Chiến lược “dân dã”

Nguyên Phó Thủ tướng
02:49 CH @ Thứ Năm - 21 Tháng Mười, 2010
Nhân ba văn kiện chuẩn bị Đại hội XI được công bố để thu thập ý kiến toàn dân, tôi đã chuyện trò với nhiều người dân bình thường để xem tâm tư của họ ra sao.

Tôi phát hiện nhiều người chẳng biết gì về những văn kiện ấy hoặc có nghe phong thanh nhưng cũng không đọc hết (họ kêu dài quá), một số người có đọc qua nhưng không nắm được ngọn ngành ra sao. Tưởng rằng tình trạng ấy chỉ có ở dân thường nhưng qua tiếp xúc với không ít cán bộ, thậm chí cán bộ quản lý, thì tình hình cũng chẳng khác mấy.


"Ngườidân tha thiết có được các nhà lãnh đạo: trung, trí, nhân, dũng. Nhưnglàm thế nào để chọn được những người như vậy thì người dân cũng chỉ bàntán cho vui thế thôi chứ có cơ chế nào tham khảo ý kiến người dân đâu"
Để văn kiện dễ hiểu

Từ những hiện tượng trên, tôi ngộ ra rằng có lẽ nên đổi mới cách viết và cách lấy ý kiến để các văn kiện ấy là của dân, do dân, vì dân. Nghĩa là mọi người dân bình thường (chứ không riêng cán bộ, chức sắc, đảng viên) đều cảm thấy đấy là những văn kiện của họ, đáp ứng những mong mỏi thiết thân của chính họ, từ đó tích cực đóng góp ý kiến và ra sức thực hiện nhằm đem lại ích lợi thiết thực cho họ chứ không phải chuyện xa vời, việc “của các ông ấy”, “của trên”, ít liên quan trực tiếp tới mình.

Chiếu theo suy nghĩ của những người dân bình thường mà tôi tiếp xúc, mục tiêu phát triển của đất nước là làm sao chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn, nghĩa là có công ăn việc làm và có thu nhập ổn định, không bị lạm phát ngốn mất (phần lớn người tôi tiếp xúc chẳng có khái niệm gì về kinh tế vĩ mô, lực đẩy, lực kéo), con cái không bị hành hạ bởi nền giáo dục còn quá nhiều bất cập, vào bệnh viện không bị tình cảnh vài ba người một giường, ra đường không bị kẹt xe, ngập nước, hố đen rình rập, ở thôn làng, phố xá không bị các “ông phường”, “ông xã” gây phiền hà, không phải chứng kiến hoặc chịu đựng nạn tham nhũng tràn lan, những tệ nạn xã hội đau lòng và sự ô nhiễm môi trường khủng khiếp.

Dịch ra ngôn ngữ văn bản thì điều mong muốn nhất của người dân bình thường chính là “phát triển bền vững”.

Còn khái niệm “về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” là thế nào, bằng cách gì, đối với nhiều người dân là chuyện cao xa, khó bề biết rõ được ngọn ngành; nói cho cùng đó cũng chỉ là phương tiện để đạt được những nguyện vọng đời thường nói trên thôi chứ chẳng phải là mục tiêu tự thân.

Ai ai cũng đều rất sốt ruột thấy nước ta còn lạc hậu so ngay với một số nước trong khu vực chứ chưa nói gì tới các nước phát triển, ai cũng mong mỏi nước ta phát triển nhanh. Song người nào cũng lo lắng trước hiện trạng phải tung ra nhiều tiền quá, hiệu quả thu về chẳng là bao, đó là chưa kể tình trạng vung tay quá trán, lãng phí vô cùng, nếu vậy làm sao thu hẹp được khoảng cách? Chuyển sang ngôn ngữ chính thống thì lòng dân đều muốn phát triển có hiệu quả chứ không phải tăng trưởng với bất kỳ giá nào.

Trao đổi về phương cách làm thế nào để đáp ứng được những mục tiêu trên, người ta bộc bạch một cách nôm na rằng trước hết phải có bộ máy trong sạch hết lòng vì dân, lo cái dân cần, còn tiền bạc để làm tất cả những điều dân cần chỉ có hai cách: một là ra sức tiết kiệm, từ người dân đến Nhà nước, chắt chiu từng đồng xu do đổ mồ hôi sôi nước mắt làm ra và đóng góp, đừng đổ vào những cái thùng không đáy, tiêu xài phung phí, hội hè tràn lan. Hai là tạo mọi thuận lợi cho người dân mang tiền ra làm ăn, không phân biệt họ thuộc loại nào.

Nhiều người tâm sự rằng không biết làm sao ở ta hay tranh luận triền miên về những câu chữ nọ kia thế. Nhớ lại hàng mấy chục năm trước đã cãi nhau về việc áp dụng hay không áp dụng kinh tế thị trường, sau đó lại mươi mười lăm năm tranh cãi về khái niệm “bóc lột” và đảng viên có được làm kinh tế tư nhân không, tiếp đến lại mươi năm tốn giấy mực vào việc xem Đảng có đại diện cho lợi ích dân tộc không, cứ làm như trước đó Đảng không đại diện cho lợi ích dân tộc ấy!

Lúc này lại thấy đôi co về câu chuyện “kinh tế nhà nước” là chủ đạo, kinh tế tư nhân là “động lực” và rồi sẽ thiết lập “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” chứ không chỉ là “quan hệ sản xuất thích hợp” nữa. Có doanh nhân ái ngại hỏi: thế nay mai lại quốc hữu hóa à?

Sát với suy tư người dân

Trao đi đổi lại mọi người cũng đều đồng tình Nhà nước phải tập trung vào ba khâu mà nay hay được gọi là “khâu đột phá”: thể chế, nhân lực và hạ tầng (đó là cách viết trong văn bản chứ ngoài đời người ta nói đơn giản hơn nhiều). Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên thấy nhiều tỉnh nêu ra rất lắm khâu đột phá, có nơi 8-9 khâu(!). Có người nói đùa rằng nếu vậy thì thành cái thúng thủng mất, chẳng khác nào một thời đưa ra nhiều “mũi nhọn” quá hóa thành quả mít!

Đi vào mỗi khâu, mối quan tâm của mỗi người lại khác nhau. Nói đến thể chế, người dân quan tâm nhất là làm sao có bộ máy trong sạch, chuyên nghiệp chứ còn thế nào là thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, làm sao hoàn thiện thì họ cho rằng đó là việc của trên.

Đối với mọi người dân, nỗi bức xúc nhất của người dân là làm sao đẩy lùi được nạn tham nhũng nay đã trở thành quốc nạn tràn lan, tinh vi - một việc được nói đến từ lâu song xem ra vẫn còn quá nhức nhối. Trong khi các vị chức sắc, các nhà khoa học tranh luận đỏ mặt tía tai về sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân... còn bà con thường dân lại ray rứt nhất là chuyện thu hồi đất, ưu ái cho các đại gia, đền bù chẳng thỏa đáng.

Giới “tinh hoa” luận bàn sôi động về “dân chủ”, còn người dân chỉ mong sao mọi chuyện minh bạch rõ ràng, được đóng góp ý kiến vào công việc của đất nước, kiểm tra xem tiền của mình đóng góp rơi vào đâu, được trực tiếp chọn lựa những người lãnh đạo của mình. Nói tóm lại là làm thế nào để biến phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đi vào cuộc sống thực.


Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với công nhân

Nói đến nguồn nhân lực, mối quan tâm hàng đầu của người dân là nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý có tâm, có tầm. Thứ đến là làm sao cải cách hẳn hệ thống giáo dục để các cháu khỏi phải “cõng cặp” đến trường, cha mẹ ông bà khỏi phải xếp hàng thâu đêm để có chỗ cho con cháu trong trường mẫu giáo, học xong có công ăn việc làm và biết làm, đi học, chữa bệnh cứ phải dấm dúi đút tiền mà chẳng biết bao nhiêu là vừa. Nhân lực ấy không chỉ có học, có nghề mà biết sống trong một xã hội trật tự văn minh, biết làm việc trong môi trường công nghiệp.

Đã là văn kiện chính thức đương nhiên phải văn hoa, mang tầm lý luận nhưng dù thế nào đi nữa cũng nên “hạ cố” áp sát với những suy tư của người dân bình thường.


Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan trong lần trò chuyện với sinh viên ĐHQG TP.HCM năm 2006 - Ảnh: N.Hùng

Cuộc sống vẫn tiến bước

Đành rằng sau những câu chữ là “quan điểm” cần làm rõ và nhận thứcthống nhất, song tranh cãi cứ tranh cãi, cuộc sống vẫn cứ tiến bướctheo quy luật khách quan của nó. Gần đây VTV1 chiếu phim Bí thư tỉnhủy. Thời ấy mà đụng vào hợp tác xã là phạm húy nhưng rồi cũng buộc phảichuyển sang khoán 10, khoán 100. Nhiều người cho rằng hà cớ gì cứ lúngtúng, giận dỗi, thậm chí chụp mũ nhau chỉ vì chủ đạo hay không chủ đạo,trong khi rất ít người nói rõ ra được thế nào là chủ đạo và nhất là làmthế nào để trở thành chủ đạo.

Có người vặn hỏi thế công nhân và nông dân, các nhà khoa học, tức lànhững người làm ra của cải vật chất thuộc loại gì? Các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài xếp vào ô nào? Sao bảo mọi thành phần đều bìnhđẳng trước pháp luật cơ mà? Nay chỉ có một đạo luật doanh nghiệp duynhất, trong đó có phân chia các loại cơ chế, chính sách khác nhau đâu!Lúc này yêu cầu cao nhất là nước mạnh dân giàu, muốn vậy chỉ có một câygậy thần là huy động sức mạnh toàn dân tộc, gây sự phân tâm làm chi?


Nguồn:Tuổi trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mệnh Trời và Ý dân

    17/10/2019Dương Kỳ Anh“Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho phúc nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Mười thế kỷ đã trôi qua, biết bao đổi thay trong cuộc đời dâu bể, nhưng câu nói trên của Lý Thái Tổ trong “Chiếu dời đô” vẫn nguyên giá trị, vẫn mới mẻ, vẫn là bài học lớn cho đất nước chúng ta...
  • Chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân dân

    01/07/2015Hữu ThọNgày 25/5/1987 là ngày mở đầu chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân Dân của tác giả N.V.L. Nghiên cứu bối cảnh ra đời của chuyên mục nổi tiếng này, để hiểu rõ hơn ý định của tác giả...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Trí tuệ dân tộc đang bị lãng phí

    21/10/2010Hải Hà thực hiệnCác chủ trương của Đảng nhấn mạnh đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăng nhanh GDP do khoa học, tri thức tạo ra. Thế nhưng, chúng ta lại ra sức khai thác tài nguyên, lãng phí rất lớn tiềm năng trí tuệ của dân tộc...
  • Không thể ngập ngừng, do dự giải phóng tư duy

    16/10/2010Trần Đình Bút
    1. Bản thân Mác đã phải dùng đến chữ “nổi loạn chống lại cái cũ”, còn Lênin nói “phải thay đổi căn bản”. Hồ Chí Minh đã đề cập đến “xem xét lại”...
  • Cương lĩnh: Những quan niệm chưa nhất quán

    11/10/2010TS. Hồ Bá ThâmNghiên cứu Cương lĩnh bổ sung, phát triển trình ĐH 11 của Đảng, chúng ta dễ nhận thấy nổi bật sự kiên định con đường phát triển tiến lên XHCN và những mục tiêu, những phương hướng, những quan hệ chính cần giải quyết, nhưng trong đó có một số quan niệm chưa nhất quán...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • "Mỗi bước tiến của thực tế quan trọng hơn một tá cương lĩnh"

    03/10/2010Trần Đông thực hiện"Mỗi bước tiến của cuộc vận động thực tế còn quan trọng hơn là một tá cương lĩnh". Điều đó có nghĩa là Đảng ta nên tập trung trí tuệ và sức lực vào các bước tiến trong thực tế. Những bước tiến trong thực tế mới chính là cái mà nhân dân ta cần trong lúc này. Sỡ dĩ cần như thế là vì hiện nay màu xám của lý luận còn đang cách xa màu xanh của thực tế đất nước" - đó là những đóng góp xây dựng của GS. TS. Dương Phú Hiệp...
  • Câu hỏi lớn về vận nước

    02/10/2010GS. Tương LaiChính vì những chuyến xe lịch sử không có khứ hồi, cho nên, tiếp bước cha ông không phải là dẫm theo lối mòn có sẵn, mà là dũng cảm gạt bỏ mọi trở ngại để vươn về phía trước, như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó.
  • Tính giai cấp và tính nhân dân của nhà nước

    31/05/2010Nguyễn Ngọc HàoBài viết đề cập đến mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính nhân dân của nhà nước xét từ mối quan hệ “thuần khiết giữa hai giai cấp: giai cấp có tư liệu sản xuất và giai cấp không có tư liệu sản xuất, trong một xã hội “thuần khiết chỉ có hai giai cấp đó. Từ quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -Lênin, tác giả đã đưa ra những ý kiến của mình về vấn đề này để trao đổi với độc giả, với những ai quan tâm tới tính giai cấp, tính nhân dân của nhà nước và mối quan hệ của chúng.

  • Học tập quan điểm nhân dân, quan điểm quần chúng của Hồ Chủ Tịch

    13/05/2009Phạm Văn ĐồngNhân ngày vui mừng hôm nay của quốc dân đồng bào, những điều chúng ta cần nhắc nhở, học tập của hồ Chủ tịch rất nhiều, nhưng theo ý tôi trong giai đoạn chuẩn bị tổng phản công này, chúng ta cần hơn hết nhắc nhở và học tập quan điểm nhân dân, quan điểm quần chúng của Hồ Chủ tịch, vì đó là bài học trọng yếu hơn hết, quý báu hơn hết trong sự nghiệp cách mạng của Người.
  • Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác phẩm khế ước xã hội của J.J.Rousseau

    20/04/2007Phạm Thế LựcCho đến ngày nay, nhiều nội dung trong tác phẩm Khế ước xã hội của J. J. Rousseau vẫn được kế thừa đã được nêu trong các văn kiện chính trị quan trọng như một tinh thần cách mạng đối với nhân loại. Trong Khế ước và xã hội, chủquyền nhân dân là tư tưởng xuyên suốt tác phẩm...
  • “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”

    06/01/2006Ngô Vương Anh“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai..."
  • "Thu lượm" ý kiến đóng góp của nhân dân cho giáo dục

    13/01/2004Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã cho biết như vậy tại cuộc giao ban báo chí sáng nay (13/1) khi thông báo về nội dung hoạt động của ngành trong năm 2004. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng thừa nhận 3 bất cập của công tác giáo dục đào tạo...
  • xem toàn bộ