Bổ đề cơ bản – Sự hợp nhất?

10:58 SA @ Thứ Năm - 26 Tháng Tám, 2010
Bổ đề là gì?

Bổ Đề là phát biểu mang tính thừa nhận trường hợp phổ quát về Sự Vật Hiện Tượng dù trong những môi trường hoàn cảnh khác nhau của chúng.Ví dụ Bổ đề cốt lõi là Mọi Sự Vật Hiện Tượng đều…..chỉ khác nhau về mức độ mà thôi. Mức độ đó chính là Giới Hạn ( mà trong một bài tôi đã viết : Trí tuệ con người có thể vượt mọi Giới hạn, nhưng khả năng tuyệt đỉnh của con người lại ở chỗ con người hành xử như thế nào ở điểm Giới Hạn của SVHT ). Người làm khoa học cố gắng chứng minh tính đúng đắn của Bổ Đề trong những giới hạn khác nhau ( mà ở Giới hạn mới bộc lộ sự khác biệt về chất, từ đó xác định được tính đúng đắn phổ quát của Bổ Đề )

Bài toán Ferma ( an + bn= cn ) không có nghiệm khi n là số nguyên > 2 đến nay vẫn làm say mê và hối thúc các nhà toán học tìm lời giải ( dù theo thống kê và trải nghiệm khoa học của họ là thấy rất đúng ). Được gọi là một Bổ Đề cơ bản. Cho thấy tính hữu hạn về không gian của Định lý Pitago ( chỉ đúng với n = 2 trong hình học phẳng )…Từ đó người ta tưởng tượng hơn rằng nếu Tam Giác Vuông đó được trải theo một mặt Cầu??? Và mở rộng mặt Cầu đó ra như Vũ Trụ, lúc ấy các số được gọi là ‘nguyên dương’ trong không gian đó sẽ có thể mô tả là gì ?...Định lý Ferma đúng thì với cách hiểu của chúng ta ‘số nguyên dương’ là số đếm…1,2,3….1 tỉ….Nhưng nếu chứng minh được định lý Ferma sai thì SVHT trong Vũ Trụ ko thể còn được hiểu thông qua những con số ‘nguyên dương’ như thế nữa…Sự siêu việt của Trí Tuệ là ở chỗ đó !!!


GS Ngô Bảo Châu trong thời gian ở Pháp (Ảnh: Le Parisien)

Bạn có thể và hãy mạnh dạn phát biểu những ‘Bổ Đề của mình’ khi nhận thức và khái quát của Bạn thực sự đã đạt đến độ chín, trên cơ sở trải nghiệm Thế giới quan vi tế, để tổng quát hóa về SVHT mà bạn chứng thực được trong hành trình cuộc sống của mình. Ví dụ ‘Qui tắc Pareto 80 / 20’ cũng là một dạng Bổ Đề đấy! Bạn đừng sợ mình ‘lố’ mà là là khả năng chiêm tư Bạn đầy tin tưởng được rằng phát biểu đó sẽ có giá trị phổ quát. Còn việc chứng minh nó nếu Bạn lấy chính cuộc sống của mình để khẳng định được thì thật tuyệt vời. Chí ít đừng để mình là người buồn tẻ và cuộc sống chán ngắt. Ý tôi muốn nói một điều rất hay ho rằng : trong cuộc sống của mỗi người đã có sẵn một ‘Bổ Đề Nhân Sinh’

Về sự khác và giống nhau :

Diễn tiến của Thế Giới là: Cội nguồn ( Vô tính ) -> Đa dạng ( Khác biệt ) -> Cân hòa ( Quy luật ) -> Giãn nở ( Phân hóa ) -> Quy tụ ( Hợp nhất )

Vật chất muôn hình vạn trạng rất khác nhau, nhưng thực ra đều cấu tạo từ nhóm các Nguyên Tố có trong Bảng Tuần Hoàn Mendeleev…Truy về nhỏ hơn nữa thì đều từ các Nguyên Tử…rồi Điện tử / Hạt nhân….rồi đến Hạt Cơ Bản…Tại qui mô đó thì cả Thế giới Vật Chất lại được bắt đầu từ sự giống nhau hoàn toàn, hay nói cách khác là Vật chất không hề có sự khác biệt giữa chúng, trừ khi chúng phối hợp và lớn dần lên theo những cách khác nhau ( ngẫu nhiễn xác suất…theo ‘cách của Thượng Đế’ ) …từ đó sinh ra những qui luật khác nhau…Tiến bộ nhận thức của con người thông qua sự nhận ra và lý giải các Qui luật của Sự vật hiện tượng trong những môi trường của chúng, rộng hơn nữa là Thế giới chung…Nhưng khuynh hướng muốn hiểu biết sâu thẳm về cội nguồn của Thế giới - ở nơi khởi sự, thứ mà từ đó bắt đầu – thật sự mê hoặc…Cũng có vẻ giống như tâm lý con người dù thành đạt đến đâu cũng muốn truy tìm cội nguồn của mình…Dù sau ân ái mục tiêu có là gì, xảy ra điều gì…thì cái thời điểm khởi sự mới là thăng hoa…giống nhau ở mọi lớp người mà thôi – Cội nguồn, ở đó chính là ‘Nhất Nghi’ – sau đó mới Lưỡng cực -> Tam Nguyên – Tứ Tượng -> Ngũ Hành -> Bát Quái - biến hóa vô cùng – Chân lý ở chỗ Nhất Nghi đó. Nến Triết học Tôn giáo nói : Đời người sống thì phải đi…nhưng rồi gắng mà trở về…Trở về đâu? Về ‘Cát Bụi’ – tức là cái căn nguyên đã sinh ra mình…

Các Tôn giáo xuất phát điểm và cách tiếp cận khác nhau, các triết lý có thể được phát biểu khác nhau, nhưng thực chất ở đỉnh phát triển của nó là giống nhau. Các Quốc gia có nền Chính trị khác nhau…nhưng vẫn có điều chung nhau là về cấu trúc Nhà nước, do vậy Thể chế có thể khác nhau nhưng cũng có thể học hỏi nhau những kinh nghiệm nhất định.

1 triệu máy tính khi vừa xuất xưởng….gần như hoàn toàn giống nhau …nhưng khi đến tay người sử dụng chúng bắt đầu và càng ngày càng khác nhau…nhưng rõ ràng là chúng vẫn giống nhau với những cấu hình cơ bản của chiếc máy tính. 5 ngàn con Kiến Thợ trong 1 Tổ kiến, chúng giống nhau lắm, nhưng sự di chuyển của từng con trong không thời gian là khác nhau. Nhưng phát triển đến như Con Người thì tuyệt đối ko có 2 người giống nhau hoàn toàn dù xem xét ở bất kì phương diện gì…nhưng rõ ràng giống nhau đều là Con người, thậm chí giống nữa ở Bố Mẹ, Chủng tộc, Tâm lý xã hội…nhưng dù thế vẫn là cứ khác nhau… nhờ vậy có tình cảm đặc biệt và liên thông được với nhau nhiều điều, nhưng cũng xảy ra xung đột hoặc tranh chấp… nên mới phức tạp.

Hai hệ thống Kĩ thuật và Xã hội chẳng hạn, là khác nhau nhưng đều giống nhau về cách lý giải : Tiêu chuẩn cấu trúc + Tiêu chuẩn kĩ thuật + Tiêu chuẩn chất lượng. Nên cách hiểu về hệ thống này trợ giúp tích cực cho cách hiểu và vận hành hệ thống kia.

Sự nỗ lực nghiên cứu Loài Khủng Long có lý do cơ bản là : dường như chúng là động vật gốc sinh ra muôn loại động vật khác sau này.Trên một cơ thể người, các tế bào của các bộ phận khác nhau có những cấu trúc, đặc tính khác nhau, nhưng Gen gốc giống nhau, vì thế mới tạo nên tính đồng nhất riêng biệt của một cơ thể sống.

Anber Einstein cuối đời có khát vọng tìm thấy sự hợp nhất Ba Trường : Điện, Từ và lực Hấp dẫn. Điều đó tất cả các Nhà Khoa học đều bằng mẫn cảm logic thấy là rất có lý, nhưng mô hình toán học nào diễn giải được điều đó ? Hiện chưa tìm ra …

Thực ra Tâm của 1 Tam giác hay Tứ giác…, tại đó hội tụ những điểm giống nhau, phản ánh chung một điều gì đó của các đỉnh còn lại…Và toán học đã mô tả được điểu đó bằng những công thức và phương trình. Cũng như thế, rộng và bao quát hơn, Số học, Hình Học, Đại số và Lượng Giác là những môn học khác nhau, và càng nghiên cứu càng phân nhánh chuyên sâu, nhưng càng thấy giữa chúng có tồn tại một điều gì đấy giống nhau, hợp nhất được, liên thông được…Nhưng đó là gì thì cần chỉ được rõ, chứng minh và mô tả bằng chính Toán học…như thế gọi là Bổ Đề cơ bản.

Về khuynh hướng hợp nhất

Con người đều cảm thấy bằng sự hiểu biết, bằng trải nghiệm và lòng tin về khả năng có điều gì đó là Gốc, là Cơ bản, từ đó liên thông, hợp nhất được mọi điều…. Từ đó có thể vận dụng sự lý giải hiện tượng này vào hiện tượng khác, áp dụng mô hình trong lĩnh vực này vào giải quyết một vấn đề trong một lĩnh vực khác….Nhưng phương pháp khoa học thì đòi hỏi phải chứng minh nó. Trước khi đi đến khả năng đó những bộ óc ưu tú thường đưa ra những Tiền đề, những giả thiết ( ví dụ Ba Tiên đề Ơcơlit….) làm nền tảng phát triển một hệ lý thuyết nào đó. Nhưng về sau vẫn thôi thúc hậu thế tìm cách chứng minh.

Sự vật Hiện tượng dù có khác nhau như thế nào nhưng khi đã tồn tại chung trong Thế giới này đều tiểm ẩn một điều cơ bản gì đấy trong chính nó để có thể qui về 5 thuộc tính của Nó với những ‘Vật Khác’ ( mức độ khác nhau trong sự phân loại tương đối về Nhóm / Loài / Chủng / …). Điều cơ bản đó luôn làm say mê và thách đố sự tìm tòi nghiên cứu của con người – Động vật có Trí tuệ - nhận trách nhiệm tự thân là giải đáp bí mật của Thế giới.

o Tính thống nhất ( Mình và Vật khác có mẫu số chung nào đó để cùng tồn tại tương tác )
o Tính ánh xạ ( Mình và Vật khác nào đó có sự đồng dạng phản ánh trong nhau )
o Tính qui nạp ( Mình và Vật khác khi ở một môi trường thì cùng có biểu hiện gì đó )
o Tính tương thích ( Mình và Vật khác vốn có khả năng tiếp nhận, gia tăng nhau )
o Tính hội tụ ( Mình và Vật khác nếu tiếp tục theo cách đúng của mình rồi gặp nhau )

Do đó quay về điều trên : Diễn tiến của Thế Giới là : Cội nguồn ( Vô tính ) -> Đa dạng ( Khác biệt ) -> Cân hòa ( Quy luật ) -> Giãn nở ( Phân hóa ) -> Quy tụ ( Hợp nhất )

Bản thân diễn tiến này đã là một Bổ Đề vĩ đại…mà từng bộ óc ưu tú nhất trong sự nghiệp của mình cố gắng kế thừa tinh hoa của Khoa học để chứng minh nó.

Nói chung Nhân loại có khát vọng hợp nhất mọi thứ : lãnh thổ, thị trường, tiêu chuẩn đo lường, các thể chế….Tại sao ? Vì bản chất của Con người là học hỏi. Sau nữa như thế mới chứng tỏ cái tối cao về khả năng và quyền lực trí tuệ của con người. Nhưng chỉ khi con người thống nhất được các qui luật Thiên nhiên, Xã hội trong hiểu biết của mình thì sống và hành động mới biết tuân thủ, hợp lí mà không gây rối loạn, xung đột – Cách sống thực mà khôn ngoan nhất : giải quyết được nhiều vấn đề về nhu cầu của mình với Thế giới bằng những nguồn lực, năng lực hữu hạn của con người : Lắp cái Ôtô bằng Dụng cụ A, với nguồn điện B…, thì với cái đó cũng có thể lặp được cái Xe máy và ngược lại…sinh ra con đường cho nhiều thứ đi trên đó được mà trật tự, Đồng tiền Y sử dụng được ở Mĩ thì cũng sử dụng được ở VN… Tồn tại thứ ngôn ngữ Quốc tế cũng vì thế. Thay vì mỗi thứ riêng rẽ làm hao tổn, hiệu quả thấp…thậm chí đi đến chia rẽ hay xung đột…Tương tự như vậy người ta đã có mô hình, kinh nghiệm, công thức để giải quyết việc (X) thì nhờ chứng minh được Bổ Đề nên yên tâm, tin tưởng dùng cách đó suy xét qua 5 Thuộc Tính trên để giải quyết việc (Z) mà cũng đi đến kết cục mong muốn.

Vì vậy, những Bổ Đề là nền tảng nhận thức để đi đến sự hợp nhất vĩ đại đó, nên việc chứng minh được nó chính là năng lực tư duy của con người, từ đó hiện thực được khát vọng của mình trong những ứng dụng hiệu quả hóa và khôn ngoan hóa cách hoạt động ứng xử của con người.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mối liên quan của Toán học với Triết học

    08/08/2018Trong việc giáo dục khoa học ngày nay, người ta đã dành cho toán học nhiều sự chú ý. Tôi cũng đã nhìn thấy các triết gia đã đánh giá cao tư duy toán học. Vậy thực chất của toán học là gì, và tại sao nó đóng một vai trò quan trọng như thế trong khoa học và triết học?
  • GS Ngô Bảo Châu và Bổ đề cơ bản Langlands

    14/12/2009Hàm ChâuTháng 12/2009, tạp chí Time (Mỹ), một tạp chí có uy tín quốc tế, đã xếp công trình toán học Bổ đề cơ bản của GS Ngô Bảo Châu thứ 7 trong số 10 khám phá khoa học nổi bật trên thế giới năm 2009. Công trình ấy được công bố năm 2007, sau đó, được giới toán học thế giới kiểm tra, phản biện, rồi công nhận vào năm 2009.
  • Logic học - sợi dây liên kết giữa toán học và văn học

    06/06/2009Nguyễn Cung Hoàng NamThế giới toán học và văn học tuy khác nhau nhưng lại có những nét tương đồng.
  • Toán học dưới cái nhìn triết học

    11/03/2009Nguyễn Cung Hoàng Nam“Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phải ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Các đối tượng toán học đều có đặc điểm như vậy. Thế giới toán học như thể một thế giới vật chất thu nhỏ mà trong có các đối tượng toán học như thể vật chất, còn các tính chất trong toán học như thể các hiện tượng. Nếu triết học nghiên cứu về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng thì toán học nghiên cứu về những đối tượng và các tính chất bất biến của nó.
  • Sự phân tích triết học các khuynh hướng khác nhau trong lập luận toán học

    14/09/2006Vũ Văn ViênXuất phát từ những quan điểm triết học đa dạng và khác nhau, nhiều khuynh hướng trong lập luận toán học đã tiếp cận một cách siêu hình về bản chất của các tiền đề nhận thức luận của toán học và từ đó, đã dẫn tới những hạn chế cơ bản của lĩnh vực này...
  • Toán học vị Toán học hay Toán học vị nhân sinh?

    23/04/2006Hoàng Lê (Thực hiện)Toán lý thuyết chỉ phục vụ sự phát triển nội tại của nó. Toán ứng dụng phục vụ các ngành khác. Ở VN hiện tại, rất cần Toán ứng dụng, trong khi chưa thấy vai trò của Toán lý thuyết...
  • Chứng minh và chân lý trong toán học

    31/03/2006Trích từ cuốn Khoa học và các khoa học của Gilles – Gaston Granger, NXB Thế giớiCông việc của nhà toán học hoàn toàn không qui về chỗ chứng minh. Các bài toán mà anh ta gặp hoặc tự đề ra cho mình chắc hẳn có thể thuộc kiểu: mệnh đề này mà tôi phỏng đoán là chân lý, tôi có thể chứng minh được không?
  • Logic toán và cơ sở toán học

    10/02/2006GS. Phan Đình DiệuBước sang đầu thế kỉ 20, lý thuyết tập hợp đã cung cấp một cơ cở tuyệt vời, làm nền tảng thống nhất cho việc xây dựng và phát triển hầu như toàn bộ các ngành toán học khác...
  • Toán học là gì?

    02/01/2006Ngọc SơnCuốn sách “What is Mathematics?” thể hiện quan điểm của tác giả về toán học dựa trên nền kiến thức Triết học duy vật rộng lớn cũng như quan điểm về việc dạy toán trong nhà trường phổ thông thầy và trò đều phải nắm chắc bản chất và ý nghĩa của môn toán học...
  • Godel và bản tính của chân lý toán học

    28/12/2005Nguyễn Tiến Văn dịch và giới thiệuĐây là cuộc trò chuyện giữa bà và tạp chí Edge ngày 6.8.2005 về việc đi tìm căn gốc của Định lí bất toàn trong toán học của Godel. Lí luận chân lí số học đúng nhưng không thể chứng minh hiện hữu trong lí luận thời cổ Hy Lạp của Epimenides. Định lí của Godel còn xuất phát từ sự chạm trán giữa các nhà lý luận thực chứng học ở Vienna (trong đó có Wittgenstein) với Gode trên lập trường triết học Platon...
  • Vai trò của toán học trong sự hình thành và phát triển thế giới quan duy vật

    04/08/2005Nguyễn Kim YếnTriết học là thành tựu nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo con người và loài người nói chung. Quá trình hình thành và phát triển của triết học diễn ra quanh co, phức tạp và lâu dài. Trong quá trình đó, toán học đã đóng góp một phần rất quan trọng. Trong phạm vi bài này, chúng tôi làm sáng tỏ vai trò của toán học trong việc hình thành và phát triển thế giới quan duy vật thông qua lịch sử toán học.
  • Bản chất của Toán học hay là mối liên hệ Toán học & Thực tế

    04/08/2005Minh BùiToán học đóng vai trò là phương pháp luận khoa học, chung cho mọi ngành khoa học mà nghiên cứu những đối tượng, hiện tượng khác nhau của thực tiễn. Toán học ngày một hình thành nên những khái niệm, quy luật mới phản ánh sâu sắc hơn bản chất quan hệ số lượng và cấu trúc của hiện thực. Vì thế toán học ngày càng phục vụ hiệu quả hơn trong hoạt động thực tiễn.
  • xem toàn bộ