Ba câu hỏi để đọc chủ động

03:51 CH @ Thứ Tư - 13 Tháng Tám, 2003

Làm thế nào để đọc nhanh và có thể nắm bắt được chính xác những thông tin bổ ích và thú vị cho công việc mà bạn phải hoàn thành? Câu hỏi này được đặt ra với Ronald Gross (RG), chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tự học, tác giả của 2 quyển sách best-seller "Người học suốt đời (The lifelong learner, 1977) và "Học tập đỉnh cao" (Peak Learning, 1999).

Thưa ông, kỹ năng đọc chủ động được ông giới thiệu trong quyển "Học tập đỉnh cao", trong đó ông cho rằng, máy vi tính dạy chúng ta đọc chủ động?

RG: Khi còn đi học là tôi thường cảm thấy áy náy nếu không bắt đầu đọc quyển sách từ trang đầu đến trang cuối cùng. Nếu ngưng giữa chừng, tôi cảm thấy chưa hề đọc nó. Như vậy, chúng ta đã bị chi phối bởi những tư tưởng và sự lựa chọn của tác giả. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trước máy tính, bạn là người điều khiển. Bạn đánh giá những thông tin và chương trình nào cần thiết thì “ra lệnh” để máy vi tính giải quyết. Bạn có thể đi trực tiếp vào những gì bạn muốn tìm, những gì bạn quan tâm. Kinh nghiệm này giúp chúng ta có một phương pháp chủ động, tự định hướng và sáng tạo khi đọc sách báo hoặc những tài liệu.

Cách đọc nhưng làm việc trước máy vi tính chắc không thể áp dụng cho mọi loại sách?
RG
: Dĩ nhiên, tôi không có ý định áp dụng kiểu đọc này để đọc tiểu thuyết. Khi đọc chúng, chúng ta cần tận hưởng trọn vẹn câu chuyện mà cách đọc truyền thống mang lại. Nhưng đối với đa số sách mà chúng ta đọc để tìm kiếm thông tin học nâng cao hiểu biết, phương pháp này tỏ ra thích hợp hơn là cách đọc từ đầu theo sự dẫn dắt của tác giả, chúng ta sẽ chủ động tiếp cận, đánh giá và sử dụng những thông tin có ích về vấn đề cần tìm hiểu, học tập.

Vậy chúng ta sẽ bắt đầu như thế nào thưa ông?

RB: Đây là một bài tập do giáo sư Robert Smith tại Northem University sử dụng trong các khoá huấn luyện về phương pháp học tập của ông. Chúng ta sẽ bắt đầu với một quyển sách nào đó, có thể là một sách tham khảo, một tài liệu nghiên cứu....

Đầu tiên bạn hãy xem NXB đã giới thiệu như thế nào về nó (thường ở trang đầu tiên sau trang bìa). Thông tin tiếp theo cần biết là NXB đã nói gì về tác giả, nhất là những kinh nghiệm của tác giả về đề tài mà sách trình bày (thường ở trang bìa sau của sách).

Sau đó bạn hãy đọc lời giới thiệu, nhất là những định hướng mà tác giả hoặc biên tập viên nói về quyển sách. Tiếp đó là đọc mục lục để xem tác giả đã tổ chức thông tin thành những chương, mục hoặc các phần phụ lục như thế nào.

Bước tiếp theo là bạn đọc lướt qua, chọn những đoạn hoặc đề mục nào mà bạn quan tâm, để có hình dung về cuốn sách.

Đến đây coi như bạn đã xong giai đoạn khởi động ban đầu. Bây giờ hãy đặt sách xuống và viết ra 3 câu hỏi liên quan đến những vấn đề mà bạn muốn tìm hiểu, khám phá khi đọc nó.

Tại sao lại 3?

RG: Điểm chính của kỹ thuật này là bạn phải xác định 3 câu hỏi chứ không phải là sau khi đọc toàn bộ quyển sách. Bạn đã có một cái nhìn tổng thể về nội dung cuốn sách. Bạn đã biết quyển sách này sẽ mang lại cho bạn những gì, nói cáhc khác là trong những điều tác giả trình bày cái nào giúp bạn, làm sáng tỏ những vấn đề mà bạn đang giải quyết, quan tâm hay mong muốn tìm hiểu.

Liệu 3 câu hỏi có quá ít cho một quyển sách không?

RG: Dĩ nhiên là một quyển sách thường có nhiều thông tin hơn 3 câu hỏi mà bạn đã đưa ra. Tuy nhiên, bạn phải biết trong số những vấn đề mà tác giả trình bày có bao nhiêu nội dung đáp ứngd dược vấn đề mà bạn đang quan tâm, đang giải quyết. Thông thường chỉ cần trả lời được 3 câu hỏi này là đủ.

Giả sử là bây giờ đã có 3 câu hỏi, chúng ta sẽ đọc chủ động như thế nào, thưa ông?

RG: Hãy bắt đầu từ câu hỏi thứ nhất. Bạn chọn từ câu hỏi đó một từ khoá hoặc một đoạn nào đó mà bạn nghĩ rằng nó có thể xuất hiện ở bảng chỉ dẫn (index) hoặc mục lục của quyển sách. Trong phần lớn các quyển sách, những từ khoá được liệt kê và giải thích trong bảng chỉ dẫn. Đây là một chuyên gia giúp bạn định hướng khi đọc sách. Mỗi từ khoá có ghi nó có ở những trang nào trong quyển sách. Một điểm cần chú ý khác là có bao nhiêu trang lặp lại từ khoá này. Đây là một tiêu chí giúp chúng ta biết được vấn đề này quan trọng như thế nào trong quyển sách.

Nếu sách không có bảng chỉ dẫn, bạn hãy xem trong mục lục để xác định phần nào, chương nào của sách có thể giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Bây giờ, bạn hãy giở sách những trang, phần mà bạn cho rằng có thể giúp bạn trả lời câu hỏi thứ nhất. Đây là lúc bạn cần đọc thật kỹ và luôn liên hệ với những thông tin mà tác trình bày trong phần đó với câu hỏi của bạn. Đôi khi, có một số nội dung được cập nhật sâu hơn ở những phần khác (tác giả thường nhắc nhở các bạn điều này) thì bạn hãy tuân theo lời hướng dẫn đó. Bạn có thể đọc đi đọc lại cho đến khi bạn tìm thấy những chi tiết ưng ý nhất để trả lời câu hỏi thứ nhất.

Bạn sẽ sử dụng cách thức tương tự như vậy để trả lời câu hỏi thứ hai và thứ ba.

Điều gì là quan trong nhất với người đọc chủ động, thưa ông?

RG: Đọc chủ động là một kỹ năng cũng như tất cả những kỹ năng khác, phải thường xuyên luyện tập. Tôi hy vọng các bạn sẽ không chỉ đọc chủ động để có một kết quả nhanh chóng và hiệu quả mà còn tìm thấy sự thích thú, niềm vui sáng tạo khi đọc sách.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kinh nghiệm học và đọc

    20/07/2020Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc học, đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp dụng những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài Việt Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn...
  • Tản mạn về chuyện đọc

    17/10/2019Hà Văn ThịnhTuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên nào hỏi thầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương nhiên của những người biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì học chữ để làm gì?
  • Phải "lập trình" việc đọc sách

    01/11/2018Bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại...
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • Nếu bạn muốn đọc sách nhanh

    23/05/2014Lê Nguyên KhôiCuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được. Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình.
  • Bạn có biết đọc sách không?

    16/05/2014TS. Trịnh Quang TừẤy, các bạn đừng vội nói: "Đọc sách thì có gì mà không biết! Vậy cũng đi hỏi!". Thì đúng là như vậy, mình và các bạn đều biết đọc sách cả. Nhưng đọc sách có phương pháp, có hiệu quả thì có lẽ chúng ta còn chưa biết rõ lắm. Thật vậy, bất kì công việc nào, để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian thì cần phải có phương pháp khoa học. Đối với lứa tuổi mực tím chúng mình, đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...
  • Kinh nghiệm đọc

    13/02/2014Phần này sẽ bao gồm hai mảng nhỏ: đọc thế nào và đọc gì. Những gì tôi viết ở đây là dựa trên kinh nghiệm cá nhân cộng với quan sát một số người thân cận xung quanh. Bài viết này không nhằm đề cập tới đọc và viết riêng trong học tập hay riêng cho các bạn đi học nước ngoài mà là một vài ý kiến của tôi đối với đọc sách nói chung.
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Đọc sách

    05/07/2005Thời hoa niên đọc quá nhiều những là tác phẩm lớn rồi, bây giờ tiêu hoá khối tri thức ấy dần dần. Bây giờ đọc sách cho con mới biết thế nào là chuyện cổ tích, chuyện thế giới loài vật. Tự dưng thấy tâm hồn mình hình như cũng có trong hơn...
  • 10 lời khuyên dành cho nguời yêu sách

    26/01/2004Những "điều răn" dành cho ngời yêu sách đã đuợc công bố từ 100 năm trớc đây trong một tạp chí Nga nổi tiếng thời đó là "tin tức về các cửa hàng, sách của Hội M.O. Vôn-phơ". Tạp chí này đuợc xuất bản từ năm 1897 tới năm 1917, có nhiệm vụ giới thiệu danh mục các cuốn sách mới và các tác giả của chúng, đăng tải các bài phê bình, các bài viết về lịch sử sách, và nhiều thông tin khác về đời sống văn học và xuất bản...
  • xem toàn bộ