Cái chết của đạo đức hay Đạo đức là phản xạ có điều kiện về phương diện văn hoá

Đặng Ngọc Hùng dịch
08:48 CH @ Thứ Ba - 16 Tháng Hai, 2016

Jesse Prinz, Giáo sư Triết học nổi tiếng của Trường Đại học New York

Các cuốn sách củaJesse Prinz gồm: Phản đối sự tham lam, Cấu trúccảm xúc củađạo đứcNgoài bản chất người.

Trong chuyên luận Cái chết của đạo đức hay Đạo đức là phản xạ có điều kiện về phương diện văn hoá, ông nêu lên một số luận điểm có tính tranh luận về đạo đức trên cơ sở tán thành sự tiếp cận về phương pháp luận của thuyết tương đối. Tuy chưa chắc hoàn toàn gặp gỡ chúng ta, nhưng một vài quan điểm của ông về đạo đức cũng đáng để chúng ta xem xét vì tính khách quan của vấn đề. Trân trọng trích dịch và giới thiệu cùng bạn đọc.

Trong tranh luận về đạo đức, ai cũng cho rằng mình đúng và người tranh luận với mình là sai lạc. Những người theo thuyết tương đối không chấp nhận giả định này. Họ tin rằng trong việc đối lập ý kiến về đạo đức, có thể cả hai bên đều đúng. Thuyết tương đối bị phê phán khắp nơi. Người ta đả kích, xem nó chẳng biết gì nhiều về thế giới này nhưng ra vẻ tự cao tự đại, nguy hiểm và thậm chí chẳng ăn nhập gì với cuộc sống. Các nhà triết học đạo đức, các nhà thần học và các nhà khoa học xã hội luôn nỗ lực chỉ ra các giá trị khách quan để ngăn chặn sự nguy hiểm của thuyết tương đối. Tôi nghĩ rằng những nỗ lực này bị phá sản. Thuyết tương đối về đạo đức là một học thuyết đáng tin cậy và nó có những hàm ý quan trọng giúp chúng ta kiểm soát cuộc sống của bản thân, tổ chức xã hội và ứng xử với người khác.

Những kẻ ăn thịt người và những cô dâu trẻ con

Đạo đức ở các thời đại và khu vực không giống nhau. Cùng một sự vật, hiện tượng nhưng đối với người này thì tốt đẹp nhưng với người khác thì xấu xa. Hãy lấy tục ăn thịt người – cái tục lệ có thật diễn ra ở nhiều tộc người ở nhiều nơi trên thế giới – để xem xét vấn đề. Nhà nhân học Peggy Reeves Sanday phát hiện bằng chứng về việc tục ăn thịt người chiếm “tỷ lệ” 34% các nền văn hóa trong một ví dụ xuyên suốt tiến trình lịch sử. Hoặc các môn thể thao gây đổ máu, chẳng hạn như những trò diễn ra trong những đấu trường La Mã, nơi hàng ngàn người theo dõi trong trạng thái phấn khích cảnh những người khác phải quăng thân vào cuộc chiến sinh tử đáng nguyền rủa. Giết người để thỏa niềm vui cũng được ghi chép trong các nền văn hóa có tục săn đầu người, ở đó việc chém đầu người khác đôi khi là một hoạt động có tính tiêu khiển. Nhiều xã hội từng tiến hành những hình thức tra tấn và hành hình để công chúng xem một cách cực đoan, ví dụ như bối cảnh châu Âu trước thế kỷ 18. Và có những nền văn hóa ở đó người ta làm những việc chỉ nghe đã thấy đau đớn: rạch mông, khâu bít bộ phận sinh dục phụ nữ, bó chân- một thực tế kéo dài cả 1.000 năm ở Trung Hoa và có liên quan đến chủ ý làm đau đớn và tê liệt những cô gái trẻ. Sự thay đổi thái độ đối với bạo lực diễn ra cùng với sự thay đổi thái độ đối với tình dục và hôn nhân. Khi nghiên cứu các xã hội độc lập về phương diện văn hóa, các nhà nhân chủng học phát hiện trên 80% cộng đồng trong số đó cho phép đàn ông được đa thê. Hình thức hôn nhân “đặt đâu ngồi đấy” cũng phổ biến; và ở một số nền văn hóa, cha mẹ gả chồng cho con gái khi họ còn ở tuổi dậy thì hoặc thậm chí còn nhỏ hơn thế nữa. Một số vùng của Ethiopia, phân nửa các cô gái kết hôn trước sinh nhật lần thứ 15 trong đời mình.

Đương nhiên, cũng có những điểm tương đồng giữa các nền văn hóa về đạo đức. Không có cộng đồng nào tồn tại dài lâu nếu thành viên của nó không ngừng tấn công người láng giềng một cách vô cớ hoặc không khuyến khích việc nuôi con. Nhưng, với những sự câu thúc nặng nề này, hầu như bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Một số cộng đồng cấm tấn công người hàng xóm, nhưng khuyến khích tấn công làng bên. Một số cộng đồng khuyến khích các bậc cha mẹ phạm tội giết trẻ sơ sinh, gây nhục hình thân xác đối với trẻ em, hoặc bắt các em lao động chân tay hay làm nô lệ tình dục.

Với những sự biến đổi trên đây, chắc là phải thét lên để giải thích. Nếu đạo đức là khách quan, liệu chúng ta sẽ tìm thấy sự nhất trí lớn hơn chăng? Những người theo chủ nghĩa khách quan trả lời theo hai cách khác nhau:

Phủ nhận sự khác nhau. Một số môn đệ của chủ nghĩa khách quan cho rằng sự khác nhau về đạo đức bị phóng đại quá mức – con người thực ra đồng ý về cùng những giá trị nhưng do có niềm tin thực tế hoặc hoàn cảnh sống khác nhau nên có cách hành xử khác nhau. Ví dụ, những chủ nô lệ có thể tin rằng nô lệ của mình kém cỏi về trí tuệ và những người Inuits giết trẻ sơ sinh có thể bị buộc phải làm như vậy do sự khan hiếm tài nguyên nơi lãnh nguyên. Nhưng có một sự vô lý ai cũng thấy là tất cả những sự khác biệt về đạo đức có thể được giải thích theo cách này. Trước hết, sự khác biệt về niềm tin thực tế và hoàn cảnh cuộc sống được viện ra trên kia hiếm khi biện minh cho cách hành xử có liên quan. Phải chăng sự thấp kém của một nhóm người thực sự là lý do biện minh cho việc nô dịch hóa họ? Nếu thế, tại sao chúng ta không nghĩ rằng điều đó mặc nhiên được chấp nhận để nô dịch những người có chỉ số IQ thấp? Điều kiện cuộc sống trong lãnh nguyên biện minh cho việc giết trẻ sơ sinh? Nếu vậy, tại sao chúng ta không giết sạch ngay những đứa trẻ nghèo khổ trên khắp thế giới thay vì quyên góp cho Hội Từ thiện quốc tế? Sự khác nhau về hoàn cảnh không cho thấy con người ta chia sẻ các giá trị, chia sẻ mọi người, đúng hơn là chúng giúp cho việc giải thích tại sao các giá trị kết luận lại rất khác nhau.

Phủ nhận những vấn đề khác nhau đó. Những người theo chủ nghĩa khách quan thừa nhận sự tồn tại của hiện tượng khác nhau về đạo đức cho rằng sự khác nhau là hậu quả của thuyết tương đối; suy cho cùng, các lý thuyết khoa học cũng khác nhau, và chúng ta không quả quyết mọi lý thuyết đều đúng. Phép loại suy này không chấp nhận được. Sự khác nhau của các lý thuyết khoa học có thể được giải thích bằng sự quan sát không đầy đủ hoặc thiếu thốn công cụ; sự tiến bộ trong mỗi lý thuyết đưa tới sự hội tụ. Khi những sai lầm trong khoa học được chỉ ra, người ta bắt tay điều chỉnh. Ngược lại, đạo đức không để lại dấu vết khác nhau trong quan sát, và cũng không có bằng chứng về sự hội tụ hợp lý như là kết quả của các cuộc xung đột đạo đức. Chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Tây không kết thúc bởi vì những quan sát khoa học mới; nói đúng hơn nó đã kết thúc với cuộc cách mạng công nghiệp, đưa đến một nền kinh tế dựa trên tiền lương. Thật vậy, chế độ chiếm hữu nô lệ trở nên thịnh hànhsau thời kỳ Ánh sáng khi khoa học được cải thiện. Ngay cả với sự hiểu biết hiện đại của chúng ta về bình đẳng chủng tộc, Benjamin Skinner đã chỉ ra rằng thời đại ngày nay ngày càng có nhiều người trên toàn thế giới thực ra là sống trong chế độ nô lệ hơn cả thời kỳ đỉnh cao của sự buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Với đạo đức, tình hình không giống như khoa học, không có tiêu chuẩn nào đạt mức được công nhận phổ quát để sử dụng trong việc kiểm tra, xác nhận hay điều chỉnh khi bất đồng xảy ra.

Những người theo chủ nghĩa khách quan có thể trả lời rằng những tiến bộ rõ ràng đã được con người tạo ra. Chẳng phải giá trị của chúng ta tốt hơn so với giá trị của những xã hội 'nguyên thủy' nô dịch – nơi diễn ra nạn nô dịch, ăn thịt người và chế độ đa thê – hay sao? Ở đây chúng ta gặp nguy hiểm do sự tốt hơn giả định mà chúng ta tự nghĩ một cách thiển cận. Nền văn hóa nào cũng nghĩ mình thủ đắc chân lý đạo đức. Xét ở viễn cảnh bề ngoài, sự tiến bộ của chúng ta có thể được xem là một sự thụt lùi. Hãy quan sát tình hình sản xuất nông nghiệp, sự tàn phá môi trường, các loại vũ khí giết người hàng loạt, sự khai thác của tư bản, sự toàn cầu hóa không cưỡng nổi, sự đô thị kém cỏi và việc đưa người thân lớn tuổi vào nhà dưỡng lão. Cách sống của chúng ta có thể trông lố bịch trong con măt của tiền nhân và những thế hệ hậu sinh.

Cảm xúc và tâm trí

Quan điểm về sự khác nhau của đạo đức được lý giải tốt nhất bằng cách giả định rằng đạo đức – khác với khoa học - không dựa trên lý trí hay sự quan sát. Thế đạo đức dựa trên cái gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải xem xét đạo đức được nhận thức như thế nào.

Trẻ em bắt đầu tìm hiểu các giá trị khi chúng họ còn rất nhỏ, trước khi chúng có thể suy luận có hiệu quả. Trẻ em hành xử theo cách mà người lớn không bao giờ chấp nhận được: la hét, ném thức ăn, vứt quần áo vương vãi khắp nơi, vấp ngã, bị trầy xước, cắn nhau và nói chung là làm ầm ĩ cả lên. Giáo dục đạo đức bắt đầu khi cha mẹ chúng uốn nắn những hành vi có tính phản xã hội của chúng, và các bậc phu huynh thường làm như vậy bằng cách quy định cảm xúc của con trẻ. Phụ huynh đe dọa trừng phạt thân xác ("Con muốn nát mông không hả?"), họ giảm sự âu yếm với chúng ("Ba/mẹ… không chơi với con nữa đâu!"), tẩy chay ("Đi vô buồng ngay!"), tước đoạt ("Con đừng hòng được ăn bánh nữa! ") và quy cho chúng chịu trách nhiệm những nỗi đau đớn khác nhau (" Hãy nhìn vào nỗi đau mà con đã gây ra! "). Mỗi phương pháp nói trên đưa đến sự cư xử không hề đúng tí nào đối với trẻ em, đưa chúng đến trải nghiệm cảm xúc tiêu cực và có liên quan với những hành động có tính trừng phạt. Trẻ em cũng tìm biết cách thẩm thấu dần cảm xúc. Chúng quan sát phản ứng của cha mẹ đối với chương trình tin tức và sách truyện. Chúng bị nghe hàng giờ những chuyện ngồi lê đôi mách của người lớn về người láng giềng không ra gì, gã đồng nghiệp vô đạo đức, một người bạn phản trắc và những người bị gia đình ghẻ lạnh. Là những người bắt chước đại tài, trẻ em tiếp thu các cảm xúc mà cha mẹ chúng thể hiện, và - khi chúng lớn lên một mức nào đó– chúng sẽ bộc lộ.

Điều hòa và thẩm thấu cảm xúc không đơn thuần là công cụ tiện lợi cho việc chiếm lĩnh các giá trị: chúng rất cần thiết. Các bậc cha mẹ đôi khi cố gắng giải thích này nọ với với con trẻ, nhưng lý giải về đạo đức chỉ đạt hiệu quả bằng cách thu hút sự chú ý đối với các giá trị mà trẻ tiếp thu thông qua việc điều cảm xúc. Không có sự lý giải nào là đủ để mang lại giá trị đạo đức bởi lẽ tất cả các giá trị, xét đến cùng, chính là các thái độ mang cảm xúc.

Các nghiên cứu gần đây về tâm lý đã hỗ trợ sự đoán định này. Dường như việc chúng ta xác định cái gì là sai luôn dựa cảm xúc của chúng ta: nếu một hành động nào đó làm cho chúng ta cảm thấy sai, chúng ta kết luận rằng đó là sai. Phù hợp với điều này, sự phán đoán đạo đức của con người có thể được chuyển bằng cách thay đổi trạng thái cảm xúc của mình một cách giản đơn. Chẳng hạn, nhà tâm lý học Simone Schnall và các đồng nghiệp của bà phát hiện ra rằng những gì diễn ra gắn với mùi thối của đánh rắm, vật xú uế và phim ảnh kinh tởm có thể khiến người ta đánh giá nghiêm trọng hơn về mặt đạo đức so với những hiện tượng không có liên quan.

Nhà tâm lý học Jonathan Haidt và các đồng nghiệp đã chỉ ra rằng người ta tiến hành các phán đoán về mặt đạo đức ngay cả khi họ không thể biện minh gì về chúng. Trong một nghiên cứu do tôi chủ trì, 100% số người đồng ý việc vuốt ve một đứa trẻ là sai ngay cả khi đứa trẻ ấy không thể bị tổn hại hoặc bị tổn thương gì. Cảm xúc của chúng ta xác quyết rằng những hành vi trên là sai quấy ngay cả khi sự biện minh thông thường của chúng ta về kết luận đó (có hại cho nạn nhân) là không phù hợp.

Nếu đạo đức dựa trên cảm xúc thì những người không có cảm xúc mạnh sẽ bị mù loà về đạo đức. Sự đoán này được xác nhận bởi những người bị bệnh tâm thần - những người phải chịu sự thiếu hụt cảm xúc một cách sâu sắc. Nhà tâm lý học James Blair đã chỉ ra rằng những người bị bệnh tâm thần xem các quy tắc đạo đức chỉ là những thoả thuận. Điều này có nghĩa cảm xúc là cần thiết cho việc đánh giá đạo đức. Việc đánh giá một chuyện gì đó sai trái về mặt đạo đức chính là một phản ứng cảm xúc. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Đạo đức liên quan đến cảm xúc mà là cảm xúc cụ thể. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cảm xúc đạo đức chính yếu gồm sự giận dữ và phẫn nộ khi chứng kiến một hành vi nào đó của người khác và cảm giác tội lỗi và xấu hổ về một hành động nào đó do bản thân gây ra. Có thể nói rằng, một người nào đó không che giấu thái độ đạo đức đối với một điều gì đó trừ khi người đó buộc phải có cả hai hướng cảm xúc về chính mình và về người khác. Bạn có thể ghét việc ăn lưỡi bò, nhưng trừ khi bạn là một người ăn chay, bạn sẽ không xấu hổ về việc đó.

Trong một số trường hợp, cảm xúc đạo đức được rèn luyện trong thời thơ ấu có thể tái hoạt động trong cuộc sống sau này. Người nào cảm thấy xấu hổ về ham muốn tính dục đồng tính thì sau đó có thể cảm thấy xấu hổ về cảm giác lấy làm xấu hổ đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng loại người này không những khắc sâu trong tâm trí xu hướng xem đồng tính luyến ái là đồi bại mà còn xác tín rằng đồng tính luyến ái là điều chấp nhận được và sau này được phối hợp để tiết chế những cám giác cũ theo từng chặng đường đời.

Nếu điều này đúng, chúng ta có một tập hợp các giá trị cơ bản quan trọng về mặt cảm xúc và khả năng lý luận cho phép chúng ta mở rộng áp dụng những giá trị này cho các trường hợp mới. Có hai hàm ý quan trọng ở đây. Một là một số cuộc tranh luận về đạo đức sẽ không đi đến đâu vì hai bên có giá trị nền tảng khác nhau. Đây thường là trường hợp xảy ra với người phóng khoáng và những người bảo thủ. Nghiên cứu cho thấy rằng những người bảo thủ đánh giá một điều gì đó ít quan trọng hơn những người phóng khoáng, trong đó có cấu trúc quyền lực trên dưới, sự tự tin, đoàn kết nhóm và độ thanh khiết về tình dục. Các cuộc tranh luận về phúc lợi xã hội, chính sách đối ngoại và các giá trị tình dục bị trở ngại do những khác biệt có tính nền tảng.

Hai là, chúng ta không thể thay đổi các giá trị nền tảng bằng lý trí đơn phương của mình được. Các sự kiện khác nhau ở tuổi trưởng thành có thể có khả năng phục hồi những tình cảm đã khắc sâu của chúng ta, bao gồm chấn thương tình thần, sự tẩy não, và sự hoá nhập sâu trong một cộng đồng mới (chúng ta có khuynh hướng vô thức đối với cài gì phù hợp về mặt xã hội). Tuy nhiên lý lẽ có thể được sử dụng để thuyết phục mọi người rằng giá trị cơ bản của họ cần được thay đổi bởi vì lý trí có thể được trình bày khi các giá trị mâu thuẫn và tự hủy hoại. Một bài viết về thuyết tương đối trong đạo đức thậm chí có thể thuyết phục một người nào đó từ bỏ một số giá trị cơ bản mà đối với người dân, đó là những giá trị đã được khắc sâu về mặt xã hội. Nhưng chỉ mình lý trí không thể làm cho mọi người thấm nhuần về những giá trị mới hoặc thoả ước mà chúng ta cần phải có. Lý trí cho chúng ta biết bản thân từng trường hợp chứ không giúp chúng ta biết tại sao tại như vậy.

Tóm lại, phán xét đạo đức dựa trên cảm xúc, và lý trí thường chỉ góp phần giúp chúng ta ngoại suy trên cơ sở các giá trị cơ bản đối với những trường hợp mới mẻ. Lý trí cũng có thể đưa đường chỉ lối cho chúng ta phát hiện ra rằng các giá trị cơ bản của chúng ta được khắc sâu về phương diện văn hóa và có thể thúc đẩy chúng ta tìm kiếm các giá trị thay thế, song lý trí không thể cho chúng ta biết giá trị được chấp nhận và cũng không thể làm thấm nhuần những giá trị mới.

Thiên Chúa, tiến hoá và lý lẽ: phải chăng có một quy luật đạo đức khách quan?

Giả định phán xét đạo đức dựa trên tình cảm có thể giải thích lý do tại sao người ta thay đổi từ nền văn hoá này sang nền văn hóa kia và chống lại sự biến đổi lý do, nhưng điều này là không đủ để chứng minh rằng thuyết tương đối đạo đức là có thật. Có một ý kiến tranh luận đề nghị thuyết tương đối cũng phải chỉ ra rằng không có cơ sở nào cho đạo đức nằm ngoài những cảm xúc mà chúng ta được quy định. Thuyết tương đối phải đưa ra được lý do của những lý thuyết duy lý mang màu sắc chủ nghĩa khách quan về sự thất bại của đạo đức.

Những người theo chủ nghĩa khách quan cho rằng có một đạo đức thật sự liên kết tất cả chúng ta lại với nhau. Để bảo vệ quan điểm này, chủ nghĩa khách quan phải đưa ra một lý thuyết về việc đức hình thành từ đâu và sự phổ biến của nó theo cách đó. Có ba sự lựa chọn chính: Đạo đức do một vị chúa nhân từ ban; đạo đức hình thành từ trong bản chất của con người (ví dụ, chúng ta có thể tạo tác và phát triển một bộ các giá trị đạo đức có tính bẩm sinh), hoặc đạo đức xuất hiện trên cơ sở các nguyên tắc hợp lý mà tất cả những người có lý trí phải nhận ra như thể các quy tắc logic và số học. Nhân loại đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để bảo vệ từng khả năng trong ba khả năng trên, và không thể đưa ra một sự đánh giá có tính quyết định luận đối với các lý thuyết về đạo đức. Thay vì như thế, chúng ta hãy xem xét một số lý do đơn giản.

Luận đề các mệnh lệnh của Thiên Chúa như một phương thuốc chữa bệnh cho thuyết tương đối không nhận được sự đồng thuận giữa các tín đồ về cái điều mà Thượng đế hay các Chúa muốn chúng ta làm. Ngay cả khi có những cuốn Kinh Thánh linh thiêng chép các mệnh lệnh của Thiên Chúa, vẫn xảy ra những bất đồng trong cách giải thích: Câu "Con sẽ không giết người?" bao hàm trong đó có kẻ thù? Lời đó có bao hàm động vật không? Liệu mệnh lệnh của Chúa có xem người đó có tội vì đã giết người không có chủ ý (ngộ sát) và do tự vệ? Mệnh lệnh của Chúa có cấm tự tử? Nhiệm vụ chứng minh sự tồn tại của Chúa về mặt triết học vốn đã khó, luận giải Chúa là ai và giá trị sự trừng phạt của người càng khó hơn.

Luận đề bản chất con người là nền tảng của đạo đức thiếu ý nghĩa có tính chuẩn tắc, nghĩa là điều này không tự thân đưa đến cho chúng ta quan điểm dứt khoát (kiểu nhất nguyên luận) về tốt và xấu. Giả sử chúng ta có một số giá trị đạo đức có tính bản năng, tại sao chúng ta tôn trọng chúng? Động vật linh trưởng không có tính người thường giết cá thể khác, ăn cắp, hiếp dâm mà không bị các thành viên khác trong bầy đàn trừng phạt. Có lẽ các giá trị có tính bản năng nguyên thủy của chúng ta cũng thúc đẩy những kiểu hành vi đó. Lời đó được suy ra là chúng ta sẽ không trừng phạt họ phải không? Chắc chắn không phải. Nếu chúng ta có những giá trị bẩm sinh – nguồn cơn của các cuộc tranh luận, chúng tiến triển để giúp chúng ta ứng phó với cuộc sống như những người thuộc thời kỳ săn bắn hái lượm trong những nhóm cạnh tranh nhau. Để sống trong những xã hội lớn ổn định, chúng ta ra sức theo đuổi ngày càng quyết liệt những giá trị "văn minh" do chính chúng ta tạo ra.

Cuối cùng, luận đề lý trí, như chúng ta đã xem xét, không tạo ra thêm giá trị. Nếu tôi nói với quý vị rằng rượu vang là sự kết hợp cân bằng giữa chất tanin và axit, câu đó không làm quý vị thấy nó ngon. Tương tự, lý do không thể mách bảo cho chúng ta biết những sự việc nào là tốt về mặt đạo đức. Lý do là một sự trung lập có thể định giá được. Cùng lắm, lý trí có thể cho chúng ta biết giá trị nào mâu thuẫn và hành động nào sẽ dẫn đến việc thực hiện mục tiêu của bản thân. Nhưng, do có tính mâu thuẫn, lý do không thể cho chúng ta biết nên theo đuổi mục tiêu nào. Nếu mục tiêu của tôi xung đột với mục tiêu của quý vị, lý trí bảo tôi rằng tôi phải vừa cản trở mục tiêu của quý vị, vừa thôi chăm chút mục tiêu của mình, nhưng lý trí không thể giúp tôi sở hữu được sự lựa chọn ưu việt hơn sự lựa chọn người khác.

Nhiều người nỗ lực bác bỏ những mối quan tâm như thế, nhưng từng người lại ra sức đổ dầu vào lò tranh luận. Ở cấp độ này, không có sự tranh biện nào của những người theo chủ nghĩa khách quan làm lay chuyển những người hoài nghi và đưa đến những giới hạn cơ bản được đề cập ở đây (tính vô hình của giới răn, tình trạng trống rỗng có tính chuẩn tắc của sự tiến hóa và sự trung lập về mặt đạo đức của lý trí); họ không thể.

Sống với thuyết tương đối về đạo đức

Người ta thường chống lại thuyết tương đối bởi vì họ nghĩ rằng nó có những hàm ý không thể chấp nhận được. Chúng ta hãy kết luận câu chuyện này bằng cách xem xét một số lập luận và câu trả lời.

Chất vấn: Thuyết tương đối chủ trương chúng ta chấp nhận bất cứ điều gì?

Trả lời: Thuyết tương đối thừa nhận rằng nếu quý vị bạn khắc sâu bất kỳ tập hợp giá trị nào, những giá trị đó sẽ trở nên đúng đắn đối với người sở hữu chúng. Nhưng chúng ta có ít động cơ để khắc sâu các giá trị một cách tùy tiện. Nếu chúng ta đào luyện con cái mình thành những kẻ giết người tàn bạo, chúng có thể giết chúng ta hoặc bị giết chết. Những giá trị tự thân hoàn toàn có tính tự hoại không thể nào tồn tại lâu được.

Chất vấn: Thuyết tương đối đòi hỏi rằng chúng ta không có cách nào phán Hitler?

Trả lời: Trước hết, hành động của Hitler một phần dựa trên những niềm tin sai lầm, chứ không phải là giá trị (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc “khoa học”, thuyết tuyệt đối về đạo đức, khả năng thống trị thế giới). Thứ hai, cho rằng Hitler không dựa trên giá trị sai lầm, nhưng chúng nguyhiểm. Thuyết tương đối không chủ trương chúng ta nên thể tất cho chính thể độc tài giết người. Khi một ai đó đe dọa chúng ta hoặc cách sống của chúng ta, chúng ta vùng vẫy mạnh mẽ để bảo vệ chính mình.

Chất vấn: Thuyết tương đối chủ trương rằng tranh luận về đạo đức là vô nghĩa vì tất cả mọi người đều đúng?

Trả lời: Đây là một sự ngộ nhận khủng khiếp. Nhiều người xếp các giá trị đạo đức qua một bên, có người tham gia tranh luận bằng cách chống lại môi trường đạo đức chung. Chúng ta cũng có thể tranh luận nghiêm túc về việc áp dụng và mở rộng các giá trị cơ bản của chúng ta như thế nào. Tuy nhiên, có một số cuộc tranh luận vô nghĩa. Những người phóng khoáng và bảo thủ hiếm khi thuyết phục người khác, nhưng các cuộc tranh luận công khai về chính sách củng cố nguyên tắc cơ bản và tác động đến những cái chưa được quyết định.

Chất vấn: Thuyết tương đối không cho phép sự tiến bộ về đạo đức?

Trả lời: Xét theo một ý nghĩa thì điều này đúng; các giá trị đạo đức không trở nên ngày càng đúng hơn. Nhưng chúng có thể trở nên tốt hơn khi được xem xét theo các tiêu chuẩn khác. Ví dụ, một số bộ giá trị được nhìn nhận phù hợp hơn và hữu ích hơn đối với việc ổn định xã hội. Nếu thuyết tương đối về đạo đức là đúng, đạo đức có thể được coi là một công cụ và chúng ta có thể suy nghĩ chúng ta muốn công cụ đó làm gì cho chúng ta và điều chỉnh đạo đức cho phù hợp.

Người ta có thể tóm tắt những điểm này bằng cách nói rằng thuyết tương đối không làm suy yếu năng lực phán xét người khác hay cải thiện giá trị của mình. Tuy nhiên, thuyết tương đối không cho chúng ta biết chúng ta sai lầm khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta thuộc về một nền đạo đức đúng đắn. Chúng ta có thể cố gắng theo đuổi các giá trị đạo đức đưa con người đến cuộc sống hoàn thiện hơn nhưng chúng ta phải nhớ rằng sự hoàn bị tự nó có tính tương đối, vì vậy không có bộ giá trị đơn độc nào có thể được xem có tính thỏa mãn phổ quát. Việc phát hiện ra thuyết tương đối đúng đắn có thể giúp mỗi người cá nhân cá thể trong chúng ta bằng cách tiết lộ rằng giá trị của chúng ta có tính biến đổi và thiển cẩn. Chúng ta không nên nghĩ những người khác chia sẻ quan điểm của chúng ta và chúng ta nên nhận ra rằng quan điểm của chúng ta sẽ đổi khác khi chúng ta sống trong hoàn cảnh khác. Những phát hiện này có thể làm cho chúng ta khoan dung và linh hoạt hơn. Thuyết tương đối không chủ trương sự khoan dung hay bất kỳ giá trị đạo đức nào khác, nhưng, một khi chúng ta thấy rằng không có đạo đức đúng đắn độc tôn, chúng ta mất đi động lực cố gắng áp đặt các giá trị của mình lên những người khác.

Theo Philosophynow

Thông tin về người dịch:

Đặng Ngọc Hùng,
Dạy học, dịch thuật, viết báo
Địa chỉ: Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận
205 Lê Lợi, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Điện thoại: 01244108866

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lý do kinh tế và di hại đạo đức

    01/12/2018Vương Trí NhànTrong sự bê bối về giáo dục hiện thời, ai cũng thấy là lỗi trước tiên thuộc về những người quản lý và hoạch định chính sách. Nhưng chẳng nhẽ những người lên bục giảng vô can chăng? Vậy thì lỗi của các thầy ở đâu? Tại sao không người trong cuộc nào lên tiếng?
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức mới

    30/08/2015Lương Xuân HàTính công khai, minh bạch và lập trường đúng đắn được xem là vấn đề “nhạy cảm” trong mối quan hệ Việt Nam và các quốc gia hiện nay, từ những vấn đề ở tầm vĩ mô như tự do tôn giáo, nhân quyền, quan hệ…
  • Sự tin cậy, đạo đức và luật pháp

    19/03/2015Trần Hữu QuangTrong đời sống xã hội, tại sao người ta phải tin nhau? Nếu người ta không còn tin nhau thì hậu quả sẽ ra sao? Đâu là những điều kiện xã hội của sự tin cậy nhau trong xã hội?
  • Mối quan hệ giữa tình cảm và lý trí trong ý thức đạo đức

    12/02/2015Nguyễn Văn ViệtChúng ta đều biết, mỗi hành động đạo đức đều xuất phát từ những cơ sở nhất định của một ý thức đạo đức. Trên cơ sở ý thức đạo đức, chủ thể hành động đưa ra những phán quyết cho một sự kiện cần phải có sự đánh giá về mặt đạo đức. Do vậy, việc hiểu rõ cơ sở ý thức đó là gì và bản chất của nó là như thế nào đó là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng xây dựng, bồi dưỡng ý thức đạo đức...
  • Về vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội

    06/11/2014Đặng Thị LanHiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã nhận đinh tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Vấn đề đạo đức tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
  • Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội

    25/10/2014Mai Xuân Hợi...sự tiến bộ của đạo đức là do những giá trị đạo đức trong lịch sứ phát triển của nó tạo thành. Trong các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội...
  • Cái nhìn lệch lạc về văn hóa và đạo đức xã hội Việt Nam

    24/09/2014Thiện VănTừ quan điểm được đề cập ngay từ đầu bài viết: “Tôi cố gắng không để mình bị hạn chế vào một cách nhìn cột chặt vào một chuyên ngành đó, chẳng hạn như nhìn văn hóa, đạo đức hoặc sự xuống cấp văn hóa và đạo đức từ góc nhìn của đạo đức học, tâm lý học, xã hội học, tội phạm học, luật học, v.v.. là những lĩnh vực mà tôi thực ra không có kiến thức trường ốc chuyên sâu”, tác giả đã “quan sát một con người bình thường trong xã hội hôm nay” với những góc nhìn ảm đạm, lệch lạc...
  • Đạo đức và luân lý Đông Tây

    13/06/2014Phan Châu Trinh (1925)Bài diễn thuyết của Cụ Phan Chu Trinh diễn tại nhà hội Việt Nam ở Sài Gòn, đêm 19.11.1925
  • Thảm họa Sewol, đắm tàu Titanic và đạo đức thuyền trưởng

    24/04/2014Hồng ThủyHành động hào hiệp của họ về sự hy sinh đã giúp thiết lập các tiêu chuẩn cho hành vi cao quý trên biển...
  • Nạn nhân của sự mục ruỗng đạo đức

    04/01/2011Lê Chân NhânBản cáo trạng của Viện KSND tỉnh Hà Giang không buộc được 16 người trong “danh sách đen” có hành vi mua dâm. Nhưng hai nữ sinh đáng thương lại bị buộc tội bán dâm và môi giới mại dâm với mức án từ 7 - 15 năm tù giam...
  • xem toàn bộ