Cần biết xấu hổ

08:54 CH @ Chủ Nhật - 02 Tháng Mười Một, 2014

Có một lần khi coi trên màn ảnh nhỏ, mấy em gái con nhà lành do ham chơi đua đòi và và cả do đến tuổi không có công ăn việc là, đã nghe kể xấu rủ rê đi làm nghề “bán mình dễ dãi”. Mấy em gái đó bị công an truy quét bắt được trong lúc "hành nghề” tôi không khỏi bùi ngùi khi thấy các em lấy hai tay che mặt trước ống kính máy ghi hình. Thú thật, tôi thấy lòng đau nhói vì đọc thấy những bàn tay của các em đưa lên che mặt dấu hiệu của sự ăn năn hố lỗi. Các em biết hổ thẹn vì chót lầm lỡ làm nhục đến thanh danh gia đình, dòng họ. Đúng là giận mà thương nhưng mừng thay các em còn biết xấu hổ!

Một lần khác, tôi coi lên màn ảnh nhỏ theo do một phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng. Bị can ở đây là quan chức, phải ra đứng trước vành móng ngựa vẫn ngang nhiên đi đứng vẻ "quan dạng " khi toà hỏi cung. Tôi quan sát thấy nét mặt họ không mảy may xao động ăn năn tội lỗi, mà lại nhơn nhơn như thường.

Nhìn ra xã hội hôm nay, chúng ta có nên "báo động” với nhau về một lớp người đã không còn biết liêm sỉ, không còn biết xấu hổ? Khi báo chí đưa tin ở một vài địa phương có các quán "cơm tù " tự do hoành hành khách đi xe đò (xe khách) mà người đứng đầu địa phương đó cùng người đứng đầu ngành giao thông không biết xấu hổ thì thật hết chỗ để nói. Khi các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin về một bến sông của địa phương nọ có người lái đò mù đã mấy chục năm chở người sáng mắt mà người đứng đầu địa phương đó cùng lãnh đạo ngành giao thông không thấu giật mìnhvề việc thiếu đi sâu đi sát dân. Các vị "công bộc " trên không cảm thấy xấu hổ về bệnh quan liêu mãn tính thâm nhập cơ thể bộ máy công quyền thì ôi thôi?

Khóa họp Quốc hội kỳ này đánh dấu một dấu hiệu mới đáng hoan nghênh, khuyến khích tranh cãi và không để các vị Bộ trưởng chỉ có báo cáo thành quả là cơ bản mà còn đòi hỏi các người đứng đầu ngành phải trả lời thẳng vào các câu chất vấn của đại biểu.

Nhưng... cử tri cả nước theo dõi trên màn hình không thể không chép miệng buồn về thái độ nhận thiếu sót của vài vị. Những thiếu sót làm nên những "mảng tối” của đời sống người dân, kéo lùi bước đi lên của đất nước đổi mới. Trên nét mặt các vị quan đầu ngành tuy có lúng túng trong việc trả lời nhưng không thấy lộ ra một nét nào bộc lộ sự hổ thẹn về năng lực quản lý yếu kém của mình. Không thấy một vị nào đỏ mặt về việc quản lý ngành mình để xảy ra sai sót, thảm họa gây nên những thất thoát tiền hàng trăm nghìn tỷ của dân. Tôi quan sát ngược lại, thấy người xấu hổ và đỏ mặt đến nổi giận lại là những cử tri ngồi trước màn hình khi họ liên hệ về sự phát triển chậm trễ đất nước mình so với các quốc gia láng giềng. Chúng ta đều biết nước Nhật sau khi thua trận trong thế chiến thứ hai theo nhà báo Pháp Robert Guillain trong cuốn phóng sự “nước Nhật cường quốc thứ 3 thế giới" đã phát hiện cả nước Nhật có một khẩu hiệu duy nhất mà nhà báo tới đâu cũng gặp. Khẩu hiệu "Phẫn nộ đồ cường" dịch tạm là “Hãy biết tức giận sao đất nước mình lại không mạnh giàu?”. Tôi cứ nghĩ nên chăng Nhà nước ta hôm nay có nên nghiên cứu đưa ra một khẩu hiệu tương tự. Khẩu hiệu "Hãy cần biết xấu hổ" thức tỉnh cả quan và dân để chóng đưa đất nước ra khỏi đói nghèo, sánh vai cùng các quốc gia bạn trong khu vực. Sự "im lặng đáng sợ" không còn biết xấu hổ đang là căn bệnh ác tính xâm nhập hủy hoại cơ thể tâm hồn lành mạnh của chúng ta. Có thể nào chúng ta lại không dám nhìn vào sự thật đáng xấu hổ này để "báo động với nhau?

"Xấu hổ là loại hình nổi giận hướng vào bên trong, nếu như cả một dân tộc biết xấu hổ thì nó sẽ mang sức mạnh của con sư tử thu mình lại để chuẩn bị phóng tới”. Câu nói trên đây là của Marx, tôi xin trích dẫn trong "Toàn tập Marx- Engels" do Nhà xuất bản Sự thật ấn hành - tập 1 trang 487.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Tại sao gọi một điều gì đó là tội?

    17/12/2005“Tội” về cơ bản không phải là một thuật ngữ pháp lý hay đạo đức. Nó là một thuật ngữ tôn giáo nhắm tới hành vi của con người phạm tới Thiên Chúa. Ngoài ý thức về linh thánh và uy nghi của Thiên Chúa, “tội” chẳng có ý nghĩa gì cả. Ở đâu thiếu vắng ý thức này, thì không có phán đoán về tội, bất chấp điều gì một cá nhân có thể làm hoặc không làm.
  • Dân tâm và dân chủ

    13/12/2005GS Tương LaiDân chủ với dân tâm gắn với nhau như bóng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thật lòng thực thi dân chủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng

    09/11/2005GS. Tương LaiChuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”.
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu

    22/10/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultToàn cầu hoá là một quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội trong đó có loại hình hoạt động chính trị. Thể hiện cơ bản nhất của toàn cầu hoá là sự hợp tác toàn cầu. Xây dựng nền văn hoá chính trị có quy mô toàn cầu chính là xây dựng hệ ngôn ngữ chính trị để tất cả những người đại diện trên thế giới này có thể đối thoại, và cũng chính là loại bỏ những mặt dị biệt thái quá đồng thời thời tìm kiếm những mặt chung nhất liên quan đến lợi ích toàn cầu làm xuất phát điểm cho những cuộc đối thoại đó.
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ