Ai cũng như ai, chen cạnh mà sống

10:34 SA @ Thứ Năm - 03 Tháng Mười Hai, 2015
AI CŨNG NHƯ AI, CHEN CẠNH MÀ SỐNG
Đầu những năm 2000 này, một người bạn tôi kể lên Tây Nguyên, thấy có chuyện lạ, những người làm công canh gác cho một trang trại hồn nhiên cho người ngoài vào thoải mái hái trộm cà phê. Họ bảo nhau, chủ cũng là người như mình, tội gì để chủ vượt lên sung sướng hơn mình.
Có thể cái lối cư xử trắng trợn nói trên là hiếm hoi, nhưng cái triết lý “ai cũng như ai” “cá đối bằng đầu“ “cá mè một lứa“ thì mọi người Việt sẵn sàng chia sẻ.

Hà Nội bây giờ khá nhiều nhà, nhất là nhà buôn bán, có người giúp việc, tức các ô - sin. Nhưng không ít trường hợp phục vụ quán xá được ít ngày, các ô - sin là những con người nông thôn không hề có kinh nghiệm buôn bán kia đã lăm le nhảy ra làm cái việc cạnh tranh ngay với chủ cũ.

Bởi người ta nghĩ mình chẳng kém gì đời. Buôn bán hay cai quản sai phái người khác, ai chẳng biết làm.”Cờ đến tay ai người ấy phất”.

Cả học hành nữa, thằng này mà được học thì kém chi đời!

Trong các làng xóm cũ, sở dĩ ông nọ ông kia có vai vế chẳng qua giỏi bịp bợm luồn lọt hoặc kéo bè kéo cánh mà leo lên đầu lên cổ người khác,chứ chẳng tài cán gì cả - cái lập luận ấy được nhiều người ưa thích.

TÂM LÝ HÌNH THÀNH TỪ THỜI TRUNG ĐẠI

Trong một phim truyện, có cảnh một viên tướng bị thua trận trốn chạy trên xe do một ông nông dân kéo. Chở kèm trên xe có cả vợ viên tướng và một ít đồ đạc. Ông nông dân vừa kéo xe vừa khoác một bu sau gà lưng. Có người xin đi nhờ, viên tướng bảo ông nông dân vứt cái bu gà đi,ông không bằng lòng. Ông bảo: không có gà, không có trứng, làm sao tướng quân khoẻ được?

Tức là ông ta cho rằng mình không nghĩa lý gì so với cái người ngồi trên xe kia. Mình thuộc một loại người khác mà viên tướng thuộc loại người khác.

Đây, cố nhiên, là một cảnh trong một bộ phim nước ngoài. Phim Trung quốc, diễn lại cảnh thời Tưởng Giới Thạch. Chỉ có bên Tàu mới có những người nông dân cam chịu và trong thâm tâm hiểu rằng có một trật tự xã hội nghiệt ngã, mọi người nhất thiết phải theo. Mà cũng chỉ bên Tàu mới có những viên tướng tự tin ở sứ mệnh của mình như vậy. Chứ ở ta,cả hai đều nghĩ ngược lại!

Một nhà xã hội học, ông Đỗ Thái Đồng, nhận xét rằng xã hội Việt Nam thời trung đại không có quý tộc mà chỉ có quan chức; không có trí thức mà chỉ có những người học hành để đi thi làm quan ; không có doanh nhân mà chỉ có có người buôn vặt( bài in trong sách "Tâm lý người Việt nhìn từ nhiều góc độ",do nhóm Phạm Bích Hợp chuẩn bị, S. 2000 ).Một người mang dòng máu quý tộc tức là mặc nhiên cho rằng có sự hơn hẳn của con người mình so với người khác – không ai dám công khai nói lên ý nghĩ đó vì thừa biết đám đông không đồng tình. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân trên danh nghĩa bảo là tái lập sự công bằng, nhiều khi chỉ là một cách để người ta khẳng định rằng không có một trật tự nào cả, không làm liều chỉ thiệt.

Nét tâm lý này đến nay vẫn còn đeo bám dai dẳng người Việt.

XÃ HỘI NHƯ RỪNG CỎ GIANH

Ở nhiều nước khác, xã hội giống như một khu rừng nguyên sinh có cây cao bóng cả, có cả những dây leo. Cỏ mọc lan trên mặt đất cùng với dây leo ủ đất, giữ nước, làm cho cả cánh rừng thành một tổng thể có cấu trúc chặt chẽ và do đó dây leo cũng có ích.

Còn ở ta suốt trường kỳ lịch sử, một xã hội phân tầng như vậy cũng có nhưng còn ở trong tình trạng rất yếu ớt. Làm nền cho xã hội là một quan niệm bình đẳng tuyệt đối. Trong các quần thể làng xã, các thành viên chỉ biết đến sự phát triển của chính mình. Một hệ thống giá trị thích hợp không được hình thành, hoặc có hình thành cũng không được mọi người công nhận. Ai cũng như ai, giữa các cá thể chỉ có sự cạnh tranh, nhiều khi là tàn bạo và trắng trợn. Kẻ nào giỏi kẻ đó thắng và kẻ thắng sẽ có lẽ phải, có chính nghĩa. “Được làm vua thua làm giặc”.

Xã hội không trưởng thành và phát triển lên được ư? Không sao, miễn tôi không kém ai là được, nhiều người nghĩ vậy !

Màn leo trèo khó tin này chỉ là bởi để tranh 1 suất vào công viên nước miễn phí!

Hồ Xuân Hương không phải chỉ nổi tiếng với những câu thơ ỡm ờ nửa thanh nửa tục mà còn ở lại trong lịch sử với lời giả định
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
Câu thơ không chỉ thổ lộ cái uất ức của người phụ nữ mà cái chính là nói lên ý chí của lớp người cùng cực tự an ủi rằng thả ra chắc mình chẳng thua kém ai.

Nhà văn Kim Lân từng kể một trong những ý nghĩ thúc đẩy ông sáng tác khi mới vào nghề là cái cảm giác “Ta cũng chẳng kém gì các người!“

Cái cảm giác đó có thể có ý nghĩa tích cực với nghĩa thúc đẩy một cá nhân lập nên sự nghiệp. Nhưng một xã hội mà gồm toàn những người không chấp nhận một trật tự nào, không công nhận vai trò của học vấn bản lĩnh truyền thống gia tộc … mà chỉ thấy ai cũng như ai chen cạnh mà sống, thì chưa chắc đã tạo được sự tiến hóa cần thiết.

Khi đã chẳng còn có sự phân tầng thì, theo các nhà sinh học, một quần thể chỉ còn có cấu trúc của một rừng cỏ gianh. Cấu trúc được đơn giản hóa tới mức tối thiểu. Mà một trong những quy luật của thiên nhiên là ”Bất cứ sự đơn giản hóa hệ thống nào đều dẫn tới sự thắng lợi của những hình thức thấp của đời sống và điều đó làm xấu đi một cách tệ hại cuộc sống của con người”. Tôi đọc được nhận xét này trong một cuốn sách sinh học.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tham giàu cho mau, cạnh tranh tầm thường

    18/10/2014Vương Trí NhànLàm quan thì cạnh tranh nhau cầu cho được tiền nhiều chức lớn, mà đạo đức tốt xấu, chính tích hay hèn lại không hề cạnh tranh đến. Ở trong làng thì cạnh tranh nhau chỗ ăn chỗ ngồi, ngôi trên ngôi dưới, ngoài cái đó không hề so sánh hơn thua, ai thiện ai ác, ai hiền ai ngu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Quan hệ giữa người với người: Tham lam ích kỷ, cạnh tranh nhỏ nhặt

    25/02/2014Vương Trí NhànĐọc bấy nhiêu lời thì biết rằng trong ruột người nước ta viết dọc viết ngang, vach xuôi vạch ngược chỉ có một chữ tham; mà ở trong chữ tham chỉ có vài nét lợi riêng là vừa hết bút mực...
  • Năng lực cạnh tranh quốc gia và tư duy kinh doanh

    23/09/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi muốn chia sẻ với bạn đọc không chỉ là những nhà quản lý, những doanh nhân mà cả những người quan tâm đến các hoạt dộng xã hội. Chúng ta hình dung rõ hơn về một thế giới hội nhập năng động để chính mình đóng góp, hay tạo ra một sản phẩm nào đó tham gia tích cực và cộng hưởng với nó.
  • Dạy con hồn nhiên trong thế giới cạnh tranh

    29/05/2009Kiên Giang (Theo Family Cricle)Cho dù trong lĩnh vực thể thao, học hành hay chỉ là quần áo đi chơi, ngày nay trẻ em bị thúc ép rất mạnh trong một bầu không khí tranh đua. Vấn đề là làm sao cha mẹ có thể dạy con cái cuộc sống hằng ngày không phải là “một cuộc đua xe khổng lồ”.
  • Bài toán năng lực cạnh tranh

    03/03/2007TS Nguyễn Sĩ DũngTrong những món "quà Tết” mà năm 2007 ban tặng cho chứng ta có một thứ mang tính chất hai mặt. Cái thứ mang tính chất hai mặt đó chính là cạnh tranh - cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và cạnh tranh ngay tại sân nhà của chúng ta. Cạnh tranh là một thách thức, nhưng đồng thời cũng là một cơ hội. Thách thức là vì chúng ta phải đấu nhau với cả những "gã khổng lồ" có tiềm lực to lớn và có kinh nghiệm đầy mình. Cơ hội là vì chúng ta có được một sức ép lành mạnh để vươn lên. Không có sức ép, chắc gì chúng ta đã chịu từbỏ cách nghĩ, cách làm cũ.
  • Tính cạnh tranh của nền pháp luật

    27/12/2005Nguyên LâmTính cạnh tranh của nền pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, phụ thuộc vào những người làm ra luật, tức là Quốc hội và một phần nào đó là Chính phủ...
  • Tham nhũng và cạnh tranh

    05/12/2005Nguyễn Quang AĐảng, chính phủ, báo giới và dư luận nói chung đều coi tham nhũng tràn lan ở nước ta là một quốc nạn, một cản trở lớn đối với sự phát triển của đất nước, một ung nhọt nhức nhối có thể gây mất ổn định xã hội...
  • Những phương kế trong cạnh tranh

    25/11/2005Gia HòaTrên thế giới mỗi ngày có hàng trăm nghìn doanh nghiệp ra đời và cũng với một số lượng doanh nghiệp như vậy thất thế, phá sản. Sự quyết liệt của thương trường thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nhân.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

    19/11/2005Nguyễn Vĩnh ThanhHiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt, khốc liệt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam là một nội dung cần được quan tâm...
  • Đưa luật cạnh tranh vào cuộc sống 6 “cái nút” quan trọng cần tháo gỡ

    19/07/2005Luật gia Vũ Xuân TiềnVới 6 chương, 123 điều khoản, Luật cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành và ngày càng phức tạp ở nước ta. Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống chắc chắn sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, cộng đồng và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế.
  • Nhà trường trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện thông tin đại chúng

    10/02/2003Hệ thống nhà trường trên toàn thế giới hiện nay đang đứng trước một thử thách vô cùng lớn lao. Bởi vì gần với người học hơn cả trường học là truyền hình, Internet, video và các tạp chí chuyên ngành, các báo xã hội... Vậy nhà trường phải dạy cái gì, chương trình đào tạo nên như thế nào, trình độ của người thầy phải cao đến đâu để có thể hấp dẫn người học hơn các phương tiện nghe nhìn đang càng ngày càng hoàn hảo trong thế giới chúng ta đang sống?
  • Cạnh tranh thời nay thực tế là bằng trí tuệ, thông qua giáo dục và khoa học

    08/02/2003GS. Hoàng TụyChúng tôi xin lược trích ý kiến của Gs. Hoàng Tụy (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia) phát biểu tại cuộc tọa đàm giữa các nhà khoa học nhằm đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội IX của Đảng, do Bộ KH,CN&MT tổ chức ngày 28/2/2001- (tin trang 1). Đề bài là của Tòa soạn.
  • xem toàn bộ