Bài nói về sáu bọn

11:24 CH @ Thứ Tư - 02 Tháng Ba, 2016
Bài thơ phê phán 6 hạng người chỉ biết cá nhân, không chăm lo việc chung của người Việt, được in trong sách Quốc văn tập đọc. Đây là một cuốn sách viết bằng chữ quốc ngữ, gồm 19 bài thơ, do Đông Kinh Nghĩa Thục (năm 1907) tuyển chọn, biên soạn để làm tài liệu học tập và tuyên truyền tư tưởng yêu nước hồi đầu thế kỷ XX. Tác giả của 19 bài thơ được đưa vào tập sách này đều không được ghi rõ họ tên...
.
Đứng trong trời đất là người,
Ai ai cũng có nợ đời một phân.
Sinh trong một nước là dân,
Việc mình chẳng gánh để phần cho ai.
Gớm cho những kẻ vô loài,
Đem thân ra đứng vòng ngoài mà trông.
Người đâu máu lạnh lạ lùng,
Này như sáu bọn còn mong nỗi gì.
Mộttên rằng bọn ù lỳ,
Khát thì tìm uống, đói thì tìm ăn.
Quản chỉ sung sướng nhọc nhằn,
Bụng no cật ẩm là thân xong rồi.
Tiếng rằng cựa cậy ở đời,
Sống người không thích chết người không thương
Ví như cá chậu chim lồng
Gọi là người, thực cũng phường súc sinh.

Hailà bọn chỉ biết mình,
Ngoài mình ra chẳng ân tình với ai.
Vợ con gà chó no rồi,
Dở hay sống chết việc người quách thây.
Hầu bao ních rõ cho đầy,
Cầm bằng sấm sét mà tay chẳng rời.
Kiến ong còn biết giống nòi.
Người sao như thế mấy đời cho yên.

Balà cái bọn thở than,
Thoạt nghe như cũng lo toan việc đời.
Ngồi đâu thở ngắn than dài,
Ra hình yêu nước thương loài lắm thay.
Việc làm khi đã đến tay,
Thời cam chịu những việc này gian nguy.
Ví người đuối đã chìm đi,
Đứng bờ mà khóc ích gì đến ai.

Bốnlà cái bọn mỉa mai,
Dù hay dù dở việc ai cũng cười.
Chẳng đây một chuyện với đời,
Người làm ta cứ đứng ngoài nói ngông.
Như thuyền gặp bão giữa dòng,
Mắng buồm, mắng lái, mắng sông, mắng trời
Hỏi làm sao được đến nơi
Thì giương mất ếch mà thôi hơn gì.

Nămlà bọn bỏ mình đi,
Chịu cam trăm việc việc chi cũng hèn,
Mong người cứ việc làm nên,
Sức mình chịu kém chẳng chen được nào,
Rằng trong một nước bao nhiêu,
Bỏ mình ra cũng chẳng nhiều ít chi.
Ví mà ai cũng thế thì
Việc đời thời chắc việc gì cũng thôi.
Sáulà cái bọn đợi thời,
Việc gì có chắc đến nơi mới làm.
Cơ trời 1) chưa ngã Bắc Nam
Nghĩa dù nên kíp cũng cam chờ trời
Tính sao cho vẹn cả mười,
Không nhưng 2) thì chẳng chịu hoài chút công.
Biết đâu những đấng anh hùng
Dựng nên thời thế đùng đùng ở tay.

Gẫm như sáu bọn trên này
Tan đàn nát nước bởi mầy mà ra.
Phải có nước mới có nhà,
Mất còn họa phúc cũng là chịu chung,
Liệu cũng gắng sức một lòng,
Mạnh đàn 3) mới đứng được trong cõi đời.
Ví mà tan tác từng người
Hùm beo nước lửa thì ai tỉnh cùng.

Khuyên ai chớ có chết lòng,
Bùng con mắt dậy mà trông cạnh trường.
Mấy lời phiên dịch rõ ràng
Anh em chung giống Hồng Bàng 4) xét cho.

Ghi chú:
1. Cơ trời: Máy trời, then máy của trời, ý nói mọi điều đều do trời định, không thể dò biết được.
2. Không nhưng: Nếu không được thế.
3. Mạnh đàn: Sức mạnh của đông người đòn kết.
4. Hồng Bàng theo truyền thuyết là họ làm vua cổ nhất của nước ta. Đây chỉ là dân tộc Việt Nam.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thói tục di truyền, ỷ lại

    27/08/2017Vương Trí NhànNgười sinh ra ở đời có học mà không khôn mới làm hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi. Thế mà người mình có cái tính di truyền “đi học cốt để làm quan"...
  • Đông Kinh Nghĩa thục: Học Nhật Bản chấn hưng đất nước

    26/07/2017Mai ThụcNhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Trung tâm Văn Miếu Quốc tử Giám và Trung tâm Minh Triết Việt đã Tưởng niệm 100 năm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa thục. Họ là những sĩ phu yêu nước thắp sáng tư tưởng Chấn hưng - Duy Tân - Dân tộc, là những bậc thầy góp sức đặt nền móng xây dựng một triết lý giáo dục Tự lập, tự nguyện, học Tinh Hoa dân tộc và thế giới để dạy nên những con người Việt Nam hiện đại...
  • Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

    05/07/2017Nguyễn Trọng TínBỏ lối học từ chương khoa cử, tập trung cho thường thức và thực nghiệm, dạy cả tiếng Việt, Pháp và Hán văn. Chủ trương này lại xuất phát từ tầng lớp nho gia cuối cùng của Việt Nam. Không chỉ thế, chấn hưng công thương, khai mỏ, lập đồn điền, cắt tóc, xuất dương du học… cũng là chủ trương của họ. Dù chỉ tồn tại trong 9 tháng (5.1907 – 1.1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là đỉnh cao của cuộc cách mạng xã hội to lớn đầu thế kỷ 20 có tên là Duy Tân
  • Chỉ tên những tật xấu của người Việt thời nay

    01/03/2016TS Phạm Gia MinhChúng ta hãy cùng nhau lên một danh mục, tạm gọi là “Danh mục các thói hư, tật xấu của người Việt thời nay" nhằm “vạch mặt, chỉ tên” càng chính xác càng tốt những biểu hiện tinh vi và đa dạng của nó.
  • Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát

    24/02/2016Hà Nhi (Thực hiện)GS.NGND Nguyễn Lân Dũng chỉ ra 5 tính xấu của không ít người Việt Nam đó là: Ham tiền, hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào"...
  • 'Cần đánh giá người Việt theo tiêu chuẩn thế giới'

    26/01/2016Hằng NguyễnNhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng, đánh giá con người theo tiêu chuẩn Việt Nam, đất nước khó hòa nhập với sự phát triển văn hóa, văn minh của thế giới...
  • Dân trí người Việt trẻ: thấp hay không thấp?

    02/01/2016Google đã chứng thực rằng ‘dân trí chúng ta thấp’ ... Có thể có bạn trẻ sẽ nhảy chồm chồm lên phản đối, nhưng có lẽ các bậc trên và bạn trẻ nên vào cuộc tìm hiểu rõ hơn bức tranh Google vừa mách nhỏ cho chúng ta...
  • Người Việt đang thể hiện cái văn hóa gì vậy?

    15/12/2015Nguyễn Quang ThânỞ đây không chỉ là câu chuyện với hoa! Vặt hoa, giẫm đạp lên hoa chỉ là thể hiện một thứ văn hóa. Nhưng, cái văn hóa gì vậy?
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Văn minh tân học sách - Cương lĩnh hành động của Đông Kinh Nghĩa Thục

    20/11/2015Chương ThâuTrước đây, trong công trình nghiên cứu VĂN THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX (Nxb Văn hóa, Hà Nội 1961) Giáo sư Đặng Thai Mai có viết: “Những thi ca do Đông Kinh Nghĩa Thục phát động và phổ biến có một ý nghĩa rất quan trọng...
  • Người Việt đang mụ mị vì những cuốn sách 'dạy làm giàu'?

    19/11/2015Đa phần người Việt tìm mua sách "dạy làm giàu" bởi cách PR hoành tráng của đơn vị xuất bản hoặc a dua theo đám đông, dù cho không hiểu gì nhưng vẫn cố đọc. Tất nhiên khi người đọc không có kế hoạch, có suy nghĩ hay ý tưởng thì sẽ chẳng bao giờ hiểu được công thức làm giàu của người khác và luôn tự hỏi tại sao họ làm được mà mình không thể giống như thế...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mê muội hưởng lạc, Lười nhác, ốm yếu, Tệ nạn

    11/11/2015Vương Trí NhànCũng có nhiều người mới học kha khá đã truy hoan, ngày nào cũng mài miệt trong cuộc đỏ đen, thường lui tới các chủ nợ hứa với người ta...
  • Đông Kinh Nghĩa Thục, thử nhìn từ một góc độ khác

    02/07/2015Nguyên NgọcCó một tư liệu có lẽ có thể cung cấp cho chúng ta một câu trả lời độc đáo và thuyết phục, hoặc ít nhất, một gợi ý rất đáng để tiếp tục suy ngẫm, không chỉ để hiểu một quá khứ lịch sử quan trọng, mà còn có thể giúp ta suy nghĩ về những vấn đề đang đặt ra trong phát triển của chính chúng ta hôm nay...
  • Các cụ xưa đã khai dân trí qua sách vở "Đông Kinh Nghĩa Thục" năm 1907 như thế nào?

    23/06/2015Sưu tầmĐông Kinh Nghĩa Thục đã tạo nên một bão táp trong tư tưởng và hành động của sĩ phu đương thời. Học sinh dồn dập đến trường và các trí thức uyên bác được tập hợp lại, cùng nhau giảng dạy, viết giáo trình, tổ chức hội thảo, diễn thuyết, cổ động từ nơi này qua nơi khác… Phong trào mang tính cách mạng rầm rộ về văn hoá và tư tưởng...
  • Đông Kinh Nghĩa thục và những điều kiện Hiện đại hoá

    21/05/2015Nhà nghiên cứu giáo dục Phạm ToànTự do này, độc lập này mà đồng bào ta vừa giành lại, chúng ta phải gìn giữ trong lĩnh vực tinh thần. Các dân tộc trường tồn chính là nhờ có thành tựu nghệ thuật và khoa học. Chúng ta cần dõng dạc và hào hùng tự khẳng định mình trong tư cách một dân tộc. Đó là lời dặn dò của cụ Nguyễn Hữu Cầu – suy ra cũng là những lời dặn dò Đông Kinh Nghĩa thục...
  • 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục: Trong cái nhìn hôm nay

    21/10/2011Cái nhìn của một số trí thức thời nay về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngẫm chuyện xưa để nói chuyện nay - con đường phát triển dân tộc...
  • xem toàn bộ