Bí quyết 90/10

03:10 CH @ Thứ Ba - 03 Tháng Bảy, 2018

Thế nghĩa là sao? Hãy xét một ví dụ: Bạn đang ăn sáng cùng gia đình. Con gái bạn làm đổ cà phê lên áo bạn. Chuyện xảy ra hoàn toàn bất ngờ. Điều xảy ra tiếp sau đó là phản ứng thuộc quyền quyết định của bạn. Bạn đã làm gì?

Bạn mắng cháu. Cháu phát khóc. Bạn trách cả vợ mình đã đặt tách cà phê quá gần rìa bàn. Hai người cãi nhau một hồi. Bạn đùng đùng bước lên lầu thay áo. Khi bạn trở xuống con bạn vẫn còn khóc, chưa ăn xong để đi học. Cháu bị lỡ chuyến xe đưa rước. Vợ bạn phải hối hả đi làm. Bạn đi nhanh ra, đưa con gái tới trường. Sợ trễ, bạn chạy vượt đèn đỏ, bị một anh công an chặn lại và phạt. Sau khi đóng phạt, bạn đưa con đến trường trễ mất 15 phút. Con bạn chạy nhanh vào lớp không kịp chào bạn. Bạn đến cơ quan trễ mất 20 phút, lại thấy mình bỏ quên chiếc cặp ở nhà.

Ngày của bạn đã bắt đầu một cách thật khủng khiếp. Chuyện càng lúc càng tệ hại tiếp tục xảy ra. Buổi chiều bạn buồn chán trở về nhà để thấy vợ con không vui vẻ đón mừng mình như ngày hôm trước.

Tại sao bạn có một ngày buồn chán đến thế?
A. Tại tách cà phê?
B. Tại con gái bạn?
C. Tại anh công an?
D. Tại chính bạn?

Câu trả lời đúng là D. Bạn đã không làm chủ cái 90% thuộc quyền phản ứng của mình. Cách phản ứng chỉ trong 5 giây của bạn đã tạo nên một ngày bất hạnh.

Bạn có thể phản ứng theo cách khác. Khi tách cà phê đổ và cháu bé sợ phát khóc, bạn có thể xoa đầu con và nói: “Không sao, lần sau con phải cẩn thận hơn một chút”. Bạn nhẹ nhàng lên lầu thay áo và mang theo chiếc cặp. Bạn xuống nhà vừa kịp vẫy tay chào lại cháu bé khi nó bước lên xe đưa rước đậu đối diện nhà mình. Bạn cũng có thể “mi” vợ và cùng đi làm. Bạn đến văn phòng sớm hơn 5 phút và vui vẻ chào các đồng nghiệp buổi sáng. Có thể sếp cũng khen bạn làm việc siêng năng và hiệu quả.

Hãy nhớ phản ứng của bạn là tối quan trọng. Chuyện bất ngờ chỉ chiếm 10%, 90% còn lại là phản ứng của bạn và hậu quả của nó. Hãy áp dụng bí quyết 90/10 để xử lý mọi việc trong nhà, bạn sẽ thấy cuộc đời đáng sống hơn, bạn đồng ý chứ?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao các nhà làm luật yêu bóng đá?

    17/06/2018Nguyễn Quang ThânCó lẽ có rất ít người không yêu thích bóng đá. Các nhà làm luật và những người có tinh thần thượng tôn pháp luật có cái thích riêng của mình. Bởi bóng đá là một môn chơi thể hiện tính luật pháp chặt chẽ, nhưng không quá máy móc...
  • Quy luật 90/10

    19/12/2017Trần Cao Dũng… Những điều đó xảy ra không chỉ riêng trong kỷ nguyên thông tin. Điều đó đã xảy ra hàng thế kỷ qua. Những ai không có tài sản làm việc cho những ai biết cách tạo ra, sở hữu và quản lý tài sản...
  • Nghịch lý của quy luật 80/20

    02/04/2006Trong marketing, quy luật 80/20 có nghĩa là 80% doanh thu hay lợi nhuận của doanh nghiệp thường do 20% số khách hàng thường xuyên tạo ra (tính thường xuyên này được xác định theo doanh số mua hàng của từng khách hàng)...
  • Các định luật Murphy

    03/11/2005Tương truyền các Định luật (ĐL) Murphy do một sĩ quan không quân sáng tạo ra sau một loạt vấn đề và rắc rối xảy ra tại một sân bay quân sự ở California. Các ĐL này ngày nay đã trở nên rất nổi tiếng. Sau đây là một số ĐL có thể đúng và hầu hết mọi người nhưng đặc biệt đúng với các nhà quản lý...
  • 80/20 Quy luật vàng của mọi thời đại

    09/09/2005Trung DũngVào một lúc nào đấy trong cuộc sống, chúng ta sẽ biết qua quy luật 80/20. Khá đơn giản, vì quy luật này nói lên rằng với 20% nỗ lực sẽ tạo ra 80% kết quả cuối cùng. Có thể bạn đã biết đến quy luật này dưới cái tên “Quy luật Pareto” hay “Quy luật nỗ lực tối thiểu”. Tôi dám chắc với bạn rằng, đây là một khái niệm tiềm ẩn bên trong nó nguồn sức mạnh to lớn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ định hướng được thời gian và sức lực của mình vào những việc có thể mang lại kết quả khả quan nhất...