Cái ghế mà biết nói năng…

05:55 CH @ Thứ Năm - 16 Tháng Mười Một, 2006

Khi quyền lực trở thành hàng hóa

Chuyện đồn đại về chiếc ghế vẫn diễn ra trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay, chỉ khác có điều là lúc thì công khai, lúc thì âm thầm nơi hậu trường, lúc bí mật đằng sau những cánh cửa khép kín. Vì sao lại có làm người chạy đua chỉ nhằm vào một chiếc ghế vậy? Quyền lực thường được chia ra ba loại:

1. Quyền lực chính trị (tức là của bộ máy công quyền),

2. Quyền lực tài chính (quan chức quản lý ngân sách hoặc lãnh đạo các tập đoàn tài chính),

3. Quyền lực trí tuệ (cái này giá trị nhất, cơ bản nhất và lâu bền nhất).

Các tập đoàn thống trị dựa vào quyền lực chính trị để thực hiện sự cai trị của mình. Người nắm quyền lực thường nắm luôn nguồn tài chính công, để có thể chi phối việc chi tiêu nguồn tài chính đó, qua đó có thể lạm dụng, kiếm chác.

Chính vì khả năng sinh lợi của quyền lực nên con đường quyền lực đồng nghĩa với con đường làmgiàu. Thậm chí không ít trường hợp, con đường quyền lực mang lại tiền bạc nhanh hơn bất cứ một hình thức kinh doanh nào. Thực tế cho thấy, tham nhũng thường đi đôi với Nhà nước là tổ chức có bộ máy, có quyền lực. Công chức Nhà nước có thể tham nhũng là vì Nhà nước có quyền lực và chỉ ai có quyền lực mới có thể tham nhũng được.

Do đó, nguồn gốc của tham nhũng chính là quyền lực. Quyền lực mang lại cơ hội kiếm chác. Quyền lực càng lớn cơ hội kiếm chác càng nhiều, khả năng thu nhập từ kiếm chác càng lớn. Muốn kiếm chác phải chạy đua vào con đường quyền lực. Chạy đua vào quyền lực là chạy đua để giành lấy cơ hội, kiếm chác và dường như cuộc chạy đua phát triển đến một trình độ cao, quyền lực được thị trường hóa, chuyên nghiệp hóa.

Tham nhũng, một cách để gỡ vốn đầu tư

Trước thực trạng đó, không thể không đặt câu hỏi: Bỏ tiền ra để chạy một chiếc ghế chỉ để trang trí cho vui mắt? Nếu quyền lực không mang lại tiền bạc thì chẳng phải sốt sắng vì chiếc ghế quyền lực đến vậy.

Vì quyền lực đem lại lợi nhuận béo bở (siêu lợi nhuận) như thế, cho nên người ta tranh nhau bỏ tiền ra để mua một chức vụ hoặc một chỗ ngồi nào đó (có thể kiếm ra tiền). Sau khi họ đã mua được một vị trí, thì họ lại phải tìm cách để“hoàn vốn" và nhất định phải "có lãi" so với số vốn bỏ ra!

Câu chuyện của NguyễnViệtTiến, Bùi Tiến Dũng đã nói lên tất cả. Một doanh nhân trong ngành giao thông vận tải nói với tôi: Khi một dự án mới được duyệt, những ai muốn tham gia đấu thầu các hạng mục do PMU 18 làm chủ đầu tư đều phải vào họp kín với "Dũng Tổng". Điều họ mặc cả với nhau không chỉ có năng lực, phương án thi công mà cái quan trọng hơn là tỷ lệ lại quả là bao nhiêu phần trăm. Hình thức giải ngân cho khoản lại quả là thế nào? Ngoài tiền mặt có khoản vui vẻ em út hay không?

Khi sự lạm dụng chức vụ kiếm chác chưa dược làmrõ thì cái "vòng xoáy quyền lực" vẫn tiếp tục quay và chưa có dấu hiệu dừng. Cuộc đua vào con đường quyền lực vẫn liên tục diễn ra.

Giám sát quyền lực

Một đồng nghiệp nói với tôi: "Để ngồi vào chiếc ghế quốcdoanh rất khó nhưng điềuhành nó lại dễ. Ngược lại, để ngồi vàochiếc ghế ngoài quốc doanh rất dễ nhưngđiều hành nólại rất khó".Ngẫm lại thấy điều anh nói là có lý.

Sở dĩ có hiện tượng này là do những chiếc ghế quốc doanh thường không bị giám sát kỹ. Quyền lực được trao cho cá nhân, nhưng trách nhiệm thì đã có tập thể chịu. Vì đằng sau một chức danh đều có tập thể Đảng bộ, có chi ủy, có công đoàn. Dưới danh nghĩa. ý kiến này đã được cấp ủy thông qua, cá nhân thủ trưởng có thể phủi tay một cách vô tư vẫn hạ cánh an toàn khi đã căng diều.

Theo lý thuyết, mọi quyền lực đều phải được giám sát, nếu không, quyền lực trở thành tuyệt đối ngày một bành trướng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của một xã hội. Từ thế kỷ XVII, Montesqieu đã viết: "Bất cứ ai có quyền đều có xu hướng lạm quyền, họ cứ sử dụng quyền đến khi nào gặp phải giới hạn". Quyển lực không bị giám sát thì dễ xảy ra các tệ nạn như độc quyền, cửa quyền, đặc quyền, lạm quyền, tiếm quyền.

Cũng chính vì được giám sát nên việc ngồi vào chiếc ghế ngoài quốc doanh không khó nhưng vận hành nó lại không dễ. Do tài sản của doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường là của tư nhân hay vốn huy động từ các cổ đông nên "đồng tiền đi liền khúc ruột" chi phí ra sao, khả năng sinh lợi thế nào, sử dụng như thế đã hợp lý chưa? Là hàng loạt câu hỏi mà Giám đốc phải cân nhắc khi sử dụng từng đồng vốn.

Để giám sát và hạn chế quyền lực phải thực hành dân chủ: cơ chế hoạt động của bộ máy chính quyền phải công khai, minh bạch (nhất là chi tiêu công), có sự giám sát của dân, của doanh nghiệp, sự giám sát của các tổ chức xã hội dân sự (các hội, hiệp hội nghề nghiệp)...

TiếngViệt có khái niệm rất hay: Quyền hạn, quyền phải đi đôi với hạn. Nếu quyền không bị giới hạn sẽ bị lạm quyền. Khi chúng ta trao quyền nhưng chưa có cơ chế hạn chế quyền lực sẽ bị lạm quyền. Nếu không tham nhũng vật chất cũng bị tham nhũng tinh thần. Do đó, phải tìm cách hạn chế quyền lực cụ thể của mỗi cơ quan công quyền cũng như của mỗi công chức, không cho họ bành trướng thêm ngoài quy định của pháp luật, nghĩa là cơ quan nào, người nào làm việc gì, chịu trách nhiệm cá nhân đến đâu, phải rõ ràng và phải được giám sát.

Nếu làm được như vậy, những chiếc ghế quyền lực không còn là một loại hàng hóa đặc biệt mà người ta phải chạy, phải mua bằng bất cứ mọi giá. Hơn thế, xã hội cũng sẽ đỡ tốn thời gian cho những cuộc đua vào những chiếc ghế được ngụy trang bởi những cuộc bới lông tìm vết.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn cội của pháp quyền

    30/10/2014TS. Nguyễn Sĩ DũngHiện nay, theo nhận thức của đa số người Việt chúng ta, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính, cách hiểu này là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt. Tuy nhiên, pháp quyền là một cái gì đó vĩ đại và tốt đẹp hơn như thế rất nhiều...
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Tản mạn xung quanh chữ “quyền”

    28/10/2006Nguyễn Đức ThạcTrên hành trình thực hiện khát vọng tự do và sự tự khẳng định quyền của con người, khái niệm "Quyền" luôn "đi, về" trong suy tư của mỗi con người với bao trăn trỏ, hăm hở, nhiệt thành và nhiều khi cũng thật vất vả đến mệt mỏi, ngay cả khi con người có cái tâm trong sáng. Và điều ấy ta thêm một lần cảm nhận được khi nghe một vị Bộ trưởng phát biểu giải trình kiến nghị và trả lời chất vấn tại kỳ họp vừa kết thúc của Quốc Hội, điều đó là sự tương quan giữa vô hạn và hữu hạn...
  • Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực

    28/09/2006Vũ Quốc TuấnNgười có quyền mới có điều kiện để tham nhũng, vì vậy, nguồn gốc của tham nhũng là quyền lực. Cho nên phòng, chống tham nhũng phải có cơ chế thiết kế bộ máy quyền lực phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của bộ máy quyền lực...
  • Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam”

    12/09/2006Tương LaiTrên đất nước ta, đó là một hành trình gian truân với cái giá phải trả khá đắt. Nhưng là những bước thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, và là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là hành trình của nhận thức nhằm chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, quy luật của cuộc sống mạnh hơn những giáo điều xơ cứng...
  • Pháp quyền và tính có thể đoán trước

    03/03/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngMột trong những đặc tính quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền chính là tính có thể đoán trước được công quyền. Bài viết này muốn bàn đôi điều về đặc tính nói trên...
  • Mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ

    17/12/2005Đặng Minh TuấnVi hiến là những tình huống có thể gặp trong thực tiễn. Ở nhà nước pháp quyền, quan trọng là phải tìm ra các biện pháp để giới hạn và chống lại sự lạm quyền hay lộng quyền của Nhà nước mà xâm phạm đến các quyền con người. Bài viết tìm hiểu về mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp tại Mỹ...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • xem toàn bộ