Cây - Sự sống và tinh thần

01:30 CH @ Thứ Sáu - 20 Tháng Ba, 2015

Cây là cảnh quan, là môi sinh, là chứng giám, là trải nghiệm, là bầu bạn…với tư cách là thực thể sống gắn bó, hữu ích với con người, cùng với tâm tưởng cá nhân và văn hóa cộng đồng, thậm chí đến mức tâm linh. Chả thế mà xưa nay có câu ‘Cây Gạo có Ma, Cây Đa có Thần’. Ở Nhật Bản, theo đạo Shinto thì trong mỗi cây – thực thể sống – đều ngự bên trong yếu tố tinh thần đáng tôn trọng và bảo vệ, như nhắc nhở, định hướng về cách sống của con người.

Cây cùng người đã bấy nay
Làm giàu cho đất, hàng ngày hát ru
Mùa hạ cho đến mùa thu
Cây reo niềm sống, xóa u giải buồn
Nhờ Cây đời sẽ đẹp hơn
Màu xanh tỏa bóng mãi luôn bên người

(Xem thêm: Thơ về cây xanh)

Trong mỗi loài Cây, cùng với loài Người, hơn thế đều mang ý niệm sống: như Cây Xương rồng: quật cường bền bỉ trong hoang cằn / Cây Hoa Hồng: tượng trưng cho Tình yêu / Cây Bao Báp: sự vươn lên vững vàng theo thời gian…./ đến Thảo Mộc: mang lẽ tập sinh thiết yếu, chỉ dấu cơ bản về khả năng tồn tại tối thiểu của các vùng đất…./ Cây Hoa Sữa đi vào những bài hát xuyên năm tháng gian khó mà lãng mạn của mảnh đất Thủ đô Hà Nội…/ Cây Đa Tân Trào….như sắp chết rồi, nhưng vì là biểu tượng của những ngày tiền lập quốc của Chính phủ Hồ Chí Minh, nên cả nước tôn trọng và tìm cách cứu sinh cho nó…

Những sinh thể nào đã sống trên 30 năm ( giống như con người gọi là ‘tam thập nhi lập’ ) thì đã vần vũ bốn mùa của thiên nhiên, dài đến mức tự nó đã là một giá trị sống độc lập, ý nghĩa văn hóa mặc nhiên, giá trị tinh thần lan tỏa, không chỉ với sinh vật khác, mà đặc biệt là với đời sống con người… Thì khi bị cưỡng chế mà phải chết ( không theo cách tự nhiên, quy luật sinh tồn tất yếu ) thì tính ‘phản vệ’ của Cây đó sẽ đủ mạnh để môi sinh, con người cảm thấy được tính’nhân quả’ xấu tác động lại vào đời sống thường ngày của mình. Chưa kể, những Cây ở độ tuổi ‘tri thiên mệnh’ ( như cách nói của chúng ta về con người trên 50 ) thì sự tồn tại của Nó có ý nghĩa ‘gieo sinh’ nghĩa là làm loài khác dễ sinh và dễ sống hơn, ngoài ra có giá trị như sự chỉ báo về thay đổi nào đó sẽ diễn ra trong môi trường vĩ mô. Vì thế Cây đã là một ‘Linh Mộc’ . Không tự nhiên mà Cây càng có tuổi càng quý giá ( không phải về giá trị sử dụng chế biến thành các vật dụng, mà là cân bằng, tái tạo, cải hóa, tiên nghiệm…cho con người về môi trường và thiên nhiên ).

Chúng ta thử làm một thí nghiệm: hãy mua hai chậu Cây hoa cảnh ( cùng gốc giống, cùng ngày tháng, cùng chủ vườn, cùng cách nuôi trồng ), được để riêng rẽ ở hai ban công khác nhau của cùng một nhà. Hàng ngày tưới tắm bình thường. Nhưng một cây ta nói với nó lời cay nghiệt tàn độc, cho nghe nhạc kinh khủng, thỉnh thoảng chí cho nó một phát vào thân cành…còn cây kia thì ngược lại: nói lời hay ý đẹp, thủ thỉ hát nhạc hay trữ tình lãng mạn, nâng niu vuốt ve trìu mến…Kết cục là: Một cây hôi hám, nhanh rũ héo, tỏa ra sự độc hại. Còn cây kia thì mơn mởn xanh tươi, ngan ngát hương hay lạ, truyền nhẹ vào ta cảm giác tuyệt vời…. Cho nên cách đối xử của con người như thế nào với Cây sẽ gặt được ‘sự phản về tiêu cực’ hay ‘phản ứng tuyệt vời’ của Nó với mình ( xung quanh môi trường đang sống ). Chính tôi đã được chứng kiến: Nhà một ông trí thức bự, có Cây Xoàitrước sân, đã quá 50 năm, bà vợ vì muốn xây nhà mới, cứ cằn nhằn kêu ca về nó, kiếm cớ hạ bỏ…một hôm đợi chồng đi công tác vắng, mời ‘thày bói’ về ( cho có lý do khách quan, và giải tỏa tâm lý ) nói dựa theo ý bà ấy, rồi chặt bỏ…Chỉ thời gian ngắn sau cả gia đình họ không ai còn ra gì nữa về tâm thế sống, an hòa sinh.. ( dù trước đó rất là ổn ).

Tôi và các bạn từng được biết người Nhật nâng niu Cây cối như thế nào (tôi đã tận mắt nhìn một chuyên gia Nhật nước mắt đỏ hoe khi chứng kiến 300 Cây Anh Đào mang sang Hà Nội triển lãm dịp Xuân vài năm trước bị thi nhau bẻ trụi). Người Singapore tùy tiện chặt hạ cây trong vườn họ thôi cũng cần phải điều trần với chính quyền …. ở Nước ta, kẻ nào đụng đến Cây ta trồng trước cửa nhiều năm thì oán ghét trùng lai….Thế mà , kẻ nào cùng một lúc dám hạ sát hàng loạt ( nghìn, vạn cây ) được trồng bằng tâm, tình, trí của bao nhiêu thế hệ con người , trên khắp cách ngả phố lịch sử (Nơi người Thủ đô thường tự hào nói: Địa linh , Nhân kiệt)…thì kẻ đó thật ghê gớm, và hậu quả sẽ là: trời không tha, đất không dung, người không thương cho nổi. Người thường dân không thể dám làm như vậy, càng không thể có quyền làm đến mức như vậy ! Những ai đó có quyền, thì nên áp dụng thứ quyền lực của lương tri, quyền phụng sự cộng đồng, hòa với tình yêu thiên nhiên – đất nước – con người - hơn là để ‘bất chấp’!

Thanh niên thỏa sức bẻ cành hoa anh đào mang từ Nhật sang trưng bày để đem về nhà riêng

Nhưng chúng ta cũng biết: không nên quá lụy tình mà khăng khăng rằng không thể thay thế những Cây đã ốm bệnh, mục ruỗng. Không thể chịu nổi mùi hoa Sữa nồng nàn khi trồng với mật độ dày đặc như ở Đà Nẵng…

Không thể đòi thôn quê mãi mãi xanh bóng tre…. Nhưng cây tre chính là biểu tượng văn hóa và tinh thần người Việt! Nên dù có đô thị hóa, cũng nên giữ lại những khóm tre đằng ngà ở những đình làng, cửa thôn. Chúng ta cũng vô cùng tiếc nuối, đau lòng khi Hải Phòng đã không còn gắn sâu sắc với hình ảnh ‘tháng năm rợp trời Hoa Phượng đỏ’ nữa. Không còn Hà Nội với những hàng Cây Sấu, Hoa Sữa ‘vẫn ngọt ngào đường phố đêm đêm’ nữa….Chỉ còn vài Cây Sưa thôi bên cạnh tòa nhà Bộ Ngoại giao cũng đã là một nét đẹp không gì sánh nổi cho dù quanh đó có thể mọc lên những tòa nhà bê tông kính hiện đại. Tâm hồn, tinh thần là một thứ gì đó không nên bị đốn hạ phũ phàng… Sẽ là gì, khi điều được gọi là ‘hồn hương’ của một thành phố, làng quê mang ý nghĩa văn hóa….và còn bản sắc nữa không khi ‘hình ảnh’ đặc sắc về thiên nhiên của một vùng đất bị hủy hoại . Cây chính là loài đã mang những điều ấy đi cùng năm tháng cùng lịch sử của các miền đất, cho dù có những thăng trầm hay trào lưu hiện đại….Hủy hoại hàng loạt Cây với kích cỡ như thế, với thời gian như thế, với tâm hồn và văn hóa các lớp người như thế…thì lịch sử đã phần nào cũng bị trốc gốc, mất đi chứng tích, mà chỉ còn lại trong những trang sách cho trẻ nhỏ học vẹt, để điền lấp vào sự khô cứng của vật chất công nghiệp, sự chai sạn của tâm hồn, sự khôn kiệt của cảm nhận, văn minh mất thăng bằng bởi tính mềm mại nhân văn và u ám vì bị mất tính thiên nhiên đẹp đẽ….

Chúng ta biết: nên thay đổi, nên văn minh, nên tiêu chuẩn, nên cải mới… Nhưng người Malaixia, cũng như nhiều các Quốc gia khác đã thấm thía: để đánh đổi lấy cái gọi là ‘tăng trưởng kinh tế’ và ‘hiện đại độ thị’ họ đã mất đi hàng nghìn km vuông rừng với vô vàn Cây cối, thảm thực vật quý hóa….để hôm nay phải nhận ‘nhân quả’ về môi sinh…. Nhân loại phải than thở: cùng với sự phát triển con người càng hiểu ra: thiên nhiên là tài sản ( chứ không còn chỉ là tài nguyên nữa ) lớn nhất, tuyệt vời nhất mà Tạo Hóa ban tặng cho Mình! Cây cối, hơn cả thiên nhiên thuần túy, cùng với đời sống con người là nơi chứa đựng, gửi gắm những giá trị tinh thần tươi xanh về đời sống. Cây lâu niên trong đô thị làm người dân tuy không được đắm mình trong Rừng nữa nhưng đó chính là hơi thở và vẻ đẹp của Rừng còn lại với mỗi người….Đừng mượn cớ để hủy hoại! Mọi nguyên cớ chính đáng chính là ‘PHẢI BẢO TỒN SỰ SỐNG VÀ TINH THẦN SỐNG’. Những quan chức có quyền, hơn thế chúng ta mong rằng họ có ý thức về điều này cao hơn quyền của họ! HÃY HỎI TRỜI, HỎI ĐẤT, HỎI NGƯỜI VỀ VIỆC MÌNH SẼ LÀM KHI ĐỘNG ĐẾN SỰ SỐNG!

Cha ông ta xưa khuyên dạy

------------------------------------------
Đối xử với thực vật

Cây cỏ dù có tình cảm, trí khôn thì cũng khác xa loài người, nhưng cũng có sự sống, có cảm giác, nên đáng được đối đãi như động vật. Trừ phi những cây có hại cho ta, hoặc ta muốn lợi dụng chúng, thì không được tàn phá không đúng lúc.

Tóm lại, đối với động vật, thực vật là những loài có cơ thể thì cũng không cần phải nói, mà đối với những loài không có cơ thể cũng không được bạo tàn vô cớ, không được bừa bãi. Người đạo đức sẽ chê trách là làm hại đến điều nhân, mà người lý tài (lo về tài chính) sẽ buộc tội đã bỏ mất một vật có thể bán lấy tiền.

(Trích "Tân Đính Luân Lý giáo khoa thư", SGK của Đông Kinh Nghĩa Thục, 1907)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chuyện con ve và đàn kiến

    06/10/2019Alan Phan*Cơ chế chính trị đã tạo nên một tầng lớp ve giàu có, đầy quyền lực và tham lam trong việc rút tỉa mòn cạn các của cải tài nguyên đã do sức lao động của đàn kiến nghèo, thua kém từ các vùng quê tạo nên.....
  • Mạnh ai nấy sống... và kiếm sống với bất cứ giá nào!

    12/03/2019Vương Trí NhànThử tìm một triết lý toát ra trong cách đi lại của hiện thời. "Trong ý nghĩa tượng trưng của chúng, các xe cộ, cổ cũng như hiện đại, là những hình tượng của cái tôi. Chúng phản ánh các mặt khác nhau của đời sống nội tâm và có quan hệ với các vấn đề phát triển của nhân cách".
  • Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

    10/07/2017Phạm Lê Vương Các, sinh viên tp.HCMĐề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?
  • Chí Phèo - Thị Nở là biểu tượng văn hóa?

    15/09/2016Võ Thị HàXung quanh vấn đề chọn một biểu tượng duy nhất đại diện cho nền văn hoá Việt Nam, lâu nay vẫn được coi là đậm đà bản sắc dân tộc, có không ít những ý kiến đưa ra. Đó có thể là Quốc Tử Giám, mặt trống đồng, là chim hạc, là bông sen nở, bông sen búp, hoa đào, là chiếc áo dài, nón lá, là cái cổng làng, là con trâu, thậm chí là phở. Xét về bản chất, đó chỉ là những khía cạnh của văn hoá.
  • “Chúng ta đều phụ thuộc vào nhau”

    17/06/2016Kim Yến thực hiện, chân dung hội hoạ Hoàng TườngTin giáo sư Trịnh Xuân Thuận, người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng cao quý Kalinga của UNESCO về Phổ biến khoa học năm 2009 đã như ngọn gió lành làm nức lòng giới khoa học và tất cả độc giả đã từng yêu quý ông qua những tác phẩm viết về vũ trụ với cái nhìn tinh tế, giàu mỹ cảm, thấm đẫm tư tưởng triết lý của đạo học Phương Đông.
  • Nhà nước và thông điệp Vedan

    05/05/2016Tư Giang thực hiệnChủ tịch Invest Consult Group Nguyễn Trần Bạt trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị góc nhìn của ông về vụ Vedan trong bối cảnh đơn kiện công ty này đang chuẩn bị được nông dân nộp lên toà án.
  • Cân đối lợi ích trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường

    20/03/2015Đoan Trang thực hiệnTài nguyên và môi trường là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Nếu chỉ tính đến tài nguyên mà không tính đến môi trường thì chúng ta sẽ trở thành kẻ bóc lột tương lai để tìm sự phát triển trước mắt. Vì thế, khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường là chính phủ cũng đã ý thức được việc phải khắc phục các hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên, để nó không đẻ ra di họa tương lai có chất lượng môi trường của việc khai thác ấy...
  • Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt

    16/05/2014Clip nữ sinh bạo lực khuấy động dư luận. Nhiều người sửng sốt vì tình trạng bạo lực học đường. Nhiều người khác giật mình chất vấn giáo dục, xã hội. Trong khi đó, nhà nghiên cứu văn hoá Vương Trí Nhàn cho rằng: Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt mà ta không tự thấy.
  • Nhớ Mùa Hoa Anh Đào

    04/04/2014Nguyễn Tất ThịnhNhật Bản nổi tiếng với thể loại thơ HaiKu ! Từng câu từ nén đậm đặc ngữ nghĩa nhân tình. Tôi viết theo thể loại đó, từng cặp hai dòng, nhưng mong giữ được âm điệu của phong cách thơ Việt...
  • Vì sao tội ác lên ngôi

    11/09/2011Tống Văn CôngTôi không phải nhà nghiên cứu tâm lý, nhưng có lưu tâm đến vấn đề đạo đức xuống cấp, khi nghe anh Thái Duy (tức nhà văn Trần Đình Vân tác giả Sống như anh) từ miền Nam trở ra Hà Nội tâm sự: “Cậu ạ, Đảng mình có trách nhiệm đã làm xuống cấp đạo đức người dân Hà Nội...
  • Bauxite và Vinashin

    30/10/2010Nguyễn Vạn PhúGiữa hai dự án bauxite ở Tây Nguyên và Vinashin có điểm gì chung?
  • Anh đào trần trụi

    05/05/2009Vũ Nhật KhanhHoa anh đào là một trong những biểu tượng của nước Nhật hiện đại và văn minh. Mang vẻ đẹp thanh tao, quý phái, lại gắn liền với cái tên Nhật Bản đầy kiêu hãnh, loài hoa này càng thêm phần cuốn hút.
  • Nỗi lo văn hóa

    23/04/2009GS. Tương LaiCứ nhìn những lá cờ tổ quốc lộng gió trong thác người tuôn chảy trên đường phố dạo nào khi những cầu thủ thân yêu của họ đem vinh quang về cho đất nước với chiếc cúp vô địch Đông Nam Á sẽ hiểu rằng ở đây không đơn thuần chỉ là niềm tự hào về một chiến thắng trên sân cỏ...
  • “Hoa Anh Đào Nhật bản và cô hàng bánh rán bán rong” hay một triết lý giáo dục mới

    21/04/2009PhD. Nguyễn Thế HùngHình như có một sự liên lạc mơ hồ giữa điệu múa “Hoa Anh Đào khô” của Nhật Bản với các gánh hàng quà rong nhan nhản trên khắp các phố phường Hà Nội. Điệu múa “Hoa Anh Đào khô” cho phép chúng ta nhìn sâu sắc hơn những đặc điểm tâm lý cơ bản dân tộc của Việt nam. Những đặc điểm ấy chi phối mỗi người dân Việt nam chúng ta hàng ngày, hàng giờ, trong mọi hoạt động. Những đặc điểm này làm nên lịch sử và văn hóa của đất nước chúng ta. Nhưng vì những đặc điểm này là máu thịt của ta, nên ta quá quen biết chúng, đến độ xem các đặc điểm tâm lý ấy là tầm thường.
  • xem toàn bộ