Giáo dục "Ai sẽ thay đổi nền giáo dục nếu không phải chúng ta?"

04:02 CH @ Chủ Nhật - 19 Tháng Ba, 2017

GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã đặt câu hỏi như vậy trong bài diễn văn tại lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương độc lập hạng nhất lần 2.

Mở đầu bài phát biểu của mình, GS Minh xin được nói tới 2 vấn đề: Lòng biết ơn, sự tôn trọng đối với những thế hệ đi trước cũng như trọng trách và trách nhiệm thời đại của thế hệ hiện tại và tương lai của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Hiệu trưởng trường đào tạo sư phạm lớn nhất cả nước đã dành khá nhiều thời gian để nhắc lại lịch sử hình thành, phát triển của trường cũng như tri ân những bậc tiền bối.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao Huân chương độc lập hạng nhất lần thứ 2 cho Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Lê Văn

"Thế hệ hôm nay ý thức rằng không có những viên gạch đầu tiên thì không có những bức tường thành vững chãi. Không có những người mở đường thì mãi mãi không có lối đi" - ông Minh nói.

Sau 65 năm phát triển, hiện tại, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 23 khoa và 2 bộ môn trực thuộc, 2 trường phổ thông, 1 trường mầm non và 30 viện trung tâm nghiên cứu.

Trong số tám trăm giảng viên trên tổng số 1.200 nhân viên, có 17 giáo sư, 149 phó giáo sư, 273 tiến sĩ, số còn lại là thạc sĩ. Phần lớn được đào tạo ở những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, đảm bảo chất lượng đảm bảo công tác của nhà trường.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng đã làm được nhiều việc quan trọng: Cung cấp đội ngũ nhà giáo chất lượng cao cho hệ thống giáo dục quốc dân; Đã đang đóng góp hoàn thiện chương trình đào tạo đại học và sau đại học, chương trình phổ thông bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý nhất là trong các cuộc cải cách giáo dục…

"Đây là thành quả mà các thế hệ trước đây dày công chăm sóc và nuôi dưỡng" - ông Minh khẳng định.

Đối với trách nhiệm của thế hệ hiện tại, ông Minh khẳng định, giáo dục là động lực phát triển đất nước, cơ sở tường tồn dân tộc, sức bền đảm bảo chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, cầu nối để có tình bạn quốc tế cao cả.

Ông Minh cho rằng, mỗi thời đại có những đòi hỏi khắt khe của nó. Và hiện nay, nguy cơ nô dịch có thể không đơn thuần từ súng đạn nữa.

"Tụt hậu về giáo dục sẽ kéo theo nghèo nàn về kinh tế, phai nhạt về bản sắc văn hóa, về lý tưởng sống. Đó là nguy cơ, một nguy cơ tiềm ẩn và lạnh lùng" - ông Minh nói. "Thế hệ tiền bối thấm thía nỗi đau mất nước, lẽ nào ngày nay chúng ta lại không thấm thía nỗi đau tụt hậu và chậm phát triển".

Từ đó, ông Minh cho rằng, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuy đã đạt được những thành tựu song trước yêu cầu mới của đất nước và thời đại, đặt trong hệ thống quy chiếu giáo dục quốc tế thì vẫn còn tụt hậu khá xa.

"Ai sẽ làm thay đổi nền giáo dục nước nhà nếu không phải là chúng ta?"-ông Minh đặt câu hỏi. "Không thể ngồi để than vãn tụt hậu, chờ thời cơ đến mà cốt tử là chủ động đón thời cơ, tìm giải pháp để hành động".

"Giáo dục đang chuyển mình, phía trước còn nhiều khó khăn trở ngại, nhưng cái đáng sợ hơn cả là có dám vượt qua chính mình hay không".

Ông Minh cũng nhắc lại trọng trách của những cán bộ, giảng viên nhà trường, những người sẽ đạo tạo ra những thầy cô giáo tương lai chính là giáo dục con người không chỉ kiến thức mà cả tâm hồn.

"Không ai có thể thay thế người thầy trong việc chăm lo, nuôi dưỡng ước mơ và hình thành các giá trị cơ bản cho thế hệ tương lai. Đừng thuần túy hướng con người chỉ tập trung vào bộ não mà phải dạy cho họ có trái tim rugn động trước cuộc đời, có tâm hồn thanh cao và rộng lượng, có trách nhiệm với bản thân và xã hội".

"Giáo dục là tạo động lực, là cung cấp cách tư duy và hướng hành động. Giáo dục tạo ra sự thay đổi tiến bộ, chinh phục cái mới là bà đỡ cho nhưng ý tưởng mới. Nếu giáo dục chỉ hướng con người đến hành động giản đơn và lặp lại một cách cố định thì điểm cuối của cuộc đời đã hiện hữu trước mắt"

"Chúng ta có nghĩa vụ giáo dục con người sống chính cuộc đời của họ chứ không phải của người khác nhưng có trách nhiệm với người khác và trách nhiệm với cuộc đời".

GS Minh cũng cho rằng, trách nhiệm của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không chỉ đơn thuần là trả lời câu hỏi mà phải hành động. "Chúng ta không chỉ có trách nhiệm trả lời vì sao chất lượng giáo dục đất nước còn chậm mà phải tìm ra cách để làm giáo dục phát triển nhanh hơn"

"Chúng ta phải làm cho mọi người thấy rằng đồng hành với tiến trình là hạnh phúc chứ không chỉ thuần túy hưởng thụ để cảm nhận đó là hạnh phúc. Hành trình này là núi cao đầy gian nan, không có con đường nhung lụa và không dành cho kẻ yếu hèn" - ông Minh khẳng định.

Từ đó, ông Minh cho rằng, nhiệm vụ của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong thời gian tới chính là tạo dựng môi trường cho sáng tạo bằng việc tạo dựng mô hình ĐH sáng tạo; sẵn sàng đội ngũ để hội nhập quốc tế thành công; đào tạo đội ngũ nhà giáo đảm bảo cho nền giáo dục tiến bộ, tiên phong giải quyết vấn đề của ngành đất nước.

"Chúng ta có nhiều thuận lợi, nhưng phía trước có nhiều gian nan, khắc nghiệt và có khi phải trả giá bằng thay đổi. Chúng ta không thể đất nước thấm máu đào này nghèo nàn mãi được" - ông Minh khẳng định.

Nguồn:Vietnamnet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ba người thầy vĩ đại

    19/11/2019Minh BùiNgười thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi. Người thầy cũng như một hồ nước nơi chúng ta đang học bơi. Một khi chúng ta đã học được cách bơi, cả đại dương mênh mông là của chúng ta...
  • Nhà trường xưa và nay

    25/03/2019Bác sĩ Nguyễn Khắc ViệnXã hội mới đòi hỏi có một nhà trường mới, luận điểm dĩ nhiên ấy, nói lên thì dễ nhưng suy nghĩ cho ra và thực hiện được một nhà trường mới lại rất khó. Có thể nói những nhược điểm của nhà trường hiện nay là do tiếp tục thực hiện một kiểu mẫu nhà trường cũ trong một xã hội mới. ...
  • Một người thầy giáo trong ký ức của tôi

    16/11/2015Nguyễn Tất ThịnhKhi đó tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi, đang ở nơi sơ tán cùng với mẹ là Quân y sĩ trưởng của một Quân y viện chuyển về đây tá túc từ ngày đầu Mĩ leo thang bắn phá Miền Bắc… Tiếng là được đi cùng mẹ không phải đến nơi trại mẫu giáo tập trung, nhưng mẹ gần như không có thời giờ để quan tâm đến tôi...
  • 'Nhà trường Việt Nam chưa thoát thế kỷ 19'

    11/10/2015Chi Mai (thực hiện)Sau “Dân chủ và giáo dục”, hai cuốn sách khác của nhà giáo dục Mĩ John Dewey (1859-1952) vừa ra mắt độc giả cũng qua bản dịch của dịch giả Phạm Anh Tuấn. Nhân việc ra mắt hai bản dịch này, dịch giả Phạm Anh Tuấn, người đã nhận hai giải thưởng cho bản dịch "Dân chủ và giáo dục", Giải thưởng Tinh hoa giáo dục quốc tế của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2009 và giải Sách Hay năm 2011, đã có cuộc trao đổi với VietNamNet về công việc dịch sách giáo dục kinh điển và tình hình nền giáo dục hiện nay.
  • Người thầy thời số hóa

    24/11/2014TS. Hồ Thiện HùngThời đại số hóa đang đặt ra những thử thách to lớn cho nghề làm thầy...
  • Bài hát Người Thầy

    19/11/2014Người thầy trong bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy thật bao dung. Ông vượt qua bao gian khó, nhọc nhằn, luôn nặng lòng với cuộc sống, với những gương mặt học trò đã được bàn tay ông nâng niu, dìu dắt...
  • Người thầy đại học đầu tiên của đời tôi

    19/11/2014GS.NGND Trần Thanh ĐạmĐó là cố Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Thầy không phải là giáo sư đại học đầu tiên duy nhất của tôi, bên cạnh các tên tuổi lớn khác: Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Nguyễn Đức Chính, Trương Tửu... nhưng thầy là khuôn mặt độc đáo, đặc sắc trong số các vị đó để lại những kỷ niệm không bao giờ quên trong ký ức và trong cuộc đời tôi....
  • Người thầy trong thời đại mới

    20/11/2013Hà Văn Thịnh"Cơn bão" của thời kinh tế thị trường, toàn cầu hoá, net hoá đang ào đến mọi ngõ ngách xã hội; một mặt, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng hơn của người thầy; mặt khác, nó "định nghĩa lại", quy nạp lại hai chữ làm thầy...
  • Vinh quang người thầy

    20/11/2009Bây giờ tóc đã hoa râm
    Vẫn lên bục giảng như năm tháng nào
    Đứng lên ở những tầm cao
    Trái tim hóa đuốc, ánh sao giữa trời...
  • Người thầy với việc giúp học sinh sửa chữa sai sót

    18/11/2009Ông đồ SơnQuá trình giáo dục, về một phương diện nào đó là quá trình bồi đắp dần cái hay và quá trình uốn nắn chỗ lệch lạc.
  • Hệ lụy gia đình - nhà trường

    03/11/2006Trầm Thiên ThuGiáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con cái đầy đủ về vật chất, mà giáo dục chủ yếu nhăm giúp con cái trở nên người hữu dụng, một công dân tốt cho gia đình, cho xã hội, đất nước và cho giáo hội (với những người có tín ngưỡng). Chúng sẽ là những người cha, người mẹ trong tương lai. Vậy thì về tâm sinh lý, trưởng thành nghĩa là biết dẹp bỏ "cái tôi" để biết vì người khác. Cái Tôi là đáng ghét...
  • Phát triển trí tuệ trong nhà trường

    21/11/2003Trí tuệ là một thuật ngữ rất lâu đời, song giờ đây khi loài người bước vào thế kỷ 21 với một nền kinh tế tri thức, nhiều nước đã đưa việc đào tạo con người có trí tuệ vào các nguyên tắc và mục tiêu giáo dục. Trí tuệ đòi hỏi tri thức, hay kiến thức song tâm điểm của trí tuệ là cái tri thức ngầm, không chính thức, học được ở trường đời chứ không phải là loại kiến thức hiển lộ được dạy chính thức trong nhà trường...
  • Điều nhà trường cần dạy

    28/05/2003Giáo dục là vấn đề đau đầu không chỉ riêng có ở Việt Nam. Trên thế giới, việc thay đổi phương pháp giáo dục luôn là vấn đề gây tranh cãi lớn. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của những cuộc tranh cãi đó là tạo nên những làn sóng cải tổ hữu hiệu. Charles Handy – nhà triết lý kinh doanh nổi tiếng nhất nước Anh, người có những tác phẩm được bán ra hàng triệu bản trên khắp thế giới – cũng là người góp phần tạo nên những biến đổi diệu kỳ cho nền giáo dục hiện đại nhờ những tư tưởng của ông.
  • Bình thường hoá đời sống nhà trường

    13/02/2003Đời sống nhà trường hiện đại cần được diễn biến một cách bình thường, phù hợp với đời sống bình thường của cả 100% dân cư. Do đó, từ quan niệm đến triển khai thực tiễn, những nhà làm luật không nên phỏng theo nền giáo dục cũ, không nên căn cứ vào kinh nghiệm của thế hệ mình, không nên có những ảo tưởng xa vời... để đề ra Điều nay, Chương nọ.
  • Nhà trường trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện thông tin đại chúng

    10/02/2003Hệ thống nhà trường trên toàn thế giới hiện nay đang đứng trước một thử thách vô cùng lớn lao. Bởi vì gần với người học hơn cả trường học là truyền hình, Internet, video và các tạp chí chuyên ngành, các báo xã hội... Vậy nhà trường phải dạy cái gì, chương trình đào tạo nên như thế nào, trình độ của người thầy phải cao đến đâu để có thể hấp dẫn người học hơn các phương tiện nghe nhìn đang càng ngày càng hoàn hảo trong thế giới chúng ta đang sống?
  • Nhà nghề trong nhà trường

    10/02/2003Hàn LongNhìn một cách nào đó, sinh viên vừa là sản phẩm vừa là khách hàng của nhà trường. Vì vậy, nhà trường vừa phải liên tục theo dõi chất lượng sản phẩm, vừa phải ghi nhận ý kiến phản hồi của khách hàng.
  • xem toàn bộ