Cái chốt nằm ở nơi đâu?

03:38 CH @ Thứ Sáu - 14 Tháng Tám, 2009

Có một người bạn nhờ tôi tìm giùm những sinh viên thuộc gia đình nghèo mà học giỏi. Tôi nhận lời vì đã tin rằng đó là một việc dễ dàng. Nước mình thiếu gì gia đình nghèo. Dân mình lại hiếu học. Học giỏi là một con đường phấn đấu thoát khỏi nghèo đói đã được nhiều người thực hiện thành công. Nhưng…

Nhưng khi tôi hỏi một người bạn giáo sư đang dạy ở một trường đại học, ông nói ngay: “Đa phần sinh viên truờng này xuất thân trung bình khá, học lực cũng thường thường, nghèo mà học giỏi không có đâu!”. Thấy tôi có vẻ chưng hửng và hoang mang, ông giải thích: “Giữa một đám trẻ trong điều kiện ở một vùng sâu, vùng xa, tất nhiên có đứa này học khá hơn đứa kia. Nhưng thảy vô cái sàng đại học quốc gia mà lọc, rất hiếm có đứa lọt vô hàng giỏi.”

Tôi nghĩ chuẩn nghèo ở xứ mình thấp. Mức kinh tế gia đình trung bình có thể nên được coi là nghèo. Nhưng học lực được coi là giỏi ở cái trường không đứng được top 10 trong khu vục này thì cũng là loại thường thường trên thị trường lao động. Nỗi bức xúc của người bạn giáo sư nằm ở chỗ muốn nâng cao chất lượng đại học thì phải làm một cuộc cách mạng giáo dục, bắt đầu từ đào tạo và tuyển chọn lại giáo viên mẫu giáo và tiểu học trước, sao cho người ta ý thức mọi đứa trẻ đều là đối tượng đầu tư của gia đình và xã hội, chứ không phải là phương tiện mưu sinh của nhà trường. Ông cho rằng với “thành phẩm” của nền giáo dục phổ thông hiện nay thì đừng quá trông mong đại học đào tạo ra nhân tài kiệt xuất nào.

Mục đích của người bạn tôi nhờ tìm sinh viên nghèo mà học giỏi khá cụ thể: Không chỉ để giúp đỡ những cá nhân có tài năng và ý chí, mà muốn qua những tấm gương đó cổ vũ những người trẻ gặp khó khăn lên đỉnh cao tri thức để trở thành người hữu ích cho nước nhà. Bạn có thể dễ dàng đoán được rằng người bạn mong ước điều đó của tôi đã trên 60 tuổi và xa rời thực tế giáo dục Việt Nam khá lâu.

Khoảng hai, ba chục năm trước, một thế hệ phụ huynh trong hoàn cảnh khó khăn kinh tế vẫn ý thức rất rõ giáo dục là lối thoát cho con cái. Cho nên trong các bạn trẻ trưởng thành khoảng mươi năm về nước xuất hiện những tài năng xuất sắc vượt lên trên hoàn cảnh vật chất khó khăn, của bản thân lẫn xã hội. Mười năm trở lại đây, nền giáo dục phổ thông có lẽ phản ảnh được sự phân hóa của xã hội ít nhất có hai thế giới nhà trường. Một là nơi mà ngay từ lớp một điều kiện tiên quyết để được nộp đơn (chứ chưa hẳn được nhận) là tự nguyện nộp một số tiền có thể bằng nhiều tháng lương của một công nhân hay nông dân trung bình. Lộ trình khởi từ điểm đó dẫn tới con đường du học hoặc đại học “quốc tế”. Con đường còn lại dành cho những em xuất thân từ đại đa số gia đình bình thường. Những gia đình này vẫn vững tin vào cách đổi đời bằng con đường giáo dục mà con cái họ có thể hưởng thụ. Vẫn còn những người trẻ gắng sức vươn lên, nhưng ngày càng hiếm những tên tuổi có thành tựu nổi bật và mang trong đầu những tham vọng lớn. Cái ý niệm “nghèo và học giỏi” lẽ ra là chuyện phổ biến và là truyền thống của người Việt ta thì giờ đây được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông như một câu chuyện cổ tích, lạ lẫm giữa đời thường.

Và điều ấy cũng dẫn đến nhiều hệ lụy tôi chưa từng hình dung.

Người bạn giáo sư của tôi hơi chua chát: Ba mươi năm làm thầy, ông đã yêu mến và bằng cách này cách khác giúp đỡ những người trẻ nghèo khó hiếu học. Kết quả phần lớn các bạn thoát được nghèo khó thậm chí trở nên giàu có thành đạt. Nhưng ngẫm lại, các bạn ấy cũng chỉ sử dụng học vấn như ưu thế để bồi đắp cho bản thân. Hiếm hoi mới có ai nghĩ mình là người suốt đời mang một món nợ xã hội mà khi có điều kiện mình phải đáp trả. Ông giáo nói ông hiếm gặp những người đã từng được giúp đỡ vật chất để vượt khó nay thành đạt trở về trường để làm một việc gì đó, dù đơn giản như lập tặng một món học bổng giúp đỡ đàn em. Có thể các bạn ấy có lý. Vấn đề cơ bản không phải là tiền. Mà cái chốt chuyển đổi thì ở ngoài tầm tay của người như các bạn.

Dù sao, tôi quay trở lại mục tiêu khiêm tốn ban đầu là tìm hộ người bạn hảo tâm lớn tuổi vài sinh viên giỏi có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Nghèo không phải là một chuẩn đạo đức. Nhưng khi cơ hội không được chia đều cho mọi người, thì người từng trải sự khốc liệt của cuộc cạnh tranh sống muốn giúp đỡ người ở thế thua thiệt. Người bạn giáo sư của tôi có quan điểm khác, ông bảo: “Sinh viên thì em nào chẳng khó khăn. Bao nhiêu mới đủ cho một em xài trong bối cảnh tiêu thụ này? Nhưng đây, những em giỏi nhất lớp tôi.”

Mỗi tên đều được kèm theo một số điện thoại để liên hệ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho sinh viên

    08/09/2016GS. Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái gì đó, thì “cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • SV ngủ gục, chán chường vì sao?

    28/10/2014Tôi không muốn học, tôi không muốn làm việc, tất cả đều làm tôi chán ngán và thất vọng... Hiện tượng này không còn hiếm nữa trong giới sinh viên. Một thế giới trẻ năng động, nhiềt huyết, đầy hoài bão và ước mơ ở đâu rồi? Tương lai của một đất nước đang ngủ gục, chán chường.. Vì sao?
  • Cảm nhận về nền giáo dục đại học của Singapore

    17/09/2012ThS. Hoàng Thái HàChúng tôi thật sự ngạc nhiên với các bạn sinh viên của họ mới học năm thứ 2 thôi mà các bạn đã rành rọt quy chế về đào tạo khi họ trả lời thắc mắc của đoàn công tác, vì sao họ lại rành quy chế đào tạo? Tìm hiểu kỹ hơn chúng tôi được biết việc tổ chức công tác cố vấn học tập của NUS rất quy củ, ngoài các giáo sư cố vấn học tập chính, mỗi sinh viên năm cuối được làm cố vấn học tập cho một hoặc hai nhóm (khoảng 5-6 sinh viên) khóa sau…
  • Vài ngộ nhận về trường tư

    10/05/2009TS. Nguyễn Quang ACổ phần hoá trường học, tăng học phí đang làm dư luận nóng lên. Lắm người ủng hộ, nhiều kẻ phản đối. Theo tôi, tăng học phí lúc này là ngược với chính sách kích cầu. Dẫu sao cũng là dấu hiệu đáng mừng rằng các ý kiến khác nhau có cơ hội được đối chất, được tranh luận...
  • Vô tư: Một hậu quả của giáo dục

    13/04/2009Bùi Trọng LiễuĐọc trong từ điển, thì “vô tư” có mấy nghĩa. Ở đây, trước hết, tôi muốn
    dùng từ này theo nghĩa “thản nhiên, không lo nghĩ” (vô tư lự), chứ chưa
    dùng nó theo nghĩa “ không nghĩ đến lợi ích riêng tư; không thiên vị ai
    cả” (chí công vô tư), nghĩa là tôi dùng chữ “vô tư” theo nghĩa thứ
    nhất, chứ chưa dùng nó theo nghĩa thứ nhì, đẹp hơn. Bởi vì nếu đẹp rồi,
    thì phụ họa làm gì ! Những kết quả hoành tráng của Giáo dục Đào tạo
    (cũng như những kết quả đạt được về kinh tế) thì mấy quan chức đã có
    nhiều dịp để trưng. Nhưng những hậu quả tai hại thì cũng cần phải nêu
    ra để mà sửa; đó là thiện ý, không phải để mỉa mai chế giễu.
  • Sinh viên muốn được đối xử như người lớn

    19/12/2008Thực hiện: Tuệ Lâm - Ảnh: Quỳnh HoaViệt Nam (VN) sẽ mở cửa giáo dục đại học (ĐH) theo cam kết khi gia nhập của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm 2009. Trong cam kết này, dịch vụ giáo dục được đặt bên cạnh những dịch vụ khác như y tế, viễn thông, phân phối, vận chuyển... SVVN đã có cuộc trò chuyện với TS Phạm Duy Nghĩa (ĐH Quốc gia Hà Nội) trước thời điểm quan trọng này.
  • Cuộc đua số lượng: Sự bất ổn trong giáo dục Đại học Việt Nam

    05/09/2008Lê Hồng NhậtNền kinh tế Việt Nam đang trải qua những thử thách đầy gay go. Ai cũng nhận thức được rằng, nguyên nhân cơ bản là do trình độ quản lý yếu kém và sự thiếu thốn nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ ở mọi tế bào của nền kinh tế. So sánh với các nước trong khu vực, một điều rõ ràng là chúng ta đã không có sự chuẩn bị về vốn người cho sự phát triển. Trách nhiệm đó, một phần rất lớn là thuộc về giáo dục đại học. Đặc biệt là sự xuống cấp về chuẩn mực đào tạo...
  • Công bằng xã hội trong giáo dục Đại học

    27/06/2007PVViệt Nam đã vào WTO. Điều này có nghĩa, nguồn nhân lực của Việt Nam và từ đó là nền Giáo dục Đại học cũng như nguồn cung cấp tài chính cho nền giáo dục, nay cũng phải được đặt trên cùng một mặt bằng so sánh với các nước khác trong khu vực và trên thế giới...
  • Giáo dục đại học và cơ chế thị trường

    22/03/2007Giáo sư Phạm PhụCụm từ "Giáo dục đại học và cơ chế thị trường" đang được tranh luận sôi nổi trên mọi diễn đàn về GD trong hơn một năm qua. "GDĐH có là một loại hàng hóa công?", "Trường học không phải là chợ", "Có hay không có thị trường GD?"... Thanh Niên xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết của GS Phạm Phụ - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM về vấn đề khá nóng bỏng và cũng khá nhạy cảm này.
  • Cuộc cách mạng giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học - Cao đẳng

    01/11/2006Lê Minh TriếtThực trạng Giáo dục & đào tạo hiện nay ở nước ta là nỗi âu lo sâu sắc của toàn xã hội, vì nó gắn liền với mỗi gia đình và tương lai phát triển của đất nước. Vấn đề này đã được đề cập mọi lúc, mọi nơi và nhiều khi gay gắt trong Hội thảo khoa học, trên mặt báo và tại diễn đàn của Quốc Hội. Các nhà giáo, các nhà khoa học đã đề xuất, kiến nghị các giải pháp đổi mới nền giáo dục nước nhà, nhưng sự chuyển biến rất chậm chạp và đôi khi còn tạo ra các mâu thuẫn mới trong nội bộ hệ thống giáo dục...
  • Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại

    05/10/2006Ngô Tự LậpKhác biệt lớn nhất giữa trường ĐHHĐ với trường đại học thời trung cổ là ĐHHĐ có một tư tưởng chủ đạo, tạo thành nền tảng cho mọi hoạt động của nó, bao gồm mục đích, triết lý, phương pháp, cũng như quan hệ giữa các khoa và quan hệ của trường với nhà nước. Tư tưởng chủ đạo ấy, với Kant, là lý tính...
  • Vì sao sinh viên trường Đại học thường… học đại?

    21/03/2006Mai Thùy Trang, Đỗ Hồng Cường, Phạm Thị Kim Phương, Trần Thị Tuyết Minh (Khoa kinh tế, ĐH Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh)Nhiều nhà quản lý nhân sự đã phàn nàn rằng, sinh viên tốt nghiệp Đại học của ta, nhiều em quá kém, ra làm việc mà "ngơ ngác như con nai vàng". Mọi sự đều có lý do của nó...
  • Đại học để... làm gì?

    18/12/2005Nhà văn Nguyên NgọcCâu hỏi nghe có thể thật vớ vẩn. Còn để làm gì nữa, ai mà chẳng biết: để đào tạo ra những người có đủ kiến thức, năng lực đáp ứng những yêu cầu ở một cấp nào đó, mà ta thường gọi là cấp cao, của xã hội (đại học hiểu theo nghĩa bao gồm cả cái mà ở ta thường gọi là “trên đại học”). Đúng rồi. Nhưng có phải chỉ có chừng ấy?
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • xem toàn bộ