Ẩn sĩ và ẩn nhân

05:10 CH @ Thứ Tư - 24 Tháng Hai, 2016

Trong một cuốn khảo luận khá công phu dưới một cái tên điềm đạm là "Trung Quốc cổ đại đích ẩn sĩ" tác giả.người Tầu Hàn Triệu Kỳ có nhời định nghĩa. "Ẩn sĩ còn gọi là u nhân, dật nhân, cao vĩ vân vân. Những người vốn có đạo đức tài năng có thể làm quan nhưng vì lý do khách quan hay chủ quan nào đó không bước vào hoạn lộ. Hoặc đang làm quan rất thuận lợi nhưng cũng vì lý do khách quan hay chủ quan nào đó mà rời bỏ quan trường tìm nơi để ẩn". (Ẩn sĩ Trung Hoa - bản dịch Cao Tự Thanh - NXB Trẻ, trang 11). Định nghĩa này xét rộng nhiều mặt thì còn khiên cưỡng bởi cái nhìn vẫn váng vất mùi danh lợi, nhưng đại thể cũng tàm tạm đúng. Đối với nhiều người tử tế đang học và hành thì ẩn sĩ đã đạt đạo là biểu trưng tinh hoa của trí thức của hành xử và dù ở thời nào hoặc thịnh hoặc mạt/ tất cả ẩn sĩ đều có chung một hằng số, không chịu làm người bình thường.

Ẩn sĩ có nhiều loại, theo phân định của các học giả Tầu thì khá rắc rối. Ví như có loại khí tiết đại diện là Bá Di, Thúc Tề. Loại đạo đức như Chu Xung, Thích Đồng Văn. Loại hoà thượng đạo sĩ: như Từ Bách Trân, Trần Đoàn. Loại tài sĩ (bao gồm đám thi nhân, từ nhân, thi pháp gia, hoạ gia) như Trương Trí Hòa giỏi vẽ tranh sơn thuỷ hay Lâm Bô sở trường viết chữ hành thư. Ngoài ra còn có loại tạm thời ở ẩn như Khương Thái Công, Gia Cát Lượng. Loại văn nhân phóng túng ngông ngạo nghiện ngập rượu chè như Nguyễn Tịch, Lưu Linh trong Trúc Lâm thất hiền. Tựu trung tất cả các loại trên đều được phân ngôi định phận hoặc 'theo tài hoặc theo đức', những khái niệm chữ nghĩa siêu hình vớ vẩn. Người Việt Nam tuy học Tầu nhưng rõ ràng hơn, đơn giản chia ẩn sĩ làm ba loại. "Đại ẩn tại triều, trung ẩn tại thị, và tiểu ẩn tại lâm". Một thạc sĩ không bảo vệ nổi luận án tiến sĩ ở viện Hán Nôm có dịch rằng. Bậc ẩn lớn thì ở trong cơ quan trung ương (tại triều thì đương nhiên phải làm quan hoặc hiếm hoi thì phải làm vua. Tể tướng Quản Di Ngô thời Xuân Thu được coi là ẩn quan. Minh quân thiền sư Trần Thái Tông, ông vua vĩ đại của Đại Việt thế kỷ mười ba được coi là ẩn vương). Bậc ẩn vừa thì ở chợ ( thi thoảng có bán thịt như Chu Hợi, môn khách xuất sắc nhất của Tín Lăng quân. Hoặc giả thì ngồi đò chơi suông như ông già bến Ngự Phan Bội Châu) . Cuối cùng bất đắc dĩ thì phải ở rừng để thành ẩn nhỏ. Chu Văn An là một minh hoạ. Đại hiền nhân này đã chọn cho mình khiêm danh là Tiểu ẩn. Thực ra dưới cái nhìn rốt ráo của đạo, thì đại trung tiểu chỉ là sự bịa đặt của bọn phù phiếm. Tầm thường nhân rất thích phong chức cho các thánh. Bọn họ hay băn khoăn mất ngủ đặt vị này là lớn, vị này là nhỡ vị này là bé. Họ không biết rằng đã tới cảnh giới không danh không lợi thì làm gì có to nhỏ. ân sĩ đơn giản chỉ là ngón tay trỏ trăng của Đức Thích Ca Mầu Ni, hữu hình hoá những khái niệm của vô ngôn mà nhan nhản những tục nhân hữu ngôn có chút tâm đạo mò mẫm muốn theo.

Ẩn sĩ thì thời nào cũng có. nhưng tới thời nay, những kiểu ẩn sĩ đã kể hình như không còn. Buổi xa xăm, bậc tiểu ẩn hành đạo thường ngồi ở thâm sơn cùng cốt trong lều gianh hay hang đá cốt để cách biệt với những dụ dỗ của ngoại cảnh, tới thời kinh tế mở, hầu hết mọi thứ đều phanh phui, bậc tiểu ẩn loay hoay mất chỗ. Cần đây. rừng U Minh Thượng bị cháy/ bao nhiêu là Ba Ba bị nướng Kỳ Đà bị thui dân nhậu mất dạy thì vui người tỉnh táo tử tế thì buồn mà tuyệt có thấy ẩn sĩ nào đâu. Bậc trung ẩn chắc cũng khó còn vì quá nhiều chợ đã chuyển thành siêu thị (super market). Gió ngoài phố tuy lạnh nhưng lành, hơi mát từ máy điều hoà dễ làm các ẩn sĩ thật đau đầu phát cảm. Bậc đại ẩn đa phần chỉ còn nghe đồn. đương nhiên phải có cơ duyên thâm hậu lắm may ra mới được gặp. Bởi đại ẩn bắt buộc ở triều. mà làm quan thì phải hoặc trả lời phỏng vấn trên ti vi hoặc giai trình công việc trước quốc hội, theo tiêu chí nông nổi thông thường khi đã hiện diện nhiều ở đám đông thì rất khó gọi là ẩn sĩ. ân sĩ đã thất truyền, bây giờ, không biết may hay rủi, chỉ còn ân nhân. Hao hao như định nghĩa ẩn sĩ, ẩn nhân là những người hình như có đạo đức, hình như có tài năng và đương nhiên có chức danh. Sau khi làm quan hoặc làm ăn rất thuận lợi, cảm thấy đủ họ ẩn bớt trách nhiệm lui về ở ẩn. ân nhân ở lẫn lộn trong giới thương gia trong chốn quan trường và số lượng rất khó đoán. Nhận ra họ chỗ đông đảo người cũng không dễ lắm. Đa phần ẩn nhân thời nay đều mặt tròn, bụng tròn trong ca táp cầm theo có vài dấu tròn. Khi cao hứng họ hay đỡ đầu cho thể thao (thường là bóng đá) hoặc cho văn nghệ (thường là một tập thơ) Lúc ngồi xe hơi hành đạo họ đối thoại với im lặng bằng cách đếm tiền. Nếu đạo hạnh có cao hơn thì đôi khi bớt xén của công để làm từ thiện. Lúc ra khỏi xe các ẩn nhân hay nói tâm huyết, những là lá lành đùm lá rách những là phải hy sinh thân mình. Đại loại là lung tung tí mẹt có lộn xộn nhân, nghĩa- lễ - trí - tín. Nói nôm na theo học giả Hàn Triệu Kỳ thì họ tuy "chiếm hố xí nhưng không đại tiện" (sách đã dẫn trang 54).

Ẩn sĩ đáng kể là hay, ẩn nhân chưa hẳn đã là dở. Có họ, lịch sử thường đỡ nhạt.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết gia Pháp tự tử cùng vợ vì tình yêu

    16/11/2017Thanh HuyềnCuối tháng trước, thi thể của triết gia nổi tiếng André Gorz và vợ được phát hiện tại nhà riêng. Hai người đã cùng nhau tự vẫn. Lá thư tràn đầy tình yêu và sự tuyệt vọng Gorz viết cho vợ từ năm ngoái nay được tái bản và trở thành best-seller tại Pháp...
  • Cá chép vượt vũ môn

    03/06/2017Bùi Quang Minh (nick CaChep)Cá chép là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí. Trong truyền thuyết thường có câu chuyện cá chép hoá rồng, vì thế cá chép được coi như rồng - một con vật linh thiêng cao quý...
  • Tâm huyết đời văn của một người thích đùa

    24/04/2014Phạm Xuân NguyênTác phẩm cuối cùng của nhà văn Vũ Bão (1932-2006) là cuốn tiểu thuyết có nhan đề bắt đầu bằng chữ U. Khi vào nghề văn ông đã đề cho mình kế hoạch là sẽ đặt tên các sách mình viết ra theo đủ 24 chữ cái tiếng Việt...
  • Hai người trên đảo Không Tên

    14/10/2009Lê Minh KhuêSức hấp dẫn của cuốn sách không phải ở sự khai thác một đề tài mới lạ hay tạo dựng cốt truyện dài hơi, ngồn ngộn vốn sống với vô số những tình tiết ly kỳ, mà thể hiện ở nghệ thuật dẫn chuyện và phương thức mà nhà văn cấu trúc nên tác phẩm...
  • Đến với “thế giới số” – ai là ai?

    23/01/2008“Giỡn với số” là tập tạp văn mới nhất của Nguyễn Vĩnh Nguyên. Một cuộc sống số được đặt ra để bàn thảo ở nhiều góc độ. Giọng văn của anh làm người ta hứng thú, say sưa và thậm chí tạo xúc cảm cho nhiều người muốn cầm viết viết theo.Người ta trước thời đại công nghệ thông tin, chỉ sống một đời sống (nếu coi đời sống tâm linh cũng chỉ là một phần của đời sống). Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin, người ta tự khai sinh cho mình, nhiều hơn một đời sống. Cứ tạm chia, thời đại @, công dân @ sống hai đời sống ảo – thực.
  • Chỉ cần một trái tim và một… cái máy tính

    23/01/2008Nguyễn Vĩnh NguyênĐường truyền không chỉ là một đường truyền tốc với tốc độ mạng nhanh, chậm vô cảm được đặt tên bằng FPT hay ADSL mà đó là thứ đường truyền… chạy ngược vào tim. Ở đó có những khoảng lặng, những xúc cảm, những tâm tình ngổn ngang muốn chia sẻ.
  • Định vị toàn cầu

    04/01/2008Hà ThịNhững người đàn ông đang phiêu lưu trên đại dương thăm thẳm, đang liều lĩnh dấn thân vào sa mạc mênh mông hay đang mạo hiểm giữa hoang vu rừng rậm đều phải tìm đến một vì sao dẫn đường, một cột mốc, một dấu hiệu, một cái la bàn hay một tấm bản đồ để loay hoay dò dẫm tìm đường cho mình... Xưa quá rồi những chuyện ấy. Hãy nói cho các cụ ông ham thích việc bỏ nhà đi rằng thời buổi này chẳng ai cần nhìn lên những ngôi sao nữa. Sao có thể tăm tối nhạt nhòa hoặc không nhìn thấy khi trời mưa.
  • Đọc sách Suối Nguồn

    19/12/2007Hoàng Hải Vân"Đây là cuốn sách đứng đầu bảng xếp hạng những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 do Báo New York Time công bố theo bình chọn của độc giả", một biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu khi chuyển cho tôi xem bản dịch tiểu thuyết Suối Nguồn (Fountainhead) trước khi nó được in....
  • Thiên thần và ác quỷ

    03/12/2007Nhật QuỳnhTôi vốn không sẵn thiện cảm với dòng sách best seller vì không mấy tin lắm vào những lời tụng ca cùng những con số ầm ĩ xung quanh nó. Nhưng "Thiên thần và ác quỷ" thì là một trường hợp "được" cân nhắc, khi tác giả của nó - Dan Brown là tác giả "Mật mã Da Vinci", "Pháo đài số", "Điểm dối lừa" (cùng đều đã được dịch ra tiếng Việt)....
  • Kafka bên bờ biển

    21/11/2007Minh ThiLà một tín đồ của nhà văn bậc thầy Kafka, các tiểu thuyết của Haruki Murakami vẫn luôn đi theo dấu vết của "Hoá thân" theo phong cách hậu hiện đại...
  • Dịch giả Trần Hữu Kham viết cổ tích đời mình

    28/07/2007Mỹ LệDiễn tả hai bước ngoặt đời mình, anh dẫn lời đứa cháu: Một, khi anh mới bị mù - như chạm vào tận cùng sự bất lực - "Cậu Kham sao giống con heo quá! Suốt ngày cứ ăn rồi ngủ". Một, khi anh lấy vợ - lại ở trạng thái ngược lại - "Cậu Kham mà cũng lấy vợ hả? Sao giống chuyện cổ tích vậy?"...
  • Lạm bàn về phỏng vấn đàn ông

    23/05/2007Nguyễn Việt HàPhỏng vấn là một thể tài yêu thích của báo chí. Nó luôn là thời thượng của vất cứ báo viết, báo nói hay báo hình. Nó có một lượng đông đảo đàn ông xem và đọc.
  • Nhà văn Nhật Chiêu: Chơi cùng giấc mơ

    06/04/2007LINH THOẠI thực hiệnĐang được nhiều độc giả yêu mến như một dịch giả, một nhà nghiên cứu văn học nước ngoài, văn học Phật giáo và văn học Nhật Bản uy tín, Nhật Chiêu bất ngờ xuất hiện với những truyện ngắn gây xôn xao văn đàn, khởi đầu là Người ăn gió, rồi gần đây nhất là Mưa mặt nạ...
  • Bản lĩnh đàn ông

    06/02/2007Phan Thị Vàng AnhNgười đàn ông ấy bạn như đã gặp ở đâu đó, "bản lĩnh" ấy, tâm lý ấy hình như cũng quen quen. Đứng từ xa nhìn lại, quan sát và nheo mắt cười, Phan Thị Vàng Anh sắp kể với bạn một câu chuyện khác lạ với những gì mà tác giả của Khi người ta trẻđã từng kể nhiều năm trước đó. Không viết về những gì mình đã từng trải nghiệm nữa, thứ viết một cái gì không dính đến tình yêu xem sao, có lời thách đố đó hay không Vàng Anh cũng không nhớ nữa, nhưng chị lại nhìn thấy từ đó một thách thức, một hướng đi...
  • Phú Quang: Vẫn còn nhau, mùi hoa sữa mùa yêu…

    28/12/2006Hòa AnHơn ai hết, nhắc đến Phú Quang là nhắc đến những ca khúc trữ tình, nhất là các bài hát về Hà Nội như: Em ơi Hà Nội phố, Hà Nội ngày trở về, Mơ về nơi xa lắm, Im lặng đêm Hà Nội, Tôi muốn mang Hồ Gươm đi. Về lại phố xưa, Mây xưa, Bâng quơ, Thương tâm tóc dài ơi, Đâu phải bởi mùa thu, Khúc mùa thu, Trong ánh chớp số phận...
  • Lê Vân chủ quan đến mức không còn tỉnh táo

    24/11/2006NSƯT Thanh Tú"Nếu bảo không kể ra thì người ta không biết mình cô đơn, khổ sở, không biết mình phải chịu cay đắng, vậy chứ cay đắng là do ai? Có phải do mình sống cực đoan, không thèm giao lưu với người thân không?", NSƯT Thanh Tú phản ứng trước cuốn sách đang gây sốt "Lê Vân yêu và sống"...
  • xem toàn bộ