Bài học đường đời

08:54 SA @ Chủ Nhật - 03 Tháng Tư, 2016

Có nhiều nỗi chán chường… đã nhiều lần tôi muốn đóng web…rồi thấy trống trải hơn…Bằng hữu nói: chúng tớ có thú vui chụp ảnh, vẽ vời, chơi đàn…trước là cho mình thôi…thì sự viết của Bạn có lẽ cũng vậy, đi qua mọi sự đi, thích thì gõ vài dòng cho thư giãn, thoải mái tưởng tượng, giải phóng tư tưởng. Tôi đã vốn nghĩ : viết là một cách lao động ‘tải đạo đời’ ..lại nghĩ về cuộc sống với phương châm ‘Truyền bá – reo rắc – thức tỉnh’

Một thư sinh nghe có ông Thày tiếng tăm cũng nô nức xã hội, xin yết kiến : đi theo Thày ngao du trong đời để học Đạo !

Đồng ý ! Lên đường …

Một hôm đi qua nơi kẻ chợ, hai Thày trò gặp một người có vẻ ngây ngô mang vải nhà dệt đi bán : rao bán 1 tấm 3 đồng! Có ba kẻ như đi buôn nhao đến hỏi mua, đứa khăng khăng muốn được cả 8 tấm thì trả 23, đứa khác nói 22, đứa lại bảo 21 đồng thôi. Người bán vải gãi đầu bối rối như chưa biết tính sao cho đặng. Thư sinh tức khí bèn đến nói to : 3 nhân 8 là 24 ! Một kẻ trong số trên nổi nộ huyết , quay sang khinh khi xì miệng : là 23 ! Thế là xảy ra cãi nhau.

Thư sinh nhờ Thày làm trọng tài , nếu con sai thì bị mất mũ, còn người này sai thì anh ta bị mất quần áo. Biết tiếng Thày, cả bọn kia tạm ôn hòa mà đồng ý . Thày phán : con thua! Số tiền bán 8 tấm vải sẽ là 23! Xong chuyện, nhưng Thư sinh rất bức xúc, trên đường đi tiếp lục vấn Thày tại sao vô lý như thế cho được ? Thày đáp ôn tồn : nếu con thua thì chỉ mất cái mũ, người kia nếu thua không có quần áo mặc về nhà, trông thế được sao ? Vả lại cái lẽ bán hàng nó không số học như con nghĩ… bán cả 8 tấm thì 23 là hợp lý, người bán vải kia có nguy cơ bị thiệt hơn nếu ta không kết luận như vậy. Chưa kể, nếu ta nói là 24 đám người buôn kia có thể thêm cay cú mà gây chuyện khó dễ cho con. Đã hiểu chưa ?!

Lần khác… đi qua một huyện nhỏ… Hôm đó quan mở tòa kết án một kẻ kẻ có tội trước đám đông dân chúng chứng kiến. Quan phán : kẻ kia mắc ba tội, mỗi tội đều đáng đánh bằng số gậy như nhau. Lính đâu, gom lại cả thảy nọc hắn ra đánh đủ cho ta 25 gậy ! Thư sinh xốn xang cái đầu bốc hỏa, bèn nhao lên trước đám đông: 25 gậy cho 3 tội, thế mỗi tội là bao nhiều gậy là phải nhẽ ? Như quan nói thì nên chỉ là 24 gậy thôi! Dân làng ngơ ngác nhìn , rồi nhộn nhạo hẳn lên. Thư sinh kếu lên : xin Thày làm trọng tài cho con ! Nếu con thua thì bị mất quần áo, quan thua thì sẽ phải mất mũ. Quan nhìn ra nhận thấy Thày là bậc đáng kính, nên tỏ ôn tồn như thể muốn công minh trước dân chúng, nên vòng tay thi lễ mà đồng ý. Thày xử : Thư sinh thua ! Thật nực cười khi rốt cuộc Thư sinh phải mượn tạm khăn thầy để che thân. Chuyện rồi cũng xong. Đi trên đường Thư sinh than : con đã rút kinh nghiệm lần trước, chắc điều hiển nhiên là quan sẽ thua, để nếu Thày xử đúng như con nghĩ thì không đến nỗi ông ấy phải cởi chuồng mà về. Ai ngờ phần ê chề con lại phải nhận ! Thày đáp : Quan giữa công đường có thể mất mũ mà con vô sự được chăng ? Phạm nhân kia có thể bớt được một gậy nhưng vì thế mà làm Quan bẽ mặt được chăng ? Vả lại với kẻ đó mắc đến 3 lần tội như thế, thì sự trừng phạt nó không theo lẽ số học như con nghĩ cho được !

Thư sinh phàn nàn : thưa Thày trước con có theo học một thời gian ở phương Tây, bên đó họ rành mạch 3 nhân 8 bằng 24. Thế thôi, chứ không thấy lắt léo như Thầy giảng đâu ạ ! Họ nói đó là Chân lý, nếu không giữ được thì bảo vệ được cái gì nữa đây ?! Thảm nào con theo Thày phần thua cứ thuộc về mình !

Thày đáp : CHÂN LÝ LÀ ĐIỀU TẤT CẢ CHẤP NHẬN ĐƯỢC con ạ. Điều ta muốn dạy con không hẳn là cách bảo vệ cái lý cố hữu của riêng con mà là để ngộ Đạo về cái LẼ HỢP LÝ ĐỘNG CỦA CUỘC SỐNG ! Con hãy nhìn cây Mía chúng ta đang ăn đây : ở dưới gốc là 3 đoạn, mỗi đoạn gần như là 8 phân, nhưng lên trên ngọn của nó, không phải thế nữa, sẽ không phải là 24 phân nữa đâu con à. Một xe tải trở hàng có 8 bánh xe, nếu làm nó dài gấp 3 lần thế, thì sẽ không cần đến 24 bánh đâu, nhưng lại chở được không phải là gấp 3 mà gấp 5 lần tải trọng so với trước đấy con ạ. 3 nhân 8 bằng 24 là chính xác ! Cần biết cái chính xác đó để xử sự xung quanh nó cho thỏa đáng mọi bề, cân bằng các quan hệ biến động. Nhưng chỉ biết 3 nhân 8 bằng 24 , thế thôi, thì không vượt qua cái Trí của kẻ mọt toán, chẳng đến Trí thức thấu đạt, thiếu tầm đủ giải được biến động của đời, nên sẽ không hiểu và bảo vệ được cái đại cục…chẳng đi đến sự phát triển cho được, sa vào cái ‘thắng – thua’ tủn mủn tầm thường mà thôi. Con đã Tây học, nay Đông học, rồi vẫn chọn đi theo ‘Thày học’ là vì thế con ạ ! Ta tôn trọng phép toán nhưng cần ứng dụng nó, sao cho HIỂU ĐƯỢC SỰ VẬN ĐỘNG CỦA NÓ ĐỂ BẢO TOÀN ĐƯỢC LẼ PHẢI !

Sau này hai Thày trò chia tay nhau… không biết hậu sự thực hư thế nào? Có tin đồn về Thư sinh rằng :

- Anh ta càng mung lung , dần ‘phát điên’ về những diễn giải của Thày
- Anh ta dừng lại ở nước ‘Tề Ngụy’ nào đấy và làm quan khá tốt
- Anh ta cảm thấy đủ trình ‘biến thiên lý luận’ mà làm giảng viên trường xã gì đó
- Anh ta vẫn đi tìm thêm những lớp mới, thày mới để hòng mong hiểu thêm Đời
- Anh ta về với sự bình thường, tình cờ đọc lại bài này….cưởi tủm…. rồi quên hẳn…

Còn tôi, một buổi tối, đọc cuốn sách về Alber Einsstein ( nhà bác học vĩ đại ) trên trang bìa có vẽ ông ấy nhăn trán dí dủm : 3 x 8 = ???? . Thấy có cảm hứng, nên muốn viết một chuyện nho nhỏ như trên…

Khổ !!!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những bài học rèn nhân cách của người Việt xưa

    28/03/2019Chí MinhTôi tự hào vì mình là người Việt với một truyền thống văn hóa, đạo lý tốt đẹp. Nhưng tôi thấy xấu hổ vì những tính xấu của người Việt. Bạn đừng tự ái vì những bài viết chê trách người Việt xấu tính vì liều “thuốc đắng” đó là sự thật...
  • Bài học lịch sử

    16/11/2015Nhà văn Thiếu Sơn (1908-1978)Bỏ được chiếc ngai vàng là một bước tiến vĩ đại giúp cho nhà lãnh đạo phải thân dân, chịu sự kiểm soát của dân. Nhưng cũng do đó mà họ có sự hậu thuẫn thường xuyên của dân tộc. Thiếu sự hậu thuẫn đó hay làm mất sự hậu thuẫn đó, họ sẽ bị lạc lõng cô đơn. Nếu họ không bị nhân dân quật ngã thì họ cũng bị ngoại bang chi phối...
  • Bài học nửa vời

    02/04/2016Trần Cao DuyênTrước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn SGK còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào.
  • Bài học quý giá từ lá thư của người ông quá cố

    25/03/2014Thiên Thảo (theo HuffPost)"Đừng bao giờ nói với ai rằng cháu yêu họ khi sự thực không phải thế", ông James viết trong thư gửi cho các cháu chỉ vài tháng trước khi qua đời...
  • Học lại “một bài học"

    28/06/2011Nguyễn GiaỶ mạnh, hiếp yếu, lấy thịt đè người vốn là câu chuyện không lạ. Con sói độc đuối lý, nhưng nó biết rằng nó có nanh vuốt nên đủ sức làm hại chú cừu kia. Nhưng hãy nhớ, đó là “xã hội” của loài vật, của những loài ăn thịt tham lam, vốn chỉ quen với luật rừng.
  • Những bài học trả bằng nước mắt

    11/01/2011Ngô Minh thực hiệnỞ Huế, nhà văn Nguyễn Khắc Phê là một người "chịu" đọc và thường có "phản ứng" nhanh trên mặt báo. Từ Hà Nội về, ông mang theo một cuốn sách cũ - Những con chim hồng hộc (NXB Phụ Nữ, Trần Đĩnh dịch) dày gần 500 trang...
  • xem toàn bộ