những người chủ trương “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” sẽ vô cùng bất bình, thậm chí phẫn nộ khi đứng trước những biểu hiện 100% tiếng nước ngoài hay nghe, xem đâu đó những từ vay mượn từ tiếng Anh như: festival ( liên hoan), bulding, villa ( nhà cao tầng, biệt thự), sale off ( hạ giá), fair play (chơi đẹp),… Song đối với số khác, hiện tượng này đơn giản chỉ là một phần tất yếu trong thời toàn cầu hóa.
  • Mối quan hệ giữa các nền văn hóa

    08/02/2009Nguyễn Tấn HùngTrong bài viết này, khi chỉ ra bản chất của những mâu thuẫn giữa các nền văn hoá, văn minh, sự khác nhau giữa tôn giáo và văn minh, nguyên nhân của sự xung đột giữa các tôn giáo, sắc tộc giữa các cộng đồng dân tộc, tác giả đã đi đến khẳng định rằng, sự phát triển của văn hoá, văn minh không những không làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng xã hội, mà trái lại, còn là điều kiện để các dân tộc xích lại gần nhau hơn...
  • Thế giới cong: Những hiểm nguy đang che giấu

    29/11/2008Nguyễn Minh ThọKhi đưa ra khái niệm "thế giới phẳng", Thomas Friedman nhấn mạnh những hệ quả kinh tế tốt đẹp của toàn cầu hoá và viễn ảnh của một nền kinh tế mới của thế kỷ 21. Đó là một nền kinh tế đang được san phẳng và trong đó một sân chơi toàn cầu đang trở nên công bằng hơn giữa các nước giàu nghèo, cùng với sự giảm đi ảnh hưởng của những nước kỹ nghệ tiên tiến, nhất là Mỹ.
  • Thế giới phẳng được và mất

    23/07/2008Phan QuangNhững suy nghĩ của bậc văn hào được dư luận quan tâm, đặc biệt các dân tộc từng đau khổ bởi "phản toàn cầu hóa lần thứ hai", tức chủ nghĩa thực dân cũ và mới - thuật ngữ của chính tác giả L.Phrít-men - nay nếu không tỉnh dễ có khả năng lại bị cuốn hút thụ động và chịu hệ quả buồn của làn sóng toàn cầu hóa lần thứ ba...
  • Toàn cầu hóa và những mặt trái

    29/06/2008Minh Bùi (tổng hợp)Cuốn sách "Toàn cầu hóa và những mặt trái" của nhà kinh tế học từng được giải Nobel - Joseph E. Stiglitz đóng góp một cái nhìn nghiêm khắc đến nghiệt ngã về toàn cầu hóa, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của những tổ chức quốc tế như IMF, WTO, WB trong quá trình tất yếu không có cách nào cưỡng lại này...
  • Cải cách và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột khi coi cải cách là công cụ phát triển chủ động của con người cũng tức là đòi hỏi con người phải nhận thức được giới hạn của cải cách. Nghiên cứu về cải cách hay cơ sở lý luận của cải cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó chứng minh sự cần thiết phải tiến hành cải cách thường xuyên và liên tục...
  • Giao lưu văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa

    22/08/2007GS. Hồ Sĩ VịnhGiao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Nhờ GLVH đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành nước phát triển. Trong mọi hoạt động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng : kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Toàn cầu hóa và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

    15/08/2007Đinh Quang TyGiữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa. Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động...
  • Triết học trong “thế giới phẳng”

    23/07/2007Hồ Sĩ QuýTác giảđã đưa ra những suy tư của mình về diện mạo của triết học trongkỷ nguyêntoàn cầu này.Đó là: Tại sao triếthọc, trong khi vẫncó đầyđủ uy tín của mình trên diễn đànquốc tế, lại kémđi vàocuộc sống đến thế. Một khi các nhà triết học không biết cách ngăn chặn cái ác, cái xấu thì khiđó, tiếngnói nhânđạo, những định hướng giá trị sángsuốt sẽ ra sao. Liệu triết học trongkỷ nguyên toàn cầucó đủ khôn khéo để nhắc nhởloài người tôn trọng những giá trị quýbáu của những bài họcđã từng phải trả giá cho quá khứ...
  • Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

    28/05/2007Nguyễn Thị Thanh HuyềnToàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt Nam...
  • Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh các quốc gia và khu vực

    22/03/2007Mạnh Ngọc HùngToàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động hết sức sâu sắc đến hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước và toàn bộ các mối quan hệ quốc tế. Tùy thuộc vào nhận thức và lợi ích mà họ được hướng hoặc mất đi trong quá trình này, những người được lợi thì ủng hộ, những người thua thiệt thì phản đối...
  • Những thách thức của toàn cầu hóa

    27/10/2006Nguyễn Trọng ChuẩnToàn cầu hoá được nói đến ở đây trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế. "Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh", vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển...
  • Thế giới không… phẳng!

    16/10/2006Đỗ Hồng NgọcThomasFriedman, tác giả Thế giới phẳng hẳn là một người lãng mạn! Ông nhìn ra một thế giới...phẳng, một thế giới đại đồng, nhờ khoa học kỹ thuật hiện đại đã xóa bỏ biên cương, gom loài người lại thành một... cục toàn cầu hóa, thế giới trở nên nhỏ bé hơn bao giờ hết, nên dù trái đất tròn, mà thế giới cứ phẳng nhờ kích thước nhỏ bé của mình. Lạ lùng thay, con người trong thế giới phẳng nhỏ bé này tưởng như sẽ gần nhau gang tấc mà hóa ra xa cách ngàn trùng!
  • Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

    27/08/2006Nguyên NgọcThomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông...
  • Một số thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với Việt Nam hiện nay

    01/08/2006TS. Phạm Văn ĐứcToàn cầuhoá hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốcgia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộngđồng nhân loại, cũng như cuộc sống của mỗicon người. Toàn cầu hoá không chỉ tạora cho các nước những cơhội, mà cả những thách thức to lớn. Trong cácthách thức đóthì thách thức về văn hoá, về việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị truyền thống được coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển...
  • Thế giới này có phẳng?

    27/06/2006Phương TâmThế giới ban đầu đượcxem là phẳng. Mấy thế kỉ trước Galieo “làm" chonó thànhhình cầu. Bây giờngười ta lại bảonhau: phẳng rồi. Thuậtngữ "thế giớiphẳng" bắtđầu hành trình đi vào ngônngữ của các bậc trí giả Việt Nam. Nhưng chả lẽ chúng ta đã bắt đầu đượcsống trong thế giới phẳng?
  • Thế giới phẳng hay không?

    06/04/2006Nguyễn Vạn PhúSau thành công với cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, Thomas Friedman lại vẫn là tác giả viết về đề tài “toàn cầu hóa” thành công hơn cả khi tung ra cuốn Thế giới là phẳng vào tháng tư năm ngoái và đến cuối năm bán được trên 1,1 triệu cuốn. Tuy nhiên, giới học giả nghiên cứu và giới phê bình, điểm sách lại không ngớt chê bai đủ điều về cuốn sách này. Vì sao có chuyện lạ thế?
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Toàn cầu hóa và vận hội của Việt Nam

    28/03/2006Vũ Thành Tự AnhToàn cầu hóa không phải là một hiện tượng gì mới lạ trong lịch sử phát triển của loài người, có mới đi chăng nữa chỉ là ở chỗ làn sóng toàn cầu hóa thời nay xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn, và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trước đây mà. Và dân tộc ta đã có ý thức chủ động hòa mình vào làn sóng ấy...
  • Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng

    05/02/2006Thomas L. Friedman, “It’s a Flat World, After All”, The New York TimesNăm 1492, Christopher Columbus vượt biển tới Ấn Độ, đi về hướng Tây. Ông trở về quê hương và tuyên bố: “Trái đất tròn”. 512 năm sau, tôi cũng bay tới Ấn Độ bằng máy bay hãng Lufthansa. Tôi đi về hướng đông. Trở về nhà tôi thì thầm với vợ mình: “Trái đất phẳng”...
  • Sống trong thế giới hôm nay

    28/01/2006Nguyên NgọcThomas Friedman, tác giả cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô-liu, hiểu ra rằng, khác với thời Christopho Colombo, trái đất ngày nay không còn tròn nữa. Từ tròn chuyển sang phẳng là đặc điểm lớn nhất của thời đại ngày nay, và cái đó người ta gọi là toàn cầu hóa...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • xem toàn bộ