Chờ có phòng làm việc

03:42 CH @ Thứ Năm - 22 Tháng Tư, 2010

Cơ quan bạn có được một dự án. Một nhóm chuyên viên được bầu ra, giúp việc cho thủ trưởng, chỉ chuyên về dự án này. Không khi hồ hởi. Thủ trưởng ra lệnh cho văn phòng thu xếp một phòng làm việc riêng cho nhóm chuyên gia. Mỗi người sẽ được rút ra khỏi phòng làm việc lâu nay của mình, tập trung về phòng mới, dễ làm việc.

Bao nhiêu là sáng kiến. Bao nhiêu là đề xuất. Bao nhiêu là hoạt động cụ thể phục vụ cho dự án. Chưa có phòng làm việc mới, các chuyên viên vẫn ai ở phòng nấy, nhưng không khí ban đầu vẫn náo nức. Họ hăm hở bắt tay vào thực hiện công việc, cũng không ai quá để tâm rằng chưa có phòng làm việc chung.

Ba tháng đầu, thủ trưởng bận theo một lớp bổ túc quản lý. Ông phó chẳng có lệnh thủ trưởng, chẳng việc gì mà phải quyết, mà chỉ là quyết một cái phòng làm việc.

Nửa năm sau, thủ trưởng có bao nhiêu là việc lớn lẫn việc bé phải làm.

Chín tháng mười ngày, một cái phòng làm việc vẫn chưa ra đời. Của đáng tội, trong một số cuộc họp giao ban, người ta cũng nhắc nhở chuyện hoài thai căn phòng. Phòng thì có đấy, ngay cạnh phòng thủ trưởng thôi, nhưng còn đang cân nhắc xem thủ trưởng có nên đổi phòng sang đấy hay không? Địa thế tốt hơn, hướng tốt hơn. Phòng thủ trưởng tốt hơn thì mới ăn nên làm ra.

Rồi thêm mấy tháng nữa cho văn phòng tính toán: phòng dự án nên treo rèm màu gì? Bàn làm việc cho bốn chuyên viên có nên đặt loại cabin, loại giả gỗ hay lót nỉ? Máy tính đặt vào đấy là cái mới hay cái cũ mang từ phòng cũ sang? Bộ bàn ghế tiếp khách mẫu mã kiểu gì, nên mua của hãng nào?

Việc dự án thì không chờ. Các chuyên viên phân tán, ai vẫn ở phòng nấy, nhưng vẫn làm việc. Dần dần họ hầu như quên chuyện thủ trưởng hứa sẽ có một phòng làm việc chung.

Mãi lâu sau. Một hôm chánh văn phòng thông báo phòng làm việc của nhóm dự án sẽ được mở vào ngày mai. Mai sẽ cúng “động phòng”, đã bấm ngày, giờ mới động phòng. Mà cũng chỉ là dọn dẹp vài ba thứ linh tinh ra khỏi căn phòng cũ, chỉ còn lại căn phòng trống hơ trống hoác như phòng hoang.

Phòng được mở. Chỉ đơn giản là cô tạp vụ lên tra chìa vào ổ, mở khóa, rồi khép hờ. Chuyên viên nào có nhu cầu thì tự bê máy lên đấy mà làm việc.

Chẳng có chuyên viên nào lên. Một năm rưỡi qua họ hăm hở công tác mới, bao nhiêu ý định mới, bao nhiêu viễn cảnh của dự án và của cơ quan… Tất cả những cái ấy đã dần suy giảm, dần mòn mỏi, dần rơi rụng. Việc dự án cũng kéo lê đi rồi dậm chân tại chỗ vì nhiều nguyên nhân. Rồi họ quen dần với việc không có phòng làm việc riêng.

Trong thâm tâm, thủ trưởng thì tự lý: đấy là để cho mọi người thấy, hiệu quả công việc là ở cái đầu chứ đâu phải ở cái phòng. Hay là một cái lý khác đầy triết học: mọi công việc chỉ thực sự bắt đầu ở nơi bốc đồng, và hào hứng đã kết thúc.

Cũng có một cái lý khác ở thâm tâm ông: mọi nhiệt tình đều có thể làm cho cạn kiệt, mọi hăng hái đều có thể làm cho mệt mỏi. Chỉ cần thời gian. Một khi nhiệt tình và hăng hái mài mòn đi, ở đó mới là sự hạ nhiệt cho những sáng kiến mà ông không muốn thực hiện. Để mài mòn, xin nhắc lại: chỉ cần sử dụng hiệu quả của việc kéo lê thời gian.

Bắt đầu từ khi ấy, thủ trưởng có cái lý: tôi đã tạo điều kiện phòng ốc đầy đủ cho nhân viên nhưng họ thiếu nhiệt tình.

Chắc ông rất nhớ tục ngữ Việt Nam:

Nước chảy đá mòn.
Dãi nắng dầm sương, tương phải nát.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm lý dân tộc với cuộc cải cách hành chính hiện nay

    01/03/2016Ðỗ Thái ÐồngTrong số những cái mà người phương Ðông học ở người phương Tây thì nền Hành chính công là cái đáng học nhất, sau những cái tân tiến khác về kỹ thuật. Bộ máy hành chính Tây phương cho thấy hai ưu điểm rõ nhất: tinh giản và hữu hiệu. Ðó là cái hấp dẫn người Ðông phương cũng giống như các máy móc khác, vừa tốn ít người, vừa năng suất cao...
  • Một góc nhìn về cải cách hành chính

    18/01/2009TS. Nguyễn Sĩ DũngNăm 2009 sẽ là một năm khó khăn. Khủng hoảng, suy thoái, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, công ăn việc làm khó khăn... là những chuyện đang chờ chúng ta phía trước. Đây quả thật là những chuyện không hay, nhưng chúng cũng có thể tạo ra áp lực cần thiết để chúng ta tiếp tục đổi mới. Một trong những lĩnh vực cần áp lực này nhất, có lẽ, là lĩnh vực hành chính công...
  • Cải cách hành chính - những vấn đề cần quan tâm

    26/08/2006PGS. TS. Trần Quang NhiếpCải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế...
  • Một số vấn đề tâm lý học trong quản lý hành chính ở nước ta hiện nay

    30/04/2006Ths. Tô Ngọc QuyếtSau 15 năm đổi mới và mở cửa, cải cách hành chính được xem như một bộ phận cấu thành của cải cách xã hội - chính trị ở nước ta và đang được nhận thức một cách ráo riết, triệt để hơn để hỗ trợ, thúc đẩy việc cải cách kinh tế xã hội...
  • Bàn về từ nguyên của thuật ngữ “quản lý” và “quản lý hành chính”

    16/04/2006Hoàng Ngọc Hùng (Đại học Đà Nẵng)Bàn thêm về thuật ngữ quản lý và quản lý hành chính là một trong những việc cần thiết cho hoạt động dạy học quản lý hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Không thể giải quyết các vấn đề học thuật bằng tư duy hành chính

    23/10/2003Tuyển sinh đại học & cao đẳng (ĐHCĐ) theo phương thức ba chung: Chung đề, chung đợt và sử dụng kết quả chung, đã được thực hiện trong hai năm 2002, 2003. Hiệu quả kinh tế xã hội khá rõ rệt. Ví dụ, theo ước đoán của Bộ GDĐT, sự cải tiến này ở hai khâu đầu có thể bớt lãng phí cho xã hội khoảng 500 tỉ đồng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhiều biện pháp được thực thi, song khâu xử lý kết quả chung, một khâu cuối cùng - giai đoạn gặt hái, rất tiếc lại vượt khỏi sự kiểm soát? Vậy, nguyên nhân thật sự bất cập nằm ở đâu? Điều này rất cần được xem xét một cách nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho những kỳ thi năm sau.
  • xem toàn bộ