Bổn phận của người tri thức là nói lên sự thật

04:04 CH @ Thứ Tư - 16 Tháng Ba, 2016
Tên tuổi, tài năng và đức độ của GS Lý Chánh Trung đã khiến nhiều người tôn trọng, quý mến. Ông sinh năm 1928 tại Sài Gòn. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cũng như nhiều thanh niên thời ấy, ông đã tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong, Thanh niên Cứu quốc và gia nhập trung đội du kích Phạm Hồng Thái. Do ông bị kiết lỵ và sốt rét tưởng chết nên người mẹ lặn lội vào chiến khu đưa về Trà Vinh trị bệnh.
Sau đó, ông quay lại Sài Gòn. Khi đó, thầy dạy học của ông, một giáo sư người Bỉ vì có tinh thần ủng hộ Việt Nam độc lập nên thực dân Pháp bị trục xuất. Trước lúc chia tay, thầy dặn dò ông: đừng bao giờ làm việc cho Tây; thứ hai cố gắng đi học, nếu không thì vào lại chiến khu. Thầy có cho ông địa chỉ liên lạc với bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng cũng là người của kháng chiến, nhưng bấy giờ ông Hưởng đã vào khu. Do đó, ông không thể bắt liên lạc được với ai. Cuối cùng ông viết thư thưa chuyện với thầy. May mắn, vị thầy tốt bụng này đã tìm cho ông một suất học bổng. Có lần ông kể: “Bấy giờ tiền tàu đi đắt không chịu nổi. Tôi nhớ mẹ tôi bán hết đồ nữ trang được 6.000 đồng. Đó là năm 1947”.

Sang Bỉ, sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học ở Viện Đại học Louvain, lấy hai bằng cử nhân chính trị xã hội học, và cử nhân triết học. Ông giải thích: “Vì tôi nghĩ các môn học nhân văn xã hội cuối cùng đều đi tới giải quyết những vấn đề triết học”. Sau đó, năm 1953, ông qua Pháp làm luận văn tiến sĩ về triết gia Emmanuel Mounier. Sau khi luận án sắp hoàn thành, ông nhận được tin chiến thắng Điện Biên Phủ. Sự kiện này đã thay đổi cuộc đời ông: “Tôi thấy mình cần phải về góp phần vào tiến trình vận hành của đất nước, của dân tộc. Tôi chỉ tiếc mình đã làm luận án tiến sĩ gần xong. Nhưng tôi nghĩ một người giỏi như Emmanuel Mounier còn nhảy ra lập tờ Esprit đấu tranh chống phát xít, mà mình khăng khăng một mực quyết làm luận án tiến sĩ về ông ta thì thật vô duyên, trong khi tình hình bên nước nhà lại quá khẩn trương”.

Từ năm 1955, trở về Sài Gòn, GS Lý Chánh Trung dạy triết học ở các trường trung học và Đại học Văn Khoa Sài Gòn, Đà Lạt, đồng thời làm việc ở Bộ Giáo dục. Bên cạnh đó, ông còn tham gia viết báo, viết sách công khai bày tỏ tinh thần yêu nước và tham gia các phong trào đấu tranh tại đô thị miền Nam. Những tác phẩm nổi tiếng của ông có ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp trí thức như Cách mạng và đạo đức(1966), Tìm về dân tộc (1967), Ba năm xáo trộn (1967). Tìm hiểu nước Mỹ (1969) … Về quan điểm phản biện, ông nói rõ ràng: “Bởi từ muôn đời, bổn phận của người trí thức là nói lên sự thật hoặc những điều mình tin là sự thật. (Thay lời tựa Bọt biển và sóng ngầm- in 1971).
.
Với kiến thức sâu rộng, lý luận sắc bén và luôn giữ được sự điềm tĩnh, khách quan - những bài viết của GS Lý Chánh Trung luôn gợi cho bạn đọc sự ngẫm nghĩ. Lật lại các báo chí trước 1975 như Tin Sáng, Đuốc Nhà Nam, Đối Diện, Đất Nước.. hầu như số nào ông cũng trình bày, bình luận một vấn đề về thời cuộc. Ông công khai ca ngợi những người đã sống và chết cho Tổ quốc như Trần Văn Ơn, Nhất Chi Mai, Quách Thị Trang, ủng hộ phong trào đấu tranh của SVHS… và tất nhiên ông cũng không né tránh phê phán thực trạng xã hội.
Có lẽ một trong những dấu ấn lớn nhất của GS Lý Chánh Trung, như chính ông từng nhìn nhận, đó là lúc ông viết bài Nói chuyện với người đã khuất - nhân tạp chí Đất Nướcthực hiện số báo 14 (phát hành tháng 10.1969). Đó là tờ báo duy nhất ở miền Nam tập trung cả một số báo viết về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, tất nhiên tờ báo đó đã bị chính quyền tịch thu ngay lúc vừa đem ra khỏi nhà in.
Sau ngày thống nhất đất nước, GS Lý Chánh Trung giữ các chức vụ như Phó Chủ tịch Hội trí thức yêu nước, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học TP.HCM, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc VN và Đại biểu Quốc Hội các khóa VI, VII, VIII (1977-1992). Tất nhiên, với tư duy của một nhà trí thức chân chính, GS Lý Chánh Trung vẫn tiếp tục có những tiếng nói phản biện mạnh mẽ nhằm thúc đẩy sự việc ngày một tốt đẹp hơn. Một trong những ý kiến gây xôn xao dư luận nhất, nhiều người vẫn còn nhớ là bài viết Về một môn học mà thầy không muốn dạy trò không muốn học (Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhậtra ngày 13.11.1988).
.
.
GS Lý Chánh Trung qua đời vào sáng ngày 13.3.2016 tại TP.HCM, an táng tại nghĩa trang Hoa viên Bình Dương lúc9g ngày 15.3. Báo Phụ Nữ Xin chia chân thành buồn cùng gia quyến của GS.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thật của ngày nói dối

    01/04/2019Nguyễn Việt HàKhông phải ngẫu nhiên, nhân loại có nhiều đau đớn để trưởng thành đã tự dành riêng cho mình một ngày "Cá tháng Tư", thoải mái cho phép rồi sâu xa nâng niu những lời mang vẻ nói dối. Con người đã lầm lạc và con người chân thành muốn phản tỉnh. Ở cái ngày này mọi người được quyền đem đạo đức đem chân lý đem tình yêu tình bạn, những thứ bất khả xâm phạm ra cay đắng trêu đùa. Còn có cách gì nhân văn hay hơn, khi những điều thực sự thiêng liêng được thanh thản hài hước phản biện.
  • Sự thật với nhà báo

    20/06/2018Ngòi bút viết ngược sự thật, dù với mục đích nào, cũng đều không thể biện minh trước lương tri của người cầm bút và niềm tin của người đọc. Bởi ngòi bút viết ngược sự thật sẽ như con dao đâm ngược vào niềm tin và cả kỳ vọng mà người đọc dành cho báo chí và người cầm bút...
  • Sự Thật và Dối Trá

    01/04/2018Một hôm, sự thật và dối trá gặp nhau tại một ngã ba đường. Hai bên trao đổi với nhau về cuộc sống....
  • Sự thật lịch sử và quyền lợi dân tộc

    13/03/2018Trần Văn ChánhNếu việc nói lên sự thật như một đòi hỏi tất yếu của khoa học lịch sử mà có phương hại cụ thể đến quyền lợi quốc gia, trong điều kiện mối quan hệ đặc thù giữa hai nước như trong trường hợp Trung Quốc với Việt Nam thì người viết sử có thể làm được những gì?
  • Xác minh sự thật lịch sử không đơn giản

    31/07/2017Thư Hiên thực hiện“Chức năng cao cả nhất của lịch sử là tôn trọng sự thật. Tuy nhiên, nhận thức lịch sử là một quá trình” - giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trò chuyện cùng TTCT sau lễ vinh danh học sinh giỏi quốc gia môn sử lần đầu được tổ chức.
  • Ngộ về Sự Thật

    02/04/2016Nguyễn Tất ThịnhTôi đến Sài Gòn, một doanh nhân biết xin gặp, mời tôi đến chơi nhà, giãi bày về những điều của anh ấy với tôi. Có ý rằng : hãy viết một điều gì đấy, miễn là thêm một người cùng hiểu, cùng phản tỉnh thì cũng là có ích. Anh ấy còn nhấn mạnh: Thày nhá, vì phương châm của Thày là ‘truyền bá reo ( gieo ) rắc, thức tỉnh!’ thì hãy viết không cần ghi tên em thôi!
  • “Dù tôi có lên tiếng hay không, sự thật vẫn còn đó”

    30/10/2015Trong sự kiện văn chương rất náo nhiệt suốt thời gian qua trong nước, một trong những người được coi là ” trong cuộc” là nhà thơ Du Tử Lê, nhưng ông lại chẳng hề lên tiếng. Thật đáng để thắc mắc. Khi hẹn ông trao đổi về chuyện này, tôi thấy rõ ông ngập ngừng ít lâu, nhưng rồi nhận lời...
  • "Sự thật đáng buồn của thế giới văn minh"

    25/08/2015Huyền AnhChùm ảnh hoạt họa của Steve Cutts dưới đây có thể khiến mỗi người trong chúng ta phải suy ngẫm về cuộc sống hiện tại của chính mình...
  • Bắt đầu từ nhìn thẳng vào sự thật

    03/02/2012Nguyễn TrungĐầu xuân Nhâm Thìn, phóng viên Tuổi Trẻ nhận được email bài viết khai bút của ông Nguyễn Trung (nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) “Khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ”, từng câu chữ của ông vẫn cháy bỏng tâm huyết như hồi đầu năm 2006 khi ông gửi đến Tuổi Trẻ bài viết về “thời cơ vàng, hiểm họa đen” của đất nước. Gặp lại ông, câu chuyện gần xa rồi lại chạm đến chủ đề thời sự: Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng.
  • Sự thật về “dị nhân” hô phong hoán vũ...

    18/09/2011Quang DuẩnNhững ngày qua, thông tin về “dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh tuyên bố có thể dùng siêu năng lực để ngăn mưa trong 7 ngày diễn ra Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã làm dư luận xôn xao…
  • Phút nói thật của giáo viên: Sự thật nhức nhối!

    31/10/2003"- Em không làm được bài à? Đi "vệ sinh" đi!!!? - Em chưa học bài gì sao? Về chỗ, 5 điểm!?" Có những chuyện kể ra nghe như tiếu lâm ấy mà lại là sự thật, sự thật nhức nhối có ở hầu khắp các trường hiện nay. Phút nói thật dưới đây của các thầy cô cũng là giây phút người ta phải giật mình: hoá ra cả thầy cả trò đều là nạn nhân...
  • xem toàn bộ