An ninh chống tham nhũng

09:02 SA @ Chủ Nhật - 28 Tháng Sáu, 2009

Ở Úc, cảnh sát bắt đầu một cuộc điều tra quy mô, liên quan đến cáo buộc “công ty Securency của họ đã chi tiền hoa hồng cho một đại lý ở Việt Nam”. Trước đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Việt Nam hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Huỳnh Ngọc Sỹ về hành vi “cho thuê nhà” thay vì “nhận hối lộ”. Như vậy, vụ án của PCI không những chưa kết thúc mà còn đặt ra nhiều thách thức.

Huỳnh Ngọc Sỹ là quan chức đầu tiên bị bắt giam và PCI là vụ án đầu tiên được khởi tố kể từ khi có những dấu hiệu tham nhũng liên quan tới các quan chức Việt Nam được cảnh sát nước ngoài phát hiện. Năm 2006, Thuỵ Sĩ tìm ra dấu hiệu Siemens chuyển hơn 5 tỉ đồng vào một tài khoản ở Singapore của một người được nói là “quan chức Việt Nam”. Năm 2008, ba Việt kiều ở Mỹ bị truy tố vì “hối lộ 150 ngàn đôla để bán được các thiết bị cho một dự án ở Vũng Tàu”. Từ đó đến nay, không hề có bất cứ thông tin nào từ cơ quan điều tra Việt Nam về hai vụ án có dấu hiệu liên quan đến tham nhũng ấy.

Rất có thể là cơ quan điều tra đã không thể thu thập đủ chứng cứ “theo pháp luật Việt Nam”. Dân chúng không thể đòi hỏi một “Nhà nước pháp quyền” bỏ tù ai đó mà không đảm bảo về bằng chứng. Tuy nhiên, khi có những vụ việc mà cảnh sát nước ngoài có thể tìm được những bằng chứng hiển nhiên mà cảnh sát Việt Nam bó tay thì dân chúng không thể không bày tỏ mong muốn Nhà nước nỗ lực nhiều hơn nữa.

Tham nhũng không chỉ tạo ra hình ảnh xấu cho quốc gia, tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh cho nền kinh tế mà, tại hội nghị Trung ương 3, tháng 7.2006, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh còn cho rằng: “Tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ”.

Vụ “Lê Công Định” cho thấy, cơ quan an ninh Việt Nam có đủ năng lực để phát hiện từ trong trứng nước các hành vi vi phạm luật pháp Việt Nam, không chỉ xảy ra ở trong nước mà ở bất cứ chỗ nào bên ngoài biên giới. Lực lượng an ninh, trước “nguy cơ” mà Tổng bí thư Nông Đức Mạnh chỉ ra, nên được huy động sức mạnh cho cả mục tiêu chống tham nhũng, trong những lĩnh vực mà cảnh sát không đặt chân tới được. Khi có những thương vụ lớn, sử dụng nguồn ngân sách quốc gia, lực lượng an ninh hoàn toàn có thể nhắm sự “quan tâm đặc biệt” vào các nhân vật có liên quan: các mối liên hệ; những tài khoản cá nhân; những căn nhà họ mua ở nước ngoài; ai trả cho những chuyến du lịch, trước, trong và sau khi hợp đồng được ký…

Tất nhiên, tham nhũng cũng lắm mưu nhiều kế, không phải, cứ quyết tâm là có thể đưa được tay tham nhũng vào còng. Nhưng, Nhà nước cứ im lặng khi các thông tin liên quan đến các quan chức Việt Nam dính líu tới những khoản “hoa hồng” thì rất khó giải thích với các quốc gia mà mình đang làm ăn với họ. Thuỵ Sĩ, Mỹ, Nhật những năm trước hay nước Úc hiện nay, khi khui các vụ án ra không phải là vì họ muốn nhắm tới Việt Nam mà vì họ muốn bảo vệ môi trường kinh doanh của họ. Không thể có cạnh tranh minh bạch, điều kiện để một nền kinh tế phát triển vững bền, nếu có những hợp đồng đã bị giành lấy bởi những người dùng tiền hối lộ.

Vụ PCI, vụ Siemens… cho thấy, cho dù chúng ta không bắt được ai nhận “lại quả” thì về phía họ cũng có không ít nhà doanh nghiệp đã phải vào tù. Rủi ro khi làm ăn với một quốc gia hay bị đối tác vòi vĩnh, hoá ra, là rất lớn. Nếu như những nhà kinh doanh làm ăn đàng hoàng đến từ các quốc gia có luật pháp rõ ràng cứ lần lượt quay lưng, thì các hợp đồng của chúng ta cũng sẽ tuần tự rơi vào tay các nhà thầu đến từ các nước sẵn sàng chi hối lộ. Tất nhiên, sẽ có những kẻ giàu thêm, nhưng đất nước và dân chúng thì lại càng kiệt quệ. Hãy biết ơn những phát hiện tham nhũng từ bên ngoài và hãy xác định chống tham nhũng chính là nhu cầu nội tại.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực

    28/09/2006Vũ Quốc TuấnNgười có quyền mới có điều kiện để tham nhũng, vì vậy, nguồn gốc của tham nhũng là quyền lực. Cho nên phòng, chống tham nhũng phải có cơ chế thiết kế bộ máy quyền lực phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của bộ máy quyền lực...
  • Muốn chống tham nhũng phải “tiêm vắc-xin” vào cơ thể Nhà nước

    21/09/2006Nguyễn Đăng DungTrong thập kỷ qua, xã hội đã nhận thấy mức độ mà tham nhũng và hối lộ đã làm tổn hại đến phúc lợi và sự ổn định xã hội. Có thể nói "tham nhũng là quốc nạn, là nạn nội xâm", chống "tham nhũng" luôn là đề tài nóng bỏng của xã hội, luôn được toàn dân tham gia và ủng hộ. Do đó, chống tham nhũng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu...
  • Chống tham nhũng phải từ dân

    06/09/2006Trần Sĩ ChươngQuy hoàn toàn trách nhiệm chữa căn bệnh tham nhũng cho Nhà nước, trông đợi kết quả nhiệm màu từ một số cá nhân lãnh đạo, hoặc từ một số chính sách chống tham nhũng của Nhà nước có phải chăng là một cách đặt vấn đề lạc hướng và xã hội sẽ tiếp tục bị thất vọng?
  • Những người chống tham nhũng: Họ là ai?

    02/06/2006Hải LanNạn tham nhũng vẫn ngang nhiên tồn tại. Vậy công cụ nào để kiểm soát tham nhũng? Dân chúng đóng vai trò thế nào trong cuộc chiến gay go này?
  • Công cụ cho chống tham nhũng

    12/04/2006Danh ĐứcKhi điều tra về các vụ mua bán độ bóng đá, cảnh sát đã tình cờ tìm thấy tên tuổi các quan chức cá độ trong máy tính của một trùm ghi độ, và một tháng sau bể ra vụ “cho mượn xe” những 108 chiếc ở PMU 18. Nói tình cờ bởi “vụ PMU18” không phải do thanh tra Bộ GTVT hay Thanh tra CP phanh phui ra...
  • Để chống tham nhũng hiệu quả hơn

    28/03/2006Danh ĐứcTrước những phát hiện hầu như từng ngày về những gì khuất tất hoặc tiêu cực đã rõ ở PMU18, cũng như ở Thanh tra Chính phủ và ở Tổng công ty Dầu khí..., không thể không có những câu hỏi như: tham nhũng ngày càng “nhiều”, càng “cao”, càng “lớn” hơn?
  • Chống tham nhũng - Hãy vận dụng mạnh mẽ yếu tố tâm lý

    06/03/2006Vũ Duy Phú (Viện Những vấn đề phát triển-VIDS)Mấy chục năm nay, tham nhũng không hề thuyên giảm. Thậm chí có nơi, có lúc nó còn trầm trọng hơn, xuất hiện nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm hơn và có tổ chức hơn...
  • Ban Thanh tra đặc biệt chống tham nhũng

    28/02/2006Trần Vĩnh KhangTrong khi lãnh đạo chính quyền, Hồ Chủ tịch quan tâm nhất đến vấn đề sao cho được lòng dân, và xem đó như nguyên tắc cao nhất...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • Chống tham nhũng cần nhìn thẳng vào sự thật

    29/11/2005Đỗ Quang ĐánVấn đề đặt ra là lũ tham nhũng này đang ẩn khuất ở đâu? Chân dung, diện mạo của chúng thế nào mà khuynh đảo đất nước ghê gớm thế?
  • Giải pháp góp phần tích cực phòng và chống tham nhũng

    17/08/2005Trọng DânCó thể nói, nếu luật về phòng và chống tham nhũng, lãng phí ra đời, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đã phải sử dụng tới hình thức pháp lý cao nhất, một "đòn phép" tối hậu...
  • Chống tham nhũng

    21/07/2005Nguyễn Quang ATham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.
  • Chống rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt

    21/07/2005Huỳnh Bửu SơnMột trong các biện pháp chống rửa tiền thường được hệ thống ngân hàng các nước công nghiệp phát triển áp dụng là kiểm soát ngay từ đầu các khoản tiền mặt được nộp vào hệ thống ngân hàng.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • xem toàn bộ