Các nhà khoa học nổi tiếng nói gì về vai trò của tâm linh trong khoa học?

Quý Khải biên dịch
09:41 SA @ Thứ Hai - 29 Tháng Sáu, 2015

Một số người có thể coi khoa học và tâm linh là hai phạm trù không thể đồng thời tồn tại, nhưng một số nhà khoa học vĩ đại nhất thời hiện đại đã nhìn nhận chúng là hai thứ không thể tách rời...

Albert Einstein (Anh-xtanh) trong một buổi thuyết giảng ở Viên, Áo vào năm 1921. (Ảnh: Ferdinand Schmutzer)

Albert Einstein:

“Cảm xúc đẹp nhất và sâu sắc nhất của con người chính là biết kinh ngạc trước sự huyền bí. Cảm xúc này là hạt mầm của tất cả các ngành khoa học chân chính. Những ai không còn có cảm xúc đó, không còn biết ngạc nhiên và trầm trồ nể phục thì cũng tựa như đã chết. Khi biết rằng điều nhìn không thấy sờ không được thực sự có tồn tại, và biểu lộ dưới một dạng thức trí tuệ cao nhất, với vẻ đẹp rạng rỡ nhất mà khả năng thấp kém của chúng ta chỉ có thể hiểu được dưới những dạng thức tối nguyên thủy – cái nhận thức này, cái cảm giác này, là nền tảng của sự mộ đạo chân chính”.

… Trải nghiệm tôn giáo vũ trụ là động lực mạnh mẽ nhất và cao quý nhất của lĩnh vực nghiên cứu khoa học”.

Prof--Jahn-and-Brenda-of-PEAR-LAB

Robert G. Jahn – Giáo sư ngành khoa học hàng không và nguyên hiệu trưởngTrường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng thuộc Đại học Princeton đã nói:

“Các nhà khoa học thật sự vĩ đại của thời kỳ này hay bất kỳ thời kỳ nào khác, rất ít trong số họ phủ nhận tầm quan trọng của các nhân tố huyền bí trong khả năng sáng tạo của chính họ. Liệu khoa học hiện đại có đủ năng lực kỹ thuật, nhận thức và trực giác để minh họa, thấu hiểu và bao hàm những nhân tố ẩn hiện đó một cách hệ thống và nghiêm túc trong mô hình phân tích hay không? – Đây mới là điều rối rắm và gây tranh cãi”.

Max_Planck_(1858-1947) quoted
Nhà vật lý người Đức Max Planck (khoảng năm 1930)

Max Planck, cha đẻ của vật lý lượng tử đã nói:

“Các nhà khoa học đã hiểu được rằng xuất phát điểm của nghiên cứu không hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của các giác quan, và khoa học không thể tồn tại nếu thiếu một phần nhỏ các yếu tố siêu thường. Ngành vật lý hiện đại đã làm chúng ta đặc biệt ấn tượng với chân lý của học thuyết truyền thống – rằng có các thực tại hiện hữu bên ngoài các giác quan của chúng ta; và trong một số vấn đề và mâu thuẫn nhất định, những thực tại này sẽ có thể hữu ích hơn đối với chúng ta so với ngay cả kho báu quý giá nhất của thế giới trải nghiệm [thông thường]”.

“Niềm tin vào điều kỳ diệu là một nhân tố rất quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại… Liệu có tồn tại ở đó một vài khoảng trống tuyệt vời cho niềm tin vào điều kỳ diệu, bất kể dạng thức bên ngoài của nó kỳ quái và phi lý đến đâu?”

“Là một người đã dành cả cuộc đời cho ngành khoa học nhạy bén nhất, cho việc nghiên cứu vật chất, dựa trên các kết quả nghiên cứu về nguyên tử tôi có thể nói rằng: Không có vật chất nào như vậy. Tất cả vât chất đều khởi nguồn và tồn tại nhờ có một lực khiến các phần tử của một hạt nguyên tử rung động, cũng như duy trì quỹ đạo các thành phần của ‘cái hệ mặt trời nhỏ bé nhất’ – nguyên tử này. Chúng ta phải giả định rằng đằng sau cái lực này có tồn tại một ý thức có linh tính và trí tuệ. Ý thức là ma trận của tất cả vật chất”.

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Tác giả Tara MacIsaac, Epoch Times
Đọc bản gốc ở đây.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gợi ý về minh triết tâm linh & cuộc sống

    24/10/2019Tuệ Thiền Lê Bá BônNgày nay có nhiều nhà khoa học xiển dương các giá trị của tôn giáo, vì thế tôi xin trích dẫn một số quan điểm của vài vị Phật giáo...
  • Khoa học hay tâm linh?

    31/10/2016Phong DoanhKhoa học đúng là cao siêu nhưng chỉ là đi tìm và giải thích những quy luật mà Siêu nhiên đã vạch ra trong bản thiết kế ban đầu. Vì vậy mọi cái trên đời này, trong vũ trụ này đều do Trời sinh ra thế. Chỉ có điều chúng ta hay hồ nghi nên mới tìm hiểu xem Trời sinh ra và điều khiển chúng như thế nào. Vì vậy mà mới có Khoa học...
  • Những lầm lẫn tai hại về thuật ngữ Tâm linh

    01/12/2014Đỗ Kiên CườngTrên ChungTa.com ngày 17/09/2014 có đăng lại bài viết của Hà Yên “Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa”, với rất nhiều lời lẽ đao to búa lớn. Tuy nhiên, thầy Trần Quang Đại, Trường THPT Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh, đã viết một bài bình luận và phản biện rất thuyết phục. Xin được trân trọng cảm ơn thầy! Và tôi xin tiếp lời thầy Trần Quang Đại, nói rõ nguyên nhân của những lầm lẫn tai hại về thuật ngữ tâm linh...
  • Không có cái gọi là "Chủ Nghĩa Duy Vật Tâm Linh"

    30/07/2014Đỗ Kiên CườngMột cách ngắn gọn, về mặt triết học, tôi cho rằng không thể có cái gọi là “chủ nghĩa duy vật tâm linh” với tư cách là một triết thuyết có thể sánh vai với các triết thuyết khác. Về mặt khoa học, có vẻ Hồ Bá Thâm muốn cổ vũ cho sinh lực luận, một quan niệm triết học - khoa học đã chết từ năm 1828, khi ông đang muốn tin linh hồn có thật dựa trên các hiện tượng đầu thai hoặc luân hồi...
  • Nhận thức lại bản chất của ý thức và tâm linh

    30/07/2014Hồ Bá ThâmTrước sự tác động của khoa học hiện đại cũng như các hiện tượng tâm linh đang tạo ra những nhận thức về ý thức, về bản chất của ý thức và tâm linh, thậm chí có thể dẫn tới thay đổi nhận thức khá quan trọng, có tính cơ bản về vấn đề này...
  • Về Uri Geller, nhà tâm linh “lừng danh thế giới”!

    29/03/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngTại sao Uri Geller trở thành nhà tâm linh nổi danh nhất lịch sử là một vấn đề thú vị cần được giải thích rõ ràng trong lĩnh vực dị thường học. Trong 40 năm qua, đây là chủ đề thu hút sự chú ý chưa từng có của dư luận.
  • Tâm linh dưới cái nhìn của Phật giáo

    04/02/2014TT Ts Thích Phước ĐạtMục đích của đạo Phật là giới thiệu cho mọi chúng sinh về con đường đoạn trừ khổ đau, thành tựu giải thoát ở đời này và đời sau. Từ tâm linh theo Phật giáo được hiểu là cuộc hành trì nội tâm; con đường trở về với tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, thành tựu Niết bàn...
  • Thống nhất tâm linh và khoa học

    09/09/2013Đào Thanh OaiThế giới mà ta biết gồm những vật thể sống và những vật thể không chứa đựng sự sống. Có những sự vật hiện tượng hữu hình và hiện tượng sự vật vô hình….Các hiện tượng điện, từ, cơ, nhiệt...có thể tạo ra một cách dễ dàng phải chăng đó là một nguyên nhân dẫn đến thành tựu khoa học dựa trên việc nghiên cứu về các hiện tượng này đã tiến xa...
  • Thử giải thích hiện tượng tâm linh

    12/12/2010Đào Thanh OaiCách hiểu thông thường nhất về thế giới tâm linh là một thế giới ở bên kia, thế giới ở đằng sau cái chết, thế giới của các linh hồn, thế giới của thần linh và ma quỷ... khoa học ngày nay cần phải trả lời là cái thế giới đó có thật không?
  • xem toàn bộ