Cho và nhận

04:35 CH @ Chủ Nhật - 26 Tháng Ba, 2017

Để tạo lập sự cân bằng, con người cần phải biết cho và nhận. Nhưng cho và nhận như thế nào lại cũng là việc rất đáng bàn...

Sau khi tạo dựng được một khối lượng tài sản khổng lồ cho cá nhân trong suốt cuộc đời làm việc, ông Bill Gates tặng lại cho quỹ từ thiện 60 tỷ đô la, còn ông Warren Buffett tuyên bố sẽ hiến dâng đến 90% tài sản cho các chương trình không vụ lợi. Tôi nghĩ cách hành xử này đã đem lại một ảnh hưởng vô cùng lớn lao trên khắp thế giới, hiệu quả hơn cả ngàn tỷ đô la mà Chính phủ Mỹ đã bỏ ra để bảo vệ những quyền lợi mơ hồ tại Afghanistan và Iraq.

Hai ông Gates và Buffett đã thay đổi hẳn tư duy của nhiều thế hệ về hình ảnh xấu xí của các nhà tài phiệt. Họ và rất nhiều tỷ phú khác của Mỹ như: Turner, Soros, Cooperman… đã định vị lại giá trị cốt lõi của một siêu cường kinh tế. Trong khi đó, khi qua Trung Quốc vào năm 2010 để kêu gọi các tỷ phú nước này đóng góp thêm cho xã hội, hai ông đã thất bại và chỉ nhận được "cam kết" khoảng 100 triệu đô la. Điều đáng nói là sau đó phần lớn các cam kết này đã "cuốn theo chiều gió" và đi vào quên lãng, kiểu như một số "đại gia" Việt Nam thể hiện tên tuổi qua các cuộc đấu giá từ thiện. Lịch sử đã cho thấy, con người luôn bị giằng co bởi hai chữ "cho" và "nhận". Kinh thánh Cơ Đốc, triết lý và văn hóa Âu - Mỹ luôn ca tụng người cho. Triết lý nhà Phật lấy đức từ bi làm căn nguyên, còn kinh Koran của Hồi giáo cấm chuyện thu lãi suất khi cho vay nợ. Trong khi đó, lòng tham và nhu cầu sinh tồn luôn buộc một người bình thường phải tranh đấu để "nhận" càng nhiều càng tốt, không những cho mình mà còn cho cả dòng họ, con cháu. Câu nói "người thắng cuộc là người có nhiều đồ chơi nhất khi chết" thoạt nghe khá khôi hài, nhưng chứa đựng một thực tại rất đúng với đại đa số nhân loại.

Với tôi, lời của cha luôn nằm trong tâm trí: "Con muốn giúp người nghèo thì đừng bao giờ làm một người nghèo". Nếu mình không "nhận", không tích tụ, thì lấy gì để cho? Muốn giúp người về tri thức phải thu nhận để có kiến thức; muốn giúp người đau yếu, bản thân mình phải mạnh khỏe. Ngay cả khi "cho" là một mục tiêu của cuộc đời, mình vẫn phải đối diện với nhiều mâu thuẫn nội tại, vì ai cũng hiểu rằng, khi lao vào thương trường, doanh nhân gần như phải làm việc 24 tiếng mỗi ngày (khi ngủ cũng mơ đến công việc) và phải vượt qua bao áp lực, từ tài chính, sản phẩm, nhân viên bên trong, đến khách hàng, đối thủ, thay đổi bên ngoài. Thì giờ và sức lực nào còn lại để "cho"?

Bill Gates đã từng là người giàu nhất thế giới nhiều năm trước khi "cho". Khi được hỏi về tài sản kếch xù của mình và sự mời gọi của các chương trình từ thiện, ông thường vắn tắt là: ông quá bận để nghĩ đến chuyện này. Giới truyền thông ào ạt chỉ trích ông với những lời lẽ dành cho bọn trọc phú keo kiệt. Mãi đến năm 2000, khi ông hoàn tất kế hoạch "cho", ông mới tuyên bố chỉ giữ lại cho con cái và gia đình vài chục triệu đô la, đủ có một đời sống thoải mái. Tất cả tài sản còn lại ông sẽ trao tặng hết cho các quỹ từ thiện. Ông giải thích việc "cho" cũng phức tạp và khó khăn không kém việc kiếm tiền.

Việc cho đi cũng phức tạp và khó khăn không kém việc kiếm tiền

Trong lĩnh vực từ thiện, không thiếu những đại gia giả dối dùng hoạt động từ thiện để đánh bóng thành tích và tên tuổi của mình một cách trâng tráo. Mặt khác, cũng không thiếu kẻ sẵn sàng lợi dụng người nghèo khổ để ăn cắp tiền từ thiện. Với nhiều nhân vật khác, "cho" là một hình thức sám hối cho những "tội lỗi" mà họ đã gây ra trong quá khứ khi tạo dựng tài sản. Những cái "cho" này có thể rất thực, tự đáy trái tim buồn bã của họ, nhưng nhiều vị lại "cho" chỉ vì cần một vé tàu lên thiên đường, tránh những lời "hăm dọa" của các vị sư sãi hay cha xứ.

Nhưng nói chung, vì thói quen quản lý hiệu quả số tiền kinh doanh, phần lớn đại gia khi cho đều muốn tiền mình tặng phải đem lại một kết quả tương xứng. Do đó, sự ngần ngại khi cho xuất phát từ tâm trạng không muốn bị mất một cách vô lối số tiền mình đã khổ nhọc gây dựng. Ký một chi phiếu thì rất dễ, nhưng quản lý chặt chẽ số tiền trao tặng đòi hỏi thời gian và công sức. Vì vậy, tôi rất cảm thông và chia sẻ với những đại gia Việt Nam đang gánh chịu những điều tiếng về việc "cho". Trong khi các triệu phú Âu - Mỹ đã ổn định nhiều năm về mặt tài chính, những người mới phất lên ở Việt Nam vẫn phải vất vả giải quyết chuyện làm ăn hàng ngày. Giống như trường hợp Bill Gates, xin đừng trách hay thắc mắc về sự rộng rãi và lòng nhân ái của họ. Khi sẵn sàng, họ sẽ làm chúng ta ngạc nhiên với số tiền mà họ "cho". Chúng có thể gây ấn tượng hơn cả những chân dài và máy bay riêng hay siêu xe mà họ đang "nhận".

Một đại gia Mỹ có nói: "We work to make a living. We give to make a life". Hiểu theo nghĩa bóng, chúng ta phải "nhận" để tồn tại, nhưng chúng ta phải "cho" để tạo dựng một cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn cho mình.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Góc nhìn Alan Phan dành tặng cho doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu

    04/09/2016Với mong muốn mang đến tác phẩm cuối cùng và đồ sộ nhất, dưới hình thức một quyển sách toàn vẹn nhất về cuộc sống và cách sống của tiến sĩ Alan Phan, trân trọng giới thiệu quyển sách “Góc nhìn Alan dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu”. Quyển sách sẽ là tổng kết của những bài viết cũng như nhiều sản phẩm trí tuệ của tiến sĩ trong những năm tháng cuối đời...
  • Tham lam là tột bậc của sự bần cùng, ban tặng là sự giàu có chân thực nhất

    30/04/2016Hoàng Long biên soạnTrước kia có một người bị mất phương hướng trên sa mạc mênh mông, anh ta vừa đói vừa khát, cận kề đến cái chết. Nhưng anh vẫn cố lê bước chân nặng nhọc, từng bước từng bước tiến về phía trước, cuối cùng anh phát hiện thấy một căn nhà mục nát. Căn nhà này không còn có ai ở, gió thổi nắng chiếu làm cho nó dường như lung lay sắp đổ...
  • Thư của Albert Einstein gửi con gái về một nguồn sức mạnh vô hình

    22/04/2016Sau hai thập kỷ kể từ ngày Albert Einstein qua đời, con gái ông đã đồng ý công bố bức thư cảm động mà nhà khoa học đại tài đã viết cho bà. Nội dung bức thư có thể khiến ai trong chúng ta cũng phải bất ngờ và cảm động..
  • Cho và nhận

    24/06/2015T.S Alan PhanVì thói quen quản lý hiệu quả các số tiền kinh doanh, phần lớn đại gia khi cho, đều muốn tiền mình tặng phải đem lại một kết quả tương xứng. Do đó, sự ngần ngại khi cho xuất phát từ tâm trạng không muốn bị mất vô lối số tiền mình đã khổ nhọc gây dựng. Ký một chi phiếu thì rất dễ, nhưng quản lý chặt chẽ số tiền trao tặng đòi hỏi thời gian và công sức...
  • Giáo sư Hồ Sĩ Quý: Rất cần một bảng giá trị không lệch lạc

    14/04/2015Giáo sư, TS. Triết học Hồ Sĩ Quý... Xét cho cùng đây cũng chính là vấn đề Con Người, vấn đề văn hoá, tất nhiên là khu biệt ở cộng đồng cán bộ, đảng viên của Đảng. Để có thể có một cái nhìn toàn diện hơn vấn đề này từ trong chiều sâu tâm thức văn hoá, đặt vấn đề trong tổng thể cộng đồng dân tộc, VHNA đã có cuộc trao đổi với giáo sư, tiến sĩ triết học Hồ Sĩ Quý – Viện trưởng Viện thông tin Khoa học xã hội. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
  • Chia sẻ 4 câu hỏi cuộc đời quan trọng

    04/08/2010Bùi Quang MinhQua trải nghiệm cuộc sống của nhiều người, tôi nhận thấy có sự khác biệt về quan điểm đối với vấn đề Hạnh phúc, Thành Đạt, Cái Tôi và Giá trị sống. Nếu phát biểu rõ ràng, chia sẻ quan điểm và hiểu rõ cách sống của nhau, đối chiếu được những triết lý sâu xa của các đạo cũng như chiêm nghiệm của những người từng trải sẽ vô cùng hữu ích...
  • Suy nghĩ lớn và gương mặt của đồng tiền

    18/02/2014Hoàng Độ (thực hiện)Suy nghĩ là tự định hướng cho số phận ở nhiều cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng, bản thân. Suy nghĩ, hành động và kết quả thường là một thể thống nhất: gieo như thế nào, gặt như thế ấy...
  • Cuộc sống như đọc một cuốn sách

    15/01/2014Cùng Tử (từ Hoa Kỳ)Nhiều lúc tôi luôn tự hỏi, đi hay ở, về hay tiếp tục đi giữa cõi đời mênh mông này. Cuộc đời mênh mông, rộng lớn, lắm thứ vui và thú vị; nhưng cũng lắm phiền lụy. Mỗi bước chân đi tới đều phải ý thức trong tỉnh thức rằng đó là bước chân thật có ý nghĩa. Mỗi việc làm cũng đều phải như vậy. Bởi mỗi hành động tạo tác sẽ đem lại một nhân và gặt hái quả sau này!
  • Chợt nhận ra

    15/02/2009Trần Mạnh ThắngChợt nhận ra những tâm sự canh cánh trong lòng những truân chuyên cuộc đời làm người ta già đi, không đón nhận được hạnh phúc cuộc sống quanh ta. Chợt nhận ra kỹ năng để tạo dựng hạnh phúc không chỉ bởi trải nghiệm lòng mình mà còn bởi ta cho và nhận trong cuộc sống sao cho thích hợp, có nghĩa có tình...
  • Quy luật tình yêu

    06/12/2007Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau: Sòng phẳng: Cho = Nhận, Ích kỷ: Cho < Nhận, Vị tha: Cho > Nhận...
  • Giải quyết xung đột bằng tâm lý học quản lý

    11/02/2006Nguyễn Đình MinhThực trạng tất yếu trong các cơ quan là luôn luôn có xung đột, chúng chỉ khác nhau về quy mô tính chất. Tuy nhiên, không phải lúc nào khái niệm xung đột cũng đều được hiểu theo nghĩa xấu. Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác.
  • Thước đo tình bạn

    09/08/2005Trong thực tế, điều đầu tiên mà những kinh nghiệm riêng của chúng ta, cũng như nhiều triết gia vĩ đại, cho chúng ta biết về tình bạn đích thực là nó rất hiếm hoi. Rất nhiều sự kết giao thoạt tiên có vẻ như tình bạn, chỉ để phai nhạt và biến mất theo thời gian. Những sự kết giao này thiếu cái có thể được gọi là “những điều tiên quyết”. Trong khi cố gắng thiết định chúng là gì, chúng ta phải bắt đầu bằng cách phân biệt giữa những quan hệ ngẫu nhiên và tạm thời và những quan hệ thiết yếu và lâu dài...
  • 8 bí quyết hạnh phúc trong hôn nhân

    16/07/2005Lê Ngân
  • xem toàn bộ