Câu hỏi của một người trẻ

11:21 SA @ Thứ Năm - 29 Tháng Tám, 2013

Nó muốn thoát ra khỏi cái không khí bức bối của cuộc sống giàu sang nơi thị thành. Nó muốn né tránh sự ồn ã, vội vàng đến ngạt thở nơi phố thị phồn hoa. Nó muốn một lần để tâm hồn được lang thang theo những điệu hò trên dòng sông quê hương nó. Nó muốn được lần theo những giấc mơ kỳ vĩ trong những câu chuyện thần thánh qua giọng kể của bà vào những đêm trăng. Những điều mà sau này khi lớn lên, khi nó sống và làm việc ở thành phố đã mãi không thể tìm thấy được.

Những buổi tối mất điện, nó lại cùng đứa em gái ít hơn nó 2 tuổi khệ nệ khiêng cái chõng tre đặt ở giữa sân, trong ánh đèn dầu le lói để nghe bà kể chuyện, bà chậm rãi kể từng chi tiết. Hai đứa cháu ngồi sát bên bà, nó chăm chú nghe bà kể như nuốt từng câu một để rồi nó thỏa sức tưởng tượng, rồi đắm chìm trong những giấc mơ thần tiên.

Nó và đứa em có khi còn tranh nhau là nhân vật này, nhân vật kia. Hai anh em đứa nào cũng muốn được hóa thân thành những vị thần thánh tốt bụng như Sơn Tinh, Thạch Sanh chuyên làm việc thiện. Không đứa nào muốn trở thành Thủy Tinh hay Lý Thông xảo quyệt, gian ác. Cái thiện và cái ác luôn hiện hữu trong mỗi câu chuyện cổ tích, và phần nào anh em nó đã ý thức được đâu là điều tốt và điều xấu, cái gì nên làm và cái gì không nên làm.

Trong mỗi câu chuyện, bà đã mở ra cho nó cả một thế giới diệu kỳ với những cuộc sống, những số phận đan xen được xây nên chỉ bằng những câu chữ qua lời kể truyền cảm của bà. Bà cũng dạy anh em nó những bài hát ru, những làn điệu dân ca, bà dẫn hai anh em ra bờ sông xem những đêm hát ví Đúm của thanh niên làng nó với những cô gái bên kia bờ sông Đáy.

Khi nó 16 tuổi, nó bắt đầu nổi lên như một sự kiện trong làng với giọng ca nam hát ví Đúm đằm thắm làm say đắm lòng người. Niềm say mê không chỉ với riêng nó, hát Đúm những đêm trăng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa ở nông thôn của thanh niên cả làng. Cứ vào những tuần trăng (một tuần trăng thường kéo dài trong khoảng 7 ngày, từ ngày mùng 10 đến ngày 15 hằng tháng), nó lại cùng những đôi trai gái trong xóm túm lại thành từng nhóm và cất lên những câu hò. Bên cạnh dòng sông Đáy trong xanh, dưới ánh trăng vàng mờ ảo, những câu hò đối đáp được trao cho nhau, để rồi sau đó có không biết bao nhiêu đôi trai thanh, nữ tú đã nên vợ nên chồng từ những canh hát Đúm say sưa, đằm thắm ấy.

Hát Đúm như mạch máu chảy trong huyết quản của nó, nó say mê, đắm chìm trong những làn điệu dân ca và nó đã không bỏ qua bất kỳ một canh hát Đúm nào của thanh niên trong xóm. Có một lần nó đi cày bị cày rơi vào chân, làm nó bị bong gân xưng tướng lên cứ tưởng tối hôm đó nó không thể tham gia được, ai dè nó nhờ ngay một cậu trong xóm đến cõng nó đi và nó thừa sự sung mãn cho những canh hát thâu đêm. Hát Đúm không chỉ thu hút những thanh niên chưa vợ chưa chồng, có người trong xóm dù đã có chồng nhưng vì quá say mê, còn trốn cả chồng để đi hát, bị chồng lôi về nện cho một trận để dằn mặt thế mà hôm sau lại trốn đi hát tiếp. Thế mới biết, những lời ca, tiếng hát dẫu không đàn, không trống mà sao vẫn cuốn hút, vẫn làm say mê lòng người đến vậy.

Cũng giống như nó không thể lý giải nổi tại sao những sinh hoạt văn hóa thuần túy ấy đã từng khiến bao lớp người phải mê mẩn lại đang biến mất dần trong đời sống hiện tại của một làng quê nghèo vốn là cái nôi của những làn điệu dân ca đằm thắm, trữ tình.

Cũng phải thôi, xã hội đang chạy đua với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự du nhập của nền kinh tế thị thị trường đã đem lại cho đời sống nông thôn một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất. Nhưng những gì mà nền kinh tế này và lối sống thị dân đã và đang gây ra và lấy đi của nông thôn thì quả là quá lớn.

Đứng trên cây cầu nhỏ bắc qua dòng sông Đáy, nó chợt nhớ đến nao lòng một dòng sông trong xanh nó có thể nhìn thấy tận đáy những cây tóc tiên đùa giỡn cùng sóng nước, rồi những buổi chiều nó cùng người dân làng nó vẫn đổ ra sông gánh nước về ăn. Hay những buổi tối gió mát trăng thanh nó được nghe những câu hò giao duyên của những đôi trai gái. Bất giác nó đưa tay bịt chặt hai bên mũi, có lẽ nó đã hiểu một phần tại sao những canh hát Đúm đang bị biến mất. Liệu có thể hát hò được không bên dòng nước đen ngòm, đặc quánh bốc lên một thứ mùi kinh khủng, ánh trăng vàng lãng mạn in trên mặt sông thì biến thành một khối hình tròn màu vàng đục phát ra cái thứ ánh sáng nhờ nhờ...? Những làn điệu dân ca mượt mà, đằm thắm chỉ còn tồn tại trong tiềm thức. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát với tiếng đầu đĩa, ti vi oang oang những lời bài hát chẳng biết nó thuộc dòng nhạc nào.

Cái thứ nhạc mà chỉ cần đọc nhanh cũng có thể trở thành ca sĩ ấy, có thể bắt gặp ở bất cứ nhà nào trong cái xóm nhỏ này. Điều lạ là, đối với thanh niên bây giờ mà có thể hát được những giai điệu quê hương như nó ngày xưa thì sẽ bị coi là quê mùa, cổ lỗ sĩ, nhưng ngược lại bọn chúng có thể thể hiện rành rẽ từng động tác từ đi đứng, nhún nhảy đến cả cách ăn mặc và biểu diễn y như một ca sĩ thực thụ đang quay cuồng trên sàn diễn với những bản nhạc sến rẻ tiền.

Buổi tối, khi ánh đèn đường bắt đầu bật sáng, cũng là lúc những quán cafe, karaoke với đủ loại đèn xanh đỏ mờ ảo, với những cô mắt xanh mỏ đỏ, váy ngắn, váy dài ra tận cổng đón tiếp để tỏ lòng hiếu khách. Hay những tiệm internet toàn những cậu choai choai tóc xanh, tóc đỏ dựng ngược như bờm ngựa đúng là sự ồn ã chẳng khác gì thành phố nơi nó đã sống. Những buổi sinh hoạt văn hóa tập thể bên cạnh dòng sông, hay những buổi tối bọn trẻ lại chụm đầu nghe những câu chuyện cổ tích, ngay cả những câu chuyện ma rùng rợn dường như đã biến mất hoàn toàn trong đời sống, tâm hồn của những đứa trẻ nơi đây. Cuộc sống càng phát triển, càng hiện đại thì cũng kéo theo đó là những hệ lụy, những nỗi lo.

Từ khi có cái quán nét mọc lên, những đứa trẻ ngoan cũng mon men muốn làm quen với cái gọi là công nghệ thông tin để cho biết, theo như lời chúng ở cái thời này mà không biết mấy thứ ấy thì có mà vứt đi. Ban đầu bố mẹ cũng thấy mừng cứ ngỡ con mình thông minh, không phải mất tiền học thêm mà vẫn được mở mang đầu óc. Họ đâu biết rằng con họ đang học hỏi được gì từ những trò chơi game, những trò bạo lực hay những bộ phim khiêu dâm học đòi làm chuyện người lớn. Chỉ đến khi cô giáo triệu tập, những đồ dùng trong nhà cứ theo chân mấy bà đồng nát, tiệm cầm đồ thì bố mẹ, hàng xóm mới tá hỏa vì đứa con ngoan, học giỏi.

Đối với bọn chúng, internet cũng là nơi để bắt đầu những câu chuyện tình con trẻ, và sự thăng hoa thường là trong những ngôi nhà nghỉ ngay cả khi mới ở cái tuổi 14-15. Đâu như cái thời của nó, tình yêu bắt đầu từ những buổi hát ví Đúm bên cạnh dòng sông thơ mộng có sự chứng kiến của ánh trăng vàng lãng mạn. Hay những buổi hẹn hò trên dọc triền đê ngồi nghe tiếng sao diều u... u trong gió.

Mẹ thì lo giữ con, vợ thì lo giữ chồng, trẻ con thì bỏ học đua đòi, người lớn thì tụ tập rượu chè cờ bạc. Một sới bạc được tổ chức quy mô, chuyên nghiệp có cả những bảo kê đứng canh từ đầu làng đến cuối làng cách đến hàng cây số. Ban đầu người ta còn tò mò, bàn tán, lâu rồi thành quen họ cũng kệ, ai có của thì lo mà giữ. Những chiếc xe con ở tận Hòa Bình, Sơn Tây rồi Hà Nội... có đủ cả các loại biển số, xe công cũng có mà xe tư cũng có, cứ ra ra, vào vào như trong làng đang mở hội thi xe ấy. Rồi thì với đủ kiểu người, có người còn khoác nguyên trên mình bộ trang phục công an, bộ đội, người thì khệ nệ vác cái bụng bầu to vượt mặt cũng cùng chui vào một chỗ.

Để rồi, với vợ thì chồng thành kẻ vũ phu, phụ bạc. Với con, bố thành người cha vô trách nhiệm, bị coi thường khinh rẻ. Gia đình tan nát, vợ chồng bất hòa đánh lộn, cãi vã vì mấy cuộc truy xét đòi tiền của vợ để nướng vào những canh bạc thâu đêm. Những đứa con thì chán nản, sa ngã, trở thành những tội phạm khi còn đang ở cái tuổi chưa vị thành niên là hậu quả tất yếu từ những bi kịch gia đình.

Đời sống nông thôn đang thay đổi, người nông dân đang sống những ngày tháng đầy đủ và hiện đại hơn. Còn không nhiều cảnh những người nông dân quần quật chân lấm tay bùn từ sáng đến tối vẫn không đủ ăn. Hay cảnh những bữa cơm độn khoai, sắn trong những gia đình đông con, những bộ quần áo vá chằng vá chịt mà vẫn mặc đi mặc lại.

Nhìn quê hương đang giàu lên từng ngày, nó thấy tự hào vì những gì mà người dân quê nó đã làm được. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng thật sự xót xa, tiếc nuối trước những giá trị văn hóa của quê hương đang bị mai một, lãng quên. Những buổi sinh hoạt văn hóa nhẹ nhàng nhưng sâu thẳm chất nhân văn, những câu chuyện kể thâu đêm của người già, hay những buổi tối mất điện rủ nhau lên triền đê nghe tiếng sao diều vi vu. Tất cả những thói quen đẹp đẽ, những bản sắc văn hóa thôn quê đang biến mất hoàn toàn trong đời sống hiện đại mà đáng lẽ ra những bản sắc ấy phải được lưu giữ và tôn vinh. Và không ít những người già chốn thôn quê của nó thi thoảng lại thức giấc trong khuya và tự hỏi: vì sao trước kia, khi con người còn nhiều thiếu thốn và cả khi con người đứng trước sống chết trong chiến tranh mà lòng người vẫn tràn ngập niềm tin yêu và thực sự thấy hạnh phúc. Còn bây giờ, chiến tranh đã không còn, đói rét chỉ còn rơi rớt một vài nơi nào đấy mà lòng người lại đầy lo âu và bất trắc?

Và nó, một người của thế hệ mới đã mang câu hỏi của những người già chốn thôn quê kia để hỏi chính nó và những người quanh nó. Và nó hiểu rằng: nếu không tìm được câu trả lời thì nghĩa là con người không tìm thấy hạnh phúc đích thực của đời sống.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Để người Việt trẻ trở thành "công dân toàn cầu"

    29/09/2018Lan HươngGiới trẻ Việt cần gì để trở thành một công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung của thế giới thời hội nhập? Quyền và nghĩa vụ của những người Việt trẻ trong thời đại mới? Bí quyết nào để thành công trong sự nghiệp?
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Dù mưa, xin cứ ra đường!

    23/06/2016Nguyễn Trần BạtNếu khủng hoảng là một cơn mưa, tại sao ta không đi xuyên qua nó và tìm những cơ hội cho mình? Khủng hoảng sẽ ra đi và sẽ quay trở lại
  • Đất nước đặt hàng người trẻ

    07/06/2016Phương LoanNgày 26/3 là dịp người trẻ tự soi mình, soi vào tổ chức của mình, và người không trẻ nhìn lại, để tin yêu, kì vọng và trao trọng trách.
  • Người trẻ và những căn bệnh

    20/05/2016Nhật NguyễnLàm thì chẳng được bao nhiêu, nhưng nổ thì quá nhiều... Đó là căn bệnh trầm kha của những người trẻ mới tập tẽnh vào đời. Họ mới chỉ làm được vài công trạng nhỏ nhoi mà cứ nghĩ mình là người có thể thay đổi cả thế giới.
  • Lời tâm huyết của thiền sư với thanh niên

    18/05/2016Bùi Quang MinhCái gì đã làm cho có người chối bỏ tương lai, tình yêu và tuổi trẻ của mình? Câu hỏi này đã được trả lời khi chúng ta đọc quyển Tuổi trẻ Tình yêu Lý tưởng (2005) và Nói với tuổi hai mươi (1965) của thiền sư Nhất Hạnh...
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Những người trẻ tìm cách sâu sắc

    10/07/2014Lê Xuân NhậtMột loại virus mới đang lan nhanh: virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ...
  • Góc nhìn người trẻ

    30/04/2014Nguyễn Hoàng (thực hiện)Một cô gái lứa tuổi "8X", tốt nghiệp Đại học Sư phạm nhưng lại đang là biên tập viên của website chungta.com đã trò chuyện cuối tuần cùng chúng tôi dưới góc nhìn của một người trẻ tuổi. Và tôi đã hơi bất ngờ, khi Nguyễn Thị Hà trả lời câu hỏi đầu tiên...
  • "Thiếu thốn tương đối" của người trẻ là gì?

    20/08/2013PGS.TS. Trần Nam BìnhTrong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Sinh Viên Việt Nam, tôi đã nói đến “thiếu thốn tương đối” của người Việt Nam. Sau đó có một bạn trẻ hỏi tôi rằng, vậy thì đâu là thiếu thốn tương đối của người trẻ Việt Nam trong hội nhập?
  • Hãy để giới trẻ nhập cuộc!

    05/09/2009Đăng Sơn thực hiệnNhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ những cảm nhận của mình về lòng yêu nước của giới trẻ hiện nay. Cũng như xã hội cần phải làm thế nào để đón nhận ngày càng nhiều những đóng góp của người trẻ...
  • Hành trình người trẻ

    03/08/2009Ba tháng hè nóng bỏng sục sôi không khí thi cử, rộn ràng các phong trào tình nguyện, náo nức các hành trình khám phá, thế hệ trẻ có thêm cơ hội khẳng định bản lĩnh, tâm hồn, sức sống của mình trước sự phát triển vũ bão của thời đại. Tưởng rằng trường học là nơi có thể học được tất cả mọi điều trên thế gian này, toàn bộ những vấn đề liên quan đến lao động của bạn, nhưng thế cũng chưa đủ, tuổi trẻ cần nhiều hơn thế. Đó là không chỉ khám phá những điều bên ngoài thế giới, mà còn phải khám phá cả những suy nghĩ bên trong, thái độ cư xử người với người, lẽ sống và tinh thần trách nhiệm, cách lựa chọn các thông tin hợp lý, suy xét hợp lý, các giá trị và cách hành động hợp lý để tổ chức cuộc sống cá nhân, cộng đồng tốt hơn.
  • Người trẻ cần có tư duy "nhìn ra phía biển"

    27/06/2009Lê Ngọc Sơn (thực hiện). Ảnh: Quỳnh HoaBên cạnh việc được coi là một ông nghị “nói nhiều” ở Quốc hội, ông Dương Trung Quốc là một nhà Sử học có tiếng. Ông chia sẻ những cảm nhận của mình về lòng yêu nước của người trẻ hiện nay.
  • Người trẻ nên biết sống đàng hoàng

    23/05/2009Lê Ngọc Sơn thực hiệnMột sinh viên Việt sau khi tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins đã được nhận vào làm cố vấn ở Quốc hội Hoa Kỳ. Sau đó một thời gian, anh trở về Việt Nam và trở thành một chuyên gia kinh tế có uy tín…
  • Sự ung dung ở anh ta khiến tôi giật mình

    23/04/2009Lý LanVới truyền thống “gia đình bảo bọc” trong xã hội Việt Nam, những người trẻ nào có chỗ dựa là gia đình còn tiềm lực kinh tế sẽ có thể tìm kiếm nương náu an toàn trong cơn lốc này. Như con chim an toàn trong tổ dù đã đủ lông cánh. Họ may mắn và nên mừng cho họ. Huy ngồi suốt buổi trong quán máy lạnh vang tiếng nhạc ngợp thuốc lá, chat hay blog trên laptop, và nhún vai trước câu hỏi nếu tốt nghiệp mà không có việc làm: Thì chuyển bất lợi thành cơ hội: đi du lịch hay học thêm, nâng cao trình độ tiếng Anh hoặc lấy bằng cao học. Rất hay. Chỉ có điều sự vô tư của chàng trai trẻ ấy trong thế giới bất ổn hiện nay khiến cho lòng tôi không yên ổn.
  • "Giới trẻ không sống “nhạt” mà sống phức tạp hơn"

    17/02/2009Đinh Phương Linh (thực hiện)Đó là nhìn nhận của Đỗ Thanh Hải, Giám đốc trẻ măng của Trung tâm sản xuất phim truyền hình VN (VFC), đạo diễn chuỗi chương trình "Táo Quân" phát sóng mỗi dịp Giao thừa, phụ trách nhiều bộ phim về đề tài người trẻ: “Xin hãy tin em”, “Phía trước là bầu trời” và gần đây nhất là “Nhật kí Vàng Anh” luôn gây được dư luận.
  • "Tự sự" của người trẻ sống nhạt

    10/02/2009Đức ChínhSống nhạt, cũng tốt, khi đó là sự kiếm tìm bình yên, ổn định kiểu dĩ hòa vi quý, là trạng thái "tạm chấp nhận được" trong những thời điểm cần "chậm lại nhịp sống, để ta lắng nghe". Nhưng nhìn về phía khác, thì sống nhạt, với người trẻ, cũng đồng nghĩa với sự ngưng tụ, lững thững của sáng tạo, nhiệt huyết. Nhựa sống bị vón cục sẽ tạo ra một xã hội chậm chạp, thiếu sinh khí.
  • Người trẻ "sống chạy"?

    19/10/2008Báo Phụ nữKhao khát của số đông bạn trẻ là có sự nghiệp. Nhưng nhiều người, vì hối hả trên đường đua tìm kiếm vật chất, đã bỏ qua nhiều giá trị tinh thần...
  • Tôi đã lạc quan hơn về giới trẻ

    14/04/2008Cẩm TúNổi tiếng với Đất nước đứng lên khi mới 23 tuổi, nhà văn Nguyên Ngọc còn được biết đến bởi những đóng góp vào thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi Mới, khi ông giữ chức Phó tổng thư ký Hội Nhà văn, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
  • xem toàn bộ