Báo động đỏ về sự dối trá

02:34 CH @ Thứ Sáu - 31 Tháng Ba, 2017

Xem thêm:

Vấn đề đáng”báo động đỏ” trước hết của xã hội hiện nay (chứ không chỉ đối với ngành giáo dục) là phải bằng mọi biện pháp chống lại sự giả dối, gian trá, đề cao tính trung thực như là tiêu chuẩn đầu tiên để xem xét một con người.

Trách nhiệm chủ yếu của nhà trường là đào tạo nên những con người chân chính. Điều này không có gì mới lạ. Cha ông ta xưa từng nói "Tiên học lễ..." (Chữ "Lễ" cần được hiểu một cách toàn diện và thích hợp với thời đại mới). Vậy mà xã hội và nhà trường hiện nay lại đầy dẫy những hiện tượng "vô lễ". Hãy nói trước hết đến "bệnh thành tích" đồng thời bộc lộ cùng với vô số các "cậu Tú" dự thi đại học đạt điểm cực kỳ thấp vừa qua cũng đã được dư luận báo động.

Ngay sau kỳ thi tuyển vào lớp 10 vừa qua và ngay ở một thành phố vốn có truyền thống học hành, tôi đã "chất vấn" một cán bộ có trách nhiệm ở Sở Giáo dục khi đọc thấy bảng điểm thấp một cách thảm hại: "Học sinh kém như thế, sao các ông lại cho tốt nghiệp phổ thông cơ sở gần như 100%? Vị cán bộ cười một cách đau khổ mà rằng:

"Sao anh lại trách bọn tôi? Nếu Uỷ ban và Tỉnh uỷ cho phép thì ngay kỳ thi sang năm sẽ khác ngay..." Sợ rằng câu nói của vị cán bộ không trung thực hoặc đây là trường hợp cá biệt, tôi chưa dám công bố với ai thì bỗng đọc được tiếng báo An ninh thế giới số cuối tháng 9/2003, GS, TS Nguyễn Cảnh Toàn cho biết: "cách đây 15 năm, bấy giờ tôi đang làm Thứ trưởng... có một ông Giám đốc Sở tình nguyện đi tiên phong. Ông ấy chỉ đạo việc thi phổ thông trong tỉnh rất chặt. Chỉ tốt nghiệp có 30 – 40% thôi nhưng Ủy ban không chịu, Hội đồng nhân dân không chịu…”

Xin lưu ý chuyện cách đây 15 năm rồi, tức thuộc thế kỷ trước, tức cái bệnh này đã mắc lâu lắm rồi! Điều đáng lưu ý nữa là ngành giáo dục muốn chữa mà không được phép! Và nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn bệnh "thành tích" cần phải nói đúng sự thật, căn tiêu nguyên bệnh chủ yếu làsự dối trá. Xin được lưu ý điều nữa: bệnh dối trá đâu chi có trong giáo dục. Chúng ta có thể dẫn ra vô vàn chứng cớ ở khắp các địa hạt. Chỉ riêng vụ án Lã Thị Kim Oanh đã phơi bày biết bao sự dối trá. Tôi đã chứng kiến một kỹ sư nộp hồ sơ đấu thầu xây trường học do Nhật Bản viện trợ khai rằng trong tay có bao nhiêu là máy móc hiện đại công nhân lành nghề, nhưng thực tế chỉ là con số 0! Rồi bao nhiêu là đơn vị xí nghiệp lãi giả lỗ thật...Cả đến mồ liệt sĩ cũng dám làm giả (xảy ra ở một nghĩa trang Quảng Trị mà báo chí đã nêu) thì không cần gì nêu dẫn chứng thêm nữa! Bệnh dối trá thật sự nghiêm trọng vì có thể nói nó đã thành nếp sống của nhiều người (ít ra, theo GS, TS Nguyễn cảnh Toàn, thì nó đã kéo dài 15 năm, thành "nếp" là chuyện tất nhiên!) và nhiều khi người ta hãnh diện công khai nói to giữa chốn đông người: "Thật thà như ông làm sao sống được! Thời thế này phải biết dối trá mới làm ăn được"! Những câu nói, những dòng chữ làm chúng ta đau lòng biết bao, nhưng bưng bít một sự thật như thế chỉ dẫn đến tai hoạ.

Vì vậy vấn đề đáng "báo động đỏ, trước hết của xã hội hiện nay (chứ không chỉ đối với ngành giáo dục) là phải bằng mọi biện pháp chống lại sự giả dối, gian trá, đề cao tính trung thực như là tiêu chuẩn đầu tiên để xem xét một con người. Riêng với ngành giáo dục, bệnh thiếu trung thực là bệnh nặng, ít ra kéo dài đã hơn 15 năm. Dù đau đến mấy cũng phải chữa, để các thế hệ con em chúng ta thực sự nên người. Cuộc "đại phẫu” đau đớn này chỉ có thể được thực hiện nếu các cấp lãnh đạo và toàn xã hội ủng hộ.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đây Hãy thử đặt câu hỏi: Vì sao bệnh "thành tích", lối sống dối trá lại có thể bám dai dẳng trong cơ thể chúng ta như thế? Đây cũng là vấn đề thật hệ trọng.

Hẳn là sẽ có nhiều cách lý giải. Thiển ý của tôi, nguyên nhân chủ yếu là điều kiện, cơ chế xã hội đã tạo đất sống cho những thứ giả dối, kém chất lượng. Một thứ hàng hoá kém chất lượng có thể "lừa" khách hàng khi họ chưa hao giờ được dùng hàng thứ thiệt, hoặc không có biện pháp, trình độ đề kiểm tra, có khi đơn giản chỉ vì loại hàng giả ấy bày bán ở chỗ mờ mờ ảo ảo u u minh minh nên người mua không thể nhận biết! Không phải hoàn toàn giống thế, nhưng loại người "giả", kém chất lượng vẫn "sống", thậm chí nhiều khi chỉ huy cả người giỏi vì công việc chỉ yêu cầu trình độ thấp, hoặc là công việc có thể dựa đẫm, "hữu danh vô thực" chẳng có công cụ nào kiểm tra được, có khi họ được trọng dụng theo kiểu "cáo mượn oai hùm", nhờ núp bóng, dựa vào một thế lực nào đó.

Như vậy, cốt lõi chính là vấn đề sử dụng con người. Khi người tài thực sự được trọng dụng và có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, khi việc tuyển dụng và đề bạt cán bộ có cơ chế, có biện pháp kiểm tra năng lực một cách công khai, loại bỏ những thế lực ngầm tạo ra tệ nạn "chạy chúc" thì những kẻ "học giả" do bệnh "thành tích" và tệ đối trá sản sinh ra sẽ bị loại trừ. Và khi đó, tất nhiên, những “cậu Tú”, những Cử nhân, Tiến sĩ sẽ thực sự xứng đáng với danh hiệu của mình.

Cho dù lớp "học giả" và các thế lực ngầm vẫn luôn muốn duy trì lề lối cũ, xu thế thời đại và thị trường lao động ngày càng rộng mở (như thành phố Thượng Hải đã tuyển rất nhiều chuyên gia giỏi của nước ngoài vào giữ những cương vị quan trọng tại nhiều xí nghiệp) buộc chúng ta phải thay đổi cách học, cách dạy, cách chọn người, để đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu trên trường quốc tế.

(Tháng 10/2010)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: giả dối, khao vong nặng nề

    20/03/2015Vương Trí NhànĐọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của Sở nọ, Sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: bán quẩn buôn quanh, bôi bác giả dối

    28/01/2015Vương Trí NhànViệc buôn bán của ta không được thịnh vượng bằng các nước khác cũng bởi nhiều cớ. Dân ta nhát tính không dám đi xa. Nhiều người cậy có dấn vốn, chỉ ngồi một xó, cái gì cũng chờ người ta mang đến tận nơi, mua tranh bán cướp với nhau, chớ một bước cũng không dám đi đâu cả...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thật như dối, Hợm hĩnh, Voi nan

    25/06/2014Vương Trí NhànVăn chương ta từ trước từ nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng với sự thật tự nhiên...
  • Vũ khí lợi hại nhất là... dối trá

    31/03/2014Quái ĐaoPV: Xin ông cho biết... bí quyết để trở thành một quan tham là gì?
    Quan tham: Không có bí quyết. Bởi một khi đã "quyết" rồi thì không để cho mình bị "bí"!
  • “Cái nóc” và việc tránh cho “nhà dột từ nóc”

    05/10/2006Kiên ĐịnhNgười đứng đầu ngành quan trọng như cái nóc, chân lý này đã được khẳng định từ hàng ngàn năm nay. Ở các nước, việc chọn người đứng đầu được chuẩn bị một cách chu đáo, tổ chức bài bản và công khai. Từ việc phát hiện các nhân tố mới, tổ chức sàng lọc, bố trí vào các vị trí quan trọng để họ thể hiện mình đến việc chức tranh cử, bầu cử một cách bài bản dưới sự giám sát công khai của dân chúng và các phương tiện truyền thông...
  • Nhỏ: dối trá, lớn lên: sao thành người tử tế!

    23/07/2006H. VinhNền giáo dục ngày nay, mục đích thi cử rõ ràng là để lựa chọn những người đủ tâm, đủ tài cho đất nước. Nhưng chúng ta không khỏi băn khoăn, trăn trở qua những kỳ thi nhiều khi bị biến tướng, không phản ánh thực chất của việc học hành và trình độ các thí sinh hiện tại, không phản ánh đúng thực chất của tình hình giáo dục hiện nay...
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • xem toàn bộ