Chủ nhân di chỉ khảo cổ An khê có đúng là người Việt cổ?

06:57 CH @ Thứ Tư - 13 Tháng Tư, 2016

Với nhan đề “Người Việt cổ cách nay 80 vạn năm ở Gia Lai”, báo Dân Trí đã thu hút sự quan tâm của chúng tôi. Đọc bài báo, chúng tôi rất mừng với thành công của các nhà khảo cổ Nga-Việt về phát hiện khảo cổ này.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, phát hiện này là bình thường, không có gì gọi là “chấn động” vì nó không phải là đóng góp mới cho khảo cổ học thế giới. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, khoảng 2 triệu năm trước, người Đứng thẳng Homo erectus xuất hiện ở châu Phi. Họ đã có mặt ở Indonesia (người Java) 1,9 triệu năm trước, ở Trung Quốc 1,7 triệu năm trước (người Nguyên Mưu) và tại Chu Khẩu Điếm 600.000 năm trước (người Bắc Kinh). Tại Việt Nam, đã phát hiện răng hóa thạch và công cụ thuộc Trung kỳ Đồ Đá Cũ của người Đứng thẳng Homo erectus tại Núi Đọ với tuổi 300.000 năm cách nay. Khảo cổ học cũng xác nhận, khoảng 250.000 năm trước, người Homo erectus hoàn toàn biến mất khỏi châu Á.

Phát hiện An Khê có ý nghĩa tô đậm thêm tấm bản đồ phân bố của người H. erectus ở châu Á. Nó cũng chứng minh dự đoán từ lâu của giới khảo cổ: trên đất Đông Dương cũng như Đông Nam Á có nhiều khả năng tìm được thêm vết tích người H. erectus vì nằm trên cầu nối từ hải đảo Đông Nam Á tới Trung Quốc. Từ khám phá An Khê, ta có thể hy vọng tìm được những di chỉ khác của H. erectus tại Tây Nguyên.

Tuy có điều chúng tôi phân vân: gọi chủ nhân của di chỉ An Khê là người Việt cổ có thỏa đáng? Theo định nghĩa nhân chủng học, người Việt cổ chỉ có thể cùng loài Homo sapiens với chúng ta hiện nay. Trong khi đó, di truyền học học xác nhận, H. sapiens chỉ xuất hiện tại châu Phi khoảng 200.000 năm trước và di cư sang Việt Nam khoảng 70.000 năm cách nay. Mặt khác, do người Việt trải qua hai giai đoạn phát triển: giai đoạn đầu, thuộc loại hình Australoid tồn tại suốt thời Đồ Đá (khoảng 70.000 tới 45000 TCN), được nhân chủng học gọi là người Việt cổ. Giai đoạn sau (khoảng 4500 TCN tới nay) thuộc chủng Mongoloid phương Nam, được gọi là người Việt hiện đại[1]. Chủ nhân di chỉ An Khê do không cùng loài với người Việt nên không thể gọi là người Việt cổ.

Do vậy, một cách khoa học, chỉ có thể gọi họ là người cổ An Khê hay người Đứng thẳng An Khê.

1. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. H, 1983.


Phát hiện chấn động về người Việt cổ cách nay 80 vạn năm ở Gia Lai

(Hà Tùng Long,Dân Trí)

Sáng nay (11/4), Viện Khảo cổ, Viện Hàn Lâm Khao học Xã hội Việt Nam đã công bố kết quả sơ bộ những phát hiện về sự xuất hiện của người Việt cổ tại thị xã An Khê, Gia Lai.

Được triển khai từ tháng 6/2014, đoàn cán bộ của Viện Khảo cổ học cùng với Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Liên bang Nga, đã khảo sát và phát hiện trên 20 di tích, trong đó có 5 di tích thời đại Đá cũ ở thị xã An Khê, huyện Gia Lai.

Tháng 11/2015, khi khai quật di tích Gò Đá (phường An Bình, thị xã An Khê), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 58 hiện vật đá gồm: 9 công cụ mũi nhọn, 5 công cụ chặt kiểu chopper, 9 nạo, 2 hòn ghè, 6 công cụ mảnh tước, 3 công cụ hạch không địa hình, 12 mảnh tước, 12 hạch đá cùng với 21 mảnh hóa thạch (tectit) phân bố trong lớp văn hóa chứa công cụ đá, được cho là rơi từ vũ trụ xuống khi các tầng văn hóa đã và đang hình thành.

Toàn cảnh buổi công bố kết quả khảo cổ học sơ kỷ thời đại Đá cũ ở Việt Nam. Ảnh:HTL.
Toàn cảnh buổi công bố kết quả khảo cổ học sơ kỷ thời đại Đá cũ ở Việt Nam. Ảnh: HTL.

Ở cụm di tích Rộc Tưng (xã Xuân An, thị xã An Khê), đoàn khảo cổ đã khai quật 2 địa điểm gồm Rộc Tưng 1 (diện tích 48m2) và Rộc Tưng 4 (diện tích 20m2) cũng tìm thấy tổng cộng 123 hiện vật đá các loại cùng 127 mảnh tectit.

Trong thời gian khai quật năm 2016, đoàn đã khảo sát một số di tích đã biết trước đây như Rộc Hương, Rộc Giáo, Rộc Lớn và Gò Đá; phát mới di tích Rộc Nếp (xã Cửu An) và phát hiện mới 2 rìu tay (handaxe) - điển hình cho rìu tay sơ kỳ Đá cũ thế giới.

Đáng chú ý nhất là đã phát hiện 11 di tích Đá cũ sơ kỳ nằm xung quanh khu vực Rộc Tưng, chúng tập hợp thành một quần thể di tích tập trung trong thung lũng bồn địa xã Xuân An, thị xã An Khê.

Cảnh các chuyên gia khai quật khảo cổ tại các điểm khảo sát di tích ở An Khê. Ảnh:HTL.
Cảnh các chuyên gia khai quật khảo cổ tại các điểm khảo sát di tích ở An Khê. Ảnh: HTL.

Đánh giá bước đầu, các nhà khoa học cho rằng, các phát hiện di tích sơ kỳ Đá cũ ở An Khê là bằng chứng khẳng định thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng dân cư cổ cách đây khoảng trên dưới 80 vạn năm. Đây cũng tạm thời được xem như là mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

Những phát hiện công cụ ghè hai mặt và rìu tay ở An Khê không chỉ bác bỏ quan điểm: “Ở phương Tây sớm xuất hiện rìu tay, thể hiện cho sự tiến bộ, năng động của con người; còn phương Đông bảo lưu lâu dài công cụ cuội ghè đẽo thô sơ dạng chopper, thể hiện cho khu vực bảo thủ, trì trệ, lạc hậu và hầu như không có đóng góp gì cho nhân loại” mà còn bổ sung tư liệu mới vào bản đồ phân bố sự xuất hiện và tiến hóa của loài người trên thế giới.

PGS.TS Nguyễn Giang Hải - Viện trưởng Viện Khảo cổ học khẳng định, đây là niềm vui lớn của ngành khảo cổ học Việt Nam, có ý nghĩa không chỉ trong phạm vi quốc gia và còn là niềm tự hào của cả khu vực Đông Nam Á. Nó có ý nghĩa bản lề trong việc nhận thức về sự tồn tại về thời Đá cũ ở khu vực Đông Nam Á, bổ sung điểm trống mà rất nhiều năm qua các nhà khoa học chưa thể làm rõ. PGS.TS Nguyễn Giang Hải cũng cho biết, tháng 3/2017, Viện Khảo cổ học sẽ tiếp tục khai quật và mở rộng vùng nghiên cứu các di tích khảo cổ học sơ kỳ Đá cũ ở khu vực An Khê, Gia Lai. Ông cũng kiến nghị Bộ VH,TT&DL xem xét công nhận đặc cách di tích An Khê, Gia Lai là Di tích quốc gia đặc biệt.

Các hiện vật bằng đá khai quật được trong cuộc khai quật ở An Khê.
Các hiện vật bằng đá khai quật được trong cuộc khai quật ở An Khê.


GS.TSKH Lưu Trần Tiêu cũng chia sẻ rằng, đây là phát hiện cực kỳ quan trọng. Đứng về mặt niên đại, đây là những hiện vật thời đại đồ Đá cũ mà chúng ta có thể tự hào. Tuy nhiên, theo GS.TSKH Lưu Trần Tiêu cần xem lại niên đại tuyệt đối bởi niên đại cụ thể mà chỉ dựa vào tectit là chưa chuẩn.

“Cần phải đưa các nhà địa chất vào xác định địa tầng. Ngoài ra, cần phải xác định bằng các phương pháp khác. Rìu tay và các hiện vật đồ đá… cần căn cứ vào đó để tìm niên đại chính xác. Cần phải chờ thời gian để nghiên cứu tiếp. Nghiên cứu kỹ thuật rèn bằng cách phóng đại dưới kính hiển vi. Nên mời các chuyên gia địa chất vào cuộc vì trong nhiều cuộc địa chất tìm niên đại, địa tầng rất tốt”, GS.TSKH Lưu Trần Tiêu nhấn mạnh.

Các hiện vật thu được chứng minh sự có mặt của người Việt cổ cách đây 80 vạn năm ở An Khê. Ảnh:HTL.
Các hiện vật thu được chứng minh sự có mặt của người Việt cổ cách đây 80 vạn năm ở An Khê. Ảnh: HTL.


TS Ngô Thế Phong - Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cũng rất xúc động khi nghe công bố những phát hiện về sự xuất hiện của người Việt cổ tại thị xã an Khê, Gia Lai. Ông chia sẻ rằng, bản thân hiện vật thời kỳ đồ Đá cũ còn lại rất ít và những gì chúng ta tìm được là cực quý. Và những hiện vật đồ Đá cũ đã phát hiện không thể nghi hoặc được nữa rồi bởi các nhà khảo cổ có kinh nghiệm cầm trong tay thì không thể nghi hoặc.

Tuy nhiên, ông hơi tiếc là về mặt địa tầng, mới phát hiện được công cụ, chưa phát hiện được cổ nhân, cổ sinh. Nếu năm tới, khi mở rộng khai quật mà tìm thấy dấu vết cổ nhân và cổ sinh sẽ cực kỳ thuyết phục.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trả lời câu hỏi: Vì sao người Việt không bị đồng hóa?

    15/09/2015Hà Văn ThùyTác giả Nguyễn Hải Hoành cho rằng: “... dân tộc Việt Nam tồn tại được và không bị đồng hóa sau hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của một quốc gia liền kề có nền văn hóa lớn mạnh là nhờ đã phát huy bản lĩnh trí tuệ của mình, thể hiện ở chỗ sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Trung Hoa.”. Đó là cách nhìn rất sai về con người và văn hóa phương Đông. Một cách nhìn giản đơn, hời hợt trong khi thực tế lịch sử phức tạp và sâu xa hơn nhiều...
  • Con người rời khỏi châu Phi khi nào?

    30/11/2015Hà Văn ThùyCon người rời châu Phi 85000 năm hay 60000 năm trước là chuyện của các nhà khoa học, dường như không quan hệ gì tới cuộc sống bình thường của nhân loại hôm nay. Tuy nhiên, với người Việt Nam, những con số vô hồn ấy lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao...
  • Ngôi nhà xây trên móng tạm

    02/11/2015Hà Văn ThùyÔng Hồ Trung Tú đã có gan lao vào chốn học thuật gai góc mà các bậc thầy, các đàn anh tránh né. Đóng góp lớn của ông là lần đầu tiên tập hợp được lượng tư liệu phong phú nhất liên quan tới đề tài, trong đó đặc biệt giá trị là những tư liệu điền dã mà chỉ những người bám trụ cả đời như ông mới may mắn có được...
  • Phát hiện thêm chữ khắc trên đá của người Lạc Việt

    01/11/2015Hà Văn ThùyCuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang thị trấn Mã Đầu huyện Bình Quả thành phố Bách Sắc, các nhà nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây phát hiện hàng trăm mảnh xẻng đá của người Lạc Việt có niên đại từ 4000 đến 6000 năm trước...
  • Phải chăng tiếng Việt chỉ có 1200 năm lịch sử?

    13/10/2015Hà Văn ThùyTrong Hội thảo Việt học quốc tế lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 1998, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có tham luận nhan đề: “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt.” ... Nhưng ở cuối tham luận, dường như không thực sự tin vào đề xuất của mình, tác giả thận trọng viết: “Cho đến đây chúng ta vẫn chỉ chuyên nói về 12 thế kỷ lịch sử của tiếng Việt. Vì tự đóng khung như vậy tất nhiên tư liệu sẽ hạn chế, không đủ để soi sáng một số vấn đề...
  • Việt Thường Thị ở đâu?

    24/09/2015Hà Văn ThùyHàng nghìn năm, như kẻ lạc đường trong đêm đen khát khao tìm lại gốc rễ, người Việt hướng tới Văn Lang, nhà nước đầu tiên của dân tộc. Nhưng cổ thư Trung Hoa, được coi như cội nguồn lịch sử phương Đông, không một dòng một chữ nói tới quốc gia này. Để bù đắp cho sự hụt hẫng, các nhà nho rồi học giả của chúng ta tìm tới Việt Thường thị như một cứu cánh! Mặc dù hơn 60 năm trước, có người chỉ ra là không hề có cái quốc gia ấy trên đất Việt Nam...
  • Thủy tổ người Việt thực sự ở đâu?

    20/09/2015Hà Văn ThùyTừ lâu, tôi tâm niệm sẽ làm một khảo cứu nghiêm túc xác định nơi sinh thành của thủy tổ người Việt nhưng vì chưa đủ duyên nên chưa thành. Nay nhân có người “đòi”, xin được trả món nợ. Tìm ra chính xác tổ tiên người Việt là việc vô cùng khó vì thế mà suốt 2000 năm qua, dù bỏ bao công sức và tâm trí, chúng ta vẫn đi tìm trong vô vọng.
  • Kim Định: Cuộc đời và tư tưởng

    08/08/2015Hồ Phú HùngKim Định đã âm thầm nuôi dưỡng một hoài bão lớn là thu thập tất cả tinh hoa của Đông - Tây, hòng xây đắp một nền Triết lí Việt Nam và một nền Thần học Việt Nam. Sau một thời gian tìm tòi và nghiên cứu, ông nhận ra rằng, muốn giải quyết vấn đề Thần học Á Đông thì trước tiên phải tìm cho ra cái tinh thần Á Đông rồi mới mong giải thích Kinh Thánh theo tinh thần Á Đông, và xa hơn nữa là thiết lập một nền Thần học Việt Nam...
  • Những đóng góp mang tính nền tảng cho văn hóa Việt Nam của triết gia Kim Định

    06/07/2015Lê An ViTriết gia Kim Định (1915-1997) như một ngôi sao sáng trên bầu trời Văn Hóa Việt Nam. Thật vậy, Ngài đã dành trọn đời tìm tòi, nghiên cứu xây dựng nền tảng Văn Hóa Việt Nam từ cội nguồn uyên nguyên, sâu thẳm, từng là Văn Hiến Chi Bang để trở thành một Đất Nước Vạn Xuân Văn Hiến...
  • Vài lời chia sẻ nhân đọc các bài về lịch sử và văn hóa Việt Nam trên vanhoanghean.com.vn

    03/07/2015An Vi LeTôi cũng là độc giả của Văn Hóa Việt Nam (VHVN), đặc biệt là Văn Hóa Việt Cổ (VHVC) từ thời các vua Hùng trở về trước từ 5.000 đến 7.000 năm, bởi vì thời kỳ này rất ít các nhà nghiên cứu Việt Nam đi sâu vào và nó tạo niềm cảm hứng và ấn tượng sâu sắc khi tiếp cận...
  • Vấn đề chính thống của nhà Triệu?

    18/05/2015Hồ HuyTừ khi giành lại quyền tự chủ, nhiều triều đại Việt đề cao vai trò lịch sử của Triệu Đà. Các bộ quốc sử Việt Nam suốt thời phong kiến đều chép nhà Triệu là một triều đại chính thống. Nhà Trần phong ông là Khai thiên Thế đạo Thánh vũ Thần triết Hoàng đế...
  • Cách tiếp cận các công trình nghiên cứu Nguồn gốc dân tộc

    16/04/2015Việt Nhân & Lê An ViViệc giải nghĩa thuật ngữ, từ ngữ trong các công trình nghiên cứu, cụ thể là các tác phẩm của các nhà nghiên cứu thuộc nhóm An Vi là một việc quan trọng và cần thiết...
  • Cuộc truy tìm nguồn gốc người Việt lần thứ ba

    20/02/2015Hồ Trung TúTruy tìm nguồn gốc người Việt ngỡ như đã xong bỗng gần đây được xới lên, nhất là trên mạng, nơi có điều kiện bày tỏ quan điểm một cách khá bình đẳng. Theo dõi những cuộc trao đổi này, chúng tôi chợt nhận ra vẫn còn những câu hỏi vô cùng lớn về nguồn gốc người Việt chưa được giải đáp...
  • Đọc “Nguồn gốc người Việt - người Mường” của Tạ Đức

    10/07/2014Trần Trọng DươngCuốn “Nguồn gốc người Việt - người Mường” của Tạ Đức ngay sau khi ra đời đã tạo nên những dư luận trái chiều. Người thì cực lực phản đối, cho đó là “phản dân tộc” hay “ngụy khoa học”; người thì hết lời khen ngợi bởi sức đọc bao quát của tác giả và vấn đề rộng rãi và mới mẻ của cuốn sách...
  • xem toàn bộ