50 sắc thái giả khoa học

10:09 SA @ Thứ Hai - 16 Tháng Tư, 2018

Theo Wikipedia thì Giả khoa học hay ngụy khoa học là một loại hình của các kiến thức hay các quy trình nào đó, mà nói chung không được giới khoa học công nhận là một môn khoa học do không đáp ứng được các nguyên tắc khoa học cơ bản, đồng thời nó luôn cố gắng tự chứng tỏ đó là môn khoa học. Nguyên tắc đó là khả năng kiểm chứng bằng các phương pháp khoa học.

Một số các biểu hiện của nó là việc giả khoa học sử dụng ngôn ngữ của khoa học, các lý thuyết không được xây dựng bằng nghiên cứu khoa học, các lý thuyết trong một vấn đề có thể trái ngược lẫn nhau, có những trường hợp có thể có xung đột với các lý thuyết khoa học.

Tựa đề này là nhái theo “50 shades of grey”, tuy thực ra chắc là có nhiều hơn 50 sắc thái giả khoa học, nhưng ở đây tôi chỉ điểm danh 15 sắc thái giả khoa học quen thuộc nhất thôi, còn lại xin mời mọi người tự điền tiếp.

1 – Ngây thơ. Kiểu dốt mà không biết mình dốt, chân thành tin rằng mình rất giỏi, cái mình nghĩ ra là kinh lắm. Thường là những vị a-ma-tơ, hoặc những vị có bằng cấp kiểu “hữu nghị” nhưng lại tin là mình giỏi thật, viết “công trình lớn” chẳng được ai quan tâm. Về cơ bản là vô hại, trừ khi vị đó lại có vai vế, áp dụng cái “khoa học” của mình vào diện rộng bắt cả nước phải hứng.

2 – Thánh bảo. Đặt các loại tư tưởng, tôn giáo lên trên khoa học. Kiểu như nhà thờ cho Giordano Bruno lên giàn thiêu, hay Stalin tiêu diệt các nhà di truyền học, chỉ vì họ “trái lời thánh bảo”, trong khi các lý thuyết giả khoa học nhưng “hợp lời thánh” được tôn vinh.

3 – Suy luận nhảm. Kiểu như A suy ra B, bởi vậy B suy ra A.

4 – Số liệu bịa. Đặc biệt khi mà khó có ai kiểm tra được số liệu. Chỗ nào thiếu thì bịa, chỗ nào không khớp lý thuyết đưa ra thì gọt số liệu cho khớp.

5 – Trích dẫn khống. Kiểu như khẳng định một cái gì đó, nhưng để làm bằng chứng khoa học thì trích đến nguồn là … bà bán nước vỉa hè nói năm ngoái.

6 – Dịch loạn. Như kiểu khoa học từ tiếng nước ngoài khi dịch sang tiếng Việt thì sai loạn, thành ra ngớ ngẩn, từ Hegel đến Marx đến các vị khác chung số phận. Rồi phát triển lý luận dựa trên sự hiểu sai bản gốc đó.

7 – Giấu chỗ sai. Biết là kết quả sai hay có lỗ hổng, nhưng ỉm đi, cứ thế công bố “công trình thế kỷ”.

8 – Chém gió. Viết những câu “đao to búa lớn”, hù doạ thiên hạ, nhưng thực ra là vô nghĩa.

9 – Tự trích nhau. Tạo một nhóm lăng xê nhau, tự trích lẫn nhau thật nhiều để đẩy nhau lên thành những người có chỉ số trích dẫn cao.

10 – Làm hàng nhái. Người ta viết A thì mình viết A’ nhái người ta. Đẻ được khối công trình mà không cần có ý tưởng gì mới.

11 – Cắt dán. Đạo văn một cách thô thiển, chôm nguyên si những đoạn văn của người khác thành của mình. Bạo dạn hơn thì chôm luôn cả bài báo hay chương sách người khác thành bài báo của mình.

12 – Xào xáo. Đạo văn ở mức tinh vi hơn, sau khi chôm câu chữ và ý tưởng từ những nguồn khác thì nấu lại cho nó có vẻ mới. (Các chương trình kiểm tra đạo văn hiện đại sẽ ngày càng chú ý hơn đến tiết mục xào xáo này)

13 – Mua bài. Thay vì tự làm, ta đi mua, tức là thuê người khác làm rồi mình đứng tên bài báo hay luận văn. Trông rất oách, và không cần hiểu bên trong viết gì.

14 – Cai đầu dài. Ở mức độ cai đầu dài, không cần mua nữa, mà tranh công, bóc lột những người làm thật.

15 – Má mì. Ở mức độ này, nuôi hẳn mấy tay làm thuê viết mướn “có trình độ nhưng mà lương chính thức còi”, trả tiền đều đặn cho chúng để chúng cung cấp đều đặn công trình cho mình đứng tên. Lợi cả hai bên, một bên bán chất xám chợ đen, một bên mua danh.

Bởi vì có rất nhiều cách làm khoa học giả như vậy, nên để phát hiện khoa học giả thì cần có những hội đồng khoa học thật có trình độ và có quy trình tốt, không giống cái hội đồng ở những nơi nao …

Nguồn:Blog
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tất cả chúng ta đều đang bị đầu độc

    25/04/2019Phi TuyếtVâng, tất cả chúng ta, ít hay nhiều, đều đang bị đầu độc… Câu hỏi đặt ra là, chúng ta chấp nhận để bản thân mình chịu cảnh này tới khi nào?
  • Giải mã cơn nghiện thuyết tiên tri của nhân loại

    05/03/2018Phi YếnMột số báo chí phương Tây vẫn tiếp tục lưu luyến cái gọi là những lời tiên tri của một phụ nữ Bulgaria mù đã qua đời tên Baba Vanga, và mới nhất là sự kiện trong năm 2018...
  • Nhận thức luôn là nhu cầu mãnh liệt

    23/07/2017Nhật Minh thực hiệnLà một Giáo sư triết học, ông được biết đến với những nghiên cứu rất sâu về con người và văn hóa Việt Nam. Những lý giải của ông thường đem đến cho người đọc những bất ngờ thú vị...
  • “Học, nhưng đừng nghĩ đó là chân lý duy nhất”

    23/06/2016Nguyễn Thị Ngọc Hải thực hiệnBa người con với dâu rể là sáu, trong đó năm người là thạc sĩ, tiến sĩ,
    sau tiến sĩ, giảng dạy tại các trường đại học ở Pháp và Mỹ. Tuy nhiên,
    vợ chồng giáo sư Phan Đình Diệu bảo không có gì nên viết bởi “chuyện
    thường vậy thôi”, con họ chỉ “hòa nhập trong dòng nhiều thanh niên
    thành công”.
  • Khoa học cần tự do

    14/06/2016Đỗ Quốc AnhLúc nhỏ học vật lý, tôi thường ngạc nhiên không hiểu tại sao lại tranh cãi nảy lửa giữa chuyện Trái đất quay quanh Mặt trời, hay Mặt trời quay quanh Trái đất làm gì. Về mặt vật lý, hai điều này tương đương nhau hoàn toàn vì chuyển động là tương đối: Vật thể A quay quanh vật thể B, thì vật thể B cũng quay quanh vật thể A. Sau này mới hiểu thêm là nếu diễn tả cả một hệ vận động, thì việc chọn đúng tâm điểm của cả hệ (ở đây là Mặt trời) sẽ có tác dụng tinh giảm lý thuyết rất nhiều, và tạo ra một lý thuyết đẹp.
  • Làm thế nào để bớt học vẹt và tăng tính sáng tạo?

    02/04/2016TS. Nguyễn CamViệc dạy và học ở các trường phổ thông hiện nay ở nước ta chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử. Học để thi. Dạy để thi đua có thành tích thi cử tốt nhất. Do đó việc giảng dạy ở đây chủ yếu là truyền thụ các kiến thức, luyện các kỹ năng làm bài kiểm tra và bài thi mà ít để ý đến việc thông qua dạy kiến thức để dạy học sinh cách suy luận khoa học; rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh; ít khuyến khích các tìm tòi, khám phá...
  • Tiến hoá hay tạo hoá

    31/01/2016Chu HảoMặc dù khoa học đã đạt được những thành tựu vô cùng vĩ đại, các quy luật của thế giới tự nhiên cứ lần lượt được phơi bày, sân chơi của Chúa tưởng chừng ngày càng hẹp lại; nhưng cứ mỗi lần các nhà khoa học vén được một bức màn đen do Chúa dựng nên này thì lại thấy một bức màn đen khác sừng sững trước mặt...
  • Ngũ hành và khoa học

    09/11/2015PhD. Nguyễn Thế HùngHọc thuyết Ngũ Hành có vài ngàn năm tuổi. Cái tuổi đó được xem là bền vững. Nhưng Học thuyết ấy rất huyền bí, bị khoa học hiện đại xem là nhảm nhí, đôi khi phản khoa học nữa. Thực tế, chúng ta đang quay lưng lại với Ngũ Hành và quay lưng lại với một "khái niệm văn hóa đã và đang bền vững"...
  • Tâm linh trong khoa học: Các nhà khoa học nổi tiếng nói gì?

    27/07/2015TS. Đỗ Kiên CườngTrong một bài viết trên Epoch Times, tác giả Tara MacIsaac (được Quý Khải biên dịch trên Đại kỷ nguyên Việt Nam) cho rằng: “Một số người có thể coi khoa học và tâm linh là hai phạm trù không thể đồng thời tồn tại, nhưng một số nhà khoa học vĩ đại nhất thời hiện đại đã nhìn nhận chúng là hai thứ không thể tách rời...”. ..
  • Những lầm lẫn tai hại về thuật ngữ Tâm linh

    01/12/2014Đỗ Kiên CườngTrên ChungTa.com ngày 17/09/2014 có đăng lại bài viết của Hà Yên “Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa”, với rất nhiều lời lẽ đao to búa lớn. Tuy nhiên, thầy Trần Quang Đại, Trường THPT Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh, đã viết một bài bình luận và phản biện rất thuyết phục. Xin được trân trọng cảm ơn thầy! Và tôi xin tiếp lời thầy Trần Quang Đại, nói rõ nguyên nhân của những lầm lẫn tai hại về thuật ngữ tâm linh...
  • Về sự "khách quan khoa học trong phê phán phản biện" của Hà Yên

    28/11/2014Đỗ Kiên CườngTrên chungta.com ngày 12/11/2014 có bài viết “Khách quan khoa học trong phê phán phản biện” của tác giả Hà Yên nhằm bênh vực cho Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA) của tiến sĩ Vũ Thế Khanh, một minh họa điển hình cho sự ngụy khoa học trong nghiên cứu ngoại cảm và các hiện tượng dị thường tại Việt Nam.. tôi xin phép được trao đổi với Hà Yên để xem sự “khách quan khoa học” của tác giả này là như thế nào.
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Không có cái gọi là "Chủ Nghĩa Duy Vật Tâm Linh"

    30/07/2014Đỗ Kiên CườngMột cách ngắn gọn, về mặt triết học, tôi cho rằng không thể có cái gọi là “chủ nghĩa duy vật tâm linh” với tư cách là một triết thuyết có thể sánh vai với các triết thuyết khác. Về mặt khoa học, có vẻ Hồ Bá Thâm muốn cổ vũ cho sinh lực luận, một quan niệm triết học - khoa học đã chết từ năm 1828, khi ông đang muốn tin linh hồn có thật dựa trên các hiện tượng đầu thai hoặc luân hồi...
  • Ủy ban điều tra khoa học các tuyên bố dị thường

    28/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngỦy ban điều tra khoa học các tuyên bố dị thường CSICOP (Committee for the Scientific Investigation for Claims of the Paranormal), nay đổi tên thành Ủy ban yêu cầu nghi ngờ CSI (Committee for Skeptical Inquiry), là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 1976 tại Mỹ...
  • Cuộc tranh luận "Triết học có phải là Khoa học" không?

    17/12/2010Bùi Quang Minh thực hiệnTranh luận “Triết học có là khoa học hay không”
    chính là dịp tìm hiểu lại, làm rõ nét các nội hàm của khái niệm “Triết
    học”, “Khoa học” cũng như xem lại sự hình thành và phát triển của
    “Triết học”, “Khoa học” từ xưa đến nay. Kết luận “Triết học là khoa học không?” sẽ phản ánh, chịu chi phối và hoàn thiện quan điểm về triết học của mỗi người...
  • Phê phán Kinh tế học

    12/11/2007SorosTính có thể sai và phản thân đặt ra những vấn đề nghiêm trọng cho khoa học xã hội nói chung và cho lí thuyết kinh tế nói riêng. Tôi muốn khảo sát các vấn đề này chi tiết một chút, cho dù nó buộc chúng ta ở lâu hơn trong lĩnh vực trừu tượng tinh vi. Khi tôi nói rằng các ẩn ý của tính phản thân còn chưa được hiểu một cách thích đáng, tôi chủ yếu nghĩ đến các vấn đề này...
  • Khái niệm lý luận

    04/12/2006Lưu Hà Vĩ"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Hy vọng, vấn đề khái niệm lý luận được trình bày khái quát trong bài viết này sẽ góp một tiếng nói lý trí cùng với đội ngũ trí thức cách mạng của chúng ta cống hiến ngày càng hiệu quả hơn cho sự nghiệp phục sinh và chấn hưng dân tộcvì dân giàu nướcmạnh, xã hội công bằng,dân chủ, vănminh....
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • xem toàn bộ