Chúng em đang học đạo đức quá cao siêu!

05:16 CH @ Thứ Hai - 24 Tháng Tư, 2017

Các em mong muốn thầy cô quan tâm hơn đến tâm tư tình cảm, cách giáo dục ở trường cũng cần đi vào thực tế hơn...

Sáng 28-3, lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức Chương trình gặp gỡ với học sinh (HS) năm 2017 với chủ đề “Học sinh TP.HCM với văn hóa ứng xử học đường”. Hơn 160 HS tiêu biểu đại diện các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên của TP đã chia sẻ và hiến kế những công trình hay, những giải pháp tích cực góp phần xây dựng môi trường văn hóa học đường.

Buồn vì thấy bạn vô cảm

Vấn đề được các em trăn trở nhiều nhất là tình trạng bạo lực học đường hiện nay còn phức tạp, do bị ảnh hưởng từ nhiều góc tối, trong đó có mạng xã hội.

HS Võ Trâm Anh, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, trăn trở khi hành vi bạo lực xảy ra thì giáo viên thường chỉ quan tâm xử lý nghiêm khắc nhưng rất ít quan tâm tình cảm, tâm lý hoàn cảnh vì sao các bạn lại hành động như vậy. Do đó, Trâm Anh kiến nghị ngoài việc sử dụng các biện pháp kỷ luật nặng như đuổi học, em mong lãnh đạo Sở GD&ĐT sẽ có những giải pháp như tổ chức các chương trình ngoại khóa về văn hóa ứng xử học đường.

HS Ngô Mỹ Uyên, Trường THPT Phú Nhuận, cho rằng thời gian qua bạo lực học đường vẫn xuất hiện dưới nhiều dạng, không chỉ đánh nhau về thể xác mà còn gây tổn thương tinh thần. Ví dụ, gần đây có vụ nữ sinh 15 tuổi bị đăng clip hình ảnh nhạy cảm, nhiều người bình luận, phán xét khiến bạn này phải tự tử... Rồi vụ nam sinh lớp 9 sát hại bạn bỏ vào thùng xốp. Sự việc tàn nhẫn đã xảy ra nhưng các bạn học vẫn thờ ơ, thậm chí đùa giỡn với nhau bằng cách lấy hình ảnh thùng xốp để đùa rằng “muốn bị vào thùng xốp thế này không?”.

“Như thế là quá vô cảm. Theo em, nhà trường nên thông qua những tình huống, sự việc cụ thể để giáo dục, nhắc nhở và định hướng cho các bạn để giảm thiểu hành động vô cảm như thế” - Uyên nói.

Một HS ở Trường THPT Võ Thị Sáu cho biết có bạn đi học vì gia đình khó khăn nên mua giày giá rẻ nhưng nhiều bạn giàu có khác trong trường thấy thế nên trêu chọc, thậm chí chê bạn vì xài hàng nhái. HS này bị áp lực quá nên phải chuyển trường luôn. “Làm sao để các bạn yêu thương nhau hơn? Đến trường là để học tập bình đẳng chứ không phải xét nét, so đo nhau về vật chất” - HS này bày tỏ.


Một học sinh bày tỏ ý kiến với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP tại buổi đối thoại. Ảnh: PA

Ứng xử với mạng xã hội

Nhiều HS cho rằng những ứng xử chưa tốt của HS hiện nay có ảnh hưởng từ mạng xã hội trong khi người lớn, gia đình và giáo viên thiếu sự chia sẻ. Em Trần Đặng Mai Anh, Trường THPT Lam Sơn, cho rằng kiến thức môn giáo dục công dân còn rất cao siêu, chưa phù hợp. Theo Mai Anh, nên chăng thay thế các nội dung này bằng những kiến thức về văn hóa ứng xử học đường mang tính thiết thực hơn.

Một HS Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý cho rằng HS hiện chưa được trang bị cách ứng xử với mạng xã hội. Theo em, mạng xã hội là một phần không thể thiếu và là nơi để HS chia sẻ với nhau. Nhưng trong đó cũng có những clip đánh nhau, những bình luận tục rất dễ ảnh hưởng đến tính cách HS. Vì thế, các môn học như giáo dục công dân, tin học, kỹ năng sống cần hướng dẫn, lồng vào đó cách hướng dẫn HS ứng xử với những nội dung xấu.

Em Đào Yến Hòa, Trường THPT Lê Quý Đôn, hiến kế nhiều tệ nạn xã hội xuất phát từ mạng xã hội nhưng nếu càng cấm thì HS càng muốn vào. Vì vậy thay vì cấm có thể làm những đoạn phim ngắn về những hành động đẹp, cách ứng xử hay để mọi người cùng chia sẻ trên mạng xã hội.

Từ những ý kiến của HS, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học của Sở GD&ĐT TP.HCM, đề nghị thầy cô, nhà trường suy nghĩ, điều chỉnh nội dung giáo dục, giúp HS xây dựng văn hóa ứng xử, biết đề kháng trước thông tin xấu. Bên cạnh đó, ông Tân cũng bày tỏ mong muốn HS chủ động chọn lọc, tự ý thức để biết cách đề kháng, mạnh dạn lên tiếng trước cái xấu. Về phía ngành giáo dục, lãnh đạo Sở sẽ cùng các thầy cô nghiên cứu để có các giải pháp nâng cao kỹ năng sống, trang bị những kiến thức thiết thực nhất cho các em.

Tăng các hoạt động ngoại khóa

Các ý kiến của HS cho thấy mạng xã hội hiện nay không chỉ ảnh hưởng lớn đến các em mà còn làm đau đầu cả các nhà quản lý để làm sao hạn chế những nội dung tiêu cực. Vì thế, Sở đề nghị thầy cô giáo quan tâm nội dung này cụ thể hơn, tổ chức nhiều chuyên đề, tập huấn từ cấp sở đến các trường về cách vào và kỹ năng sử dụng trang mạng xã hội. Thầy cô phải chủ động phát hiện kịp thời những chia sẻ tiêu cực để giải thích và can thiệp. Bản thân HS phải biết chia sẻ, nhìn nhận thông tin, lọc lại hình ảnh và biết phản bác các tiêu cực.

Sở cũng đề nghị nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động phát huy thể chất và tinh thần như âm nhạc, thể thao, năng khiếu… cho HS. Nhà trường phải xếp thời khóa biểu, dành thời gian hợp lý cho các chuyên đề sinh hoạt ngoại khóa, tiết học ngoài nhà trường để các em không bị áp lực.

Ông LÊ HỒNG SƠN, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM

Môn học giáo dục công dân đã chứng tỏ được giá trị khi đưa vào kỳ thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, HS đang phải học những kiến thức quá cao siêu. Dù là môn đạo đức nhưng ở lớp 10 chúng em phải học về chủ nghĩa duy vật, duy tâm, tới lớp 11 lại học về giá trị hàng hóa. Em thấy những kiến thức này chưa thật sự phù hợp và đúng nghĩa với môn đạo đức.

Học sinh TRẦN ĐặNG MAI ANH, Trường THPT Lam Sơn

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lý do kinh tế và di hại đạo đức

    01/12/2018Vương Trí NhànTrong sự bê bối về giáo dục hiện thời, ai cũng thấy là lỗi trước tiên thuộc về những người quản lý và hoạch định chính sách. Nhưng chẳng nhẽ những người lên bục giảng vô can chăng? Vậy thì lỗi của các thầy ở đâu? Tại sao không người trong cuộc nào lên tiếng?
  • Vô cảm là lớp cặn nổi trên bề mặt xã hội

    07/05/2018Hà Loan (Thực hiện)Càng ngày, chúng ta càng phải chứng kiến những câu chuyện đau lòng, những vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Người ta không khỏi bàng hoàng về sự suy đồi đạo đức mà biểu hiện rõ nhất là sự vô cảm của con người. Người ta lo ngại “bệnh vô cảm” đang có sức lây lan rất lớn, len lỏi khắp mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
  • Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

    27/09/2016Nguyễn Thế KiệtĐạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giỏi diễn trò, đạo đức giả

    12/06/2016Vương Trí NhànLàm hại cho đạo đức không gì bằng kẻ giả đạo đức. Hương nguyện(3) là kẻ giả đạo đức, ngoài mặt làm ra cái cung kính cẩn nghiêm, mà kỳ thực sẵn sàng hoà đồng văn lưu tục(4), a dua về kẻ hương nhân bỉ tiện. Hương nguyện chính là thày đồ quê biển hiệp(5), không có nghị lực khí khái gì, học đạo thánh hiền mà hình như học đến đâu chỉ làm hại đạo thánh đến đó...
  • Đạo đức là nền tảng duy nhất

    28/04/2016Nhóm phóng viênNếu mọi người từ thời còn bé thơ được trang bị theo một chiều hướng tâm linh, đạo đức, và cái đức dục nó đi theo được cái trí dục, thì trên quá trình lớn lên (thì cái) chiều hướng tâm linh đó sẽ giúp cho mình đi đúng con đường chân thiện mà không có bị phá sản về tâm linh.
  • Biểu hiện của suy thoái đạo đức xã hội

    13/04/2016TS Xã hội học Nguyễn Đức TruyềnKhi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình thức…
  • Dọn rác đạo đức - Spa lương tâm

    04/03/2016Thu NguyệtTa luôn chú ý làm đẹp hình thức bên ngoài mà không quan tâm đến chuyện làm đẹp cho lương tâm mình. Một vài động tác tự “chăm sóc” nhỏ thôi như thế nhưng cũng sẽ giúp mình như đi spa cho lương tâm vậy.
  • Đạo đức thầy cô: "Con sâu làm rầu nồi canh"

    01/07/2015Linh Thủy (lược thuật)“Chúng ta có nhiều thầy cô là tấm gương đạo đức. Nhiều thầy cô lên làng bản xa xôi đầy khó khăn sống, làm việc như một niềm kiêu hãnh. Những hiện tượng tiêu cực là con sâu bỏ rầu nồi canh, là những vết hoại tử trong cơ thế giáo dục?" - Nhà báo Nguyễn Quang Thiều
  • Sự tin cậy, đạo đức và luật pháp

    19/03/2015Trần Hữu QuangTrong đời sống xã hội, tại sao người ta phải tin nhau? Nếu người ta không còn tin nhau thì hậu quả sẽ ra sao? Đâu là những điều kiện xã hội của sự tin cậy nhau trong xã hội?
  • Chữ "lễ" hay chữ “đồng thuận"?

    19/11/2010Phạm Toàn"Đồng thuận là một cách sống của con người hiện đại, dân chủ và tự do, có giáo dục và có trách nhiệm, cả trong đời sống xã hội cũng như trong cái tế bào của xã hội - gia đình" - nhà giáo - nhà văn Phạm Toàn.
  • Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người

    30/03/2009"Phải làm triệt để. Tất cả các em đến tuổi phải học hết tiểu học, học đàng hoàng, và phải dạy đạo đức sao cho khi các em tốt nghiệp tiểu học phải xứng đáng là những thiếu niên ham học hỏi, hiền ngoan, có thái độ và hành động đúng mực ở nơi công cộng và đối với các quan hệ xã hội". - GS Trần Văn Thọ
  • Sinh viên muốn được đối xử như người lớn

    19/12/2008Thực hiện: Tuệ Lâm - Ảnh: Quỳnh HoaViệt Nam (VN) sẽ mở cửa giáo dục đại học (ĐH) theo cam kết khi gia nhập của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm 2009. Trong cam kết này, dịch vụ giáo dục được đặt bên cạnh những dịch vụ khác như y tế, viễn thông, phân phối, vận chuyển... SVVN đã có cuộc trò chuyện với TS Phạm Duy Nghĩa (ĐH Quốc gia Hà Nội) trước thời điểm quan trọng này.
  • xem toàn bộ