Chuyện bất ngờ ở sân bay Singapore

12:51 CH @ Thứ Tư - 13 Tháng Mười Một, 2013

Tôi chỉ hỏi nhân viên phục vụ  sân bay Changi  về chọn món ăn phù hợp thôi, mà họ nhiệt tình đưa thêm cả thuốc cảm cho tôi uống.

Trong thời gian chờ đợi quá cảnh ở sân bay Changi (Singapore) để sang công tác ở Jakarta (Indonesia) vào trưa ngày 11/11, tôi vào ăn trưa tại một tiệm ăn trong sân bay. Vừa ăn, tôi vừa ngắm nhìn mọi thứ xung quanh, một số câu chuyện diễn ra xung quanh khiến cái nhìn của tôi về đất nước này càng đẹp hơn.

Tôi nhìn vào hàng loạt những tấm hình thức ăn trên thực đơn và chọn món mì có kèm ly coca và một hộp kem flan trái cây để lót dạ. Tôi hỏi người đứng quầy (trạc 45 tuổi) có loại thức ăn nào mát không, do mấy hôm nay tôi cảm thấy nóng trong người, khan cổ, đau họng...

Người phục vụ thong thả giải thích về các món ăn của họ, đồng thời gợi ý cho tôi nên chọn món ăn nào cho phù hợp. Họ khuyên tôi nên uống coca không bỏ đá lạnh và cho vào thêm ít muối. Ngoài ra, họ còn đưa cho tôi vài viên Robitussin (một loại kẹo ngậm giảm đau họng). Tôi bất ngờ với sự quan tâm chu đáo của những nhân viên phục vụ nơi đây.

Rõ ràng tôi không yêu cầu nhưng người phục vụ đã gợi ý và làm tốt hơn những gì tôi mọng đợi. Ăn xong, tôi ngồi ngắm nhìn xung quanh, lúc ấy, có một bác gái khoảng 60 tuổi, đến hỏi thăm tôi. Thì ra, bác hỏi tôi về cách phục vụ của nhân viên tiệm ăn.

Bác ăn mặc rất bình thường, đi đứng chậm rãi như một người khách ở sân bay. Thực ra, bác là một trong rất nhiều người giám sát của sân bay Changi, có nhiệm vụ thường xuyên hỏi thăm khách đến và đi. Bác hỏi tôi về thái độ của nhân viên, có hiểu mong muốn của khách hàng không, có nói lời cảm ơn khách hàng không?

Mỗi câu hỏi bác đưa ra đều có 5 đáp án trả lời, tùy theo đánh giá từ rất xấu cho đến rất tốt của khách hàng. Dĩ nhiên là tôi đánh giá cao nhất trong tất cả các thang điểm. Tôi đánh dấu trực tiếp câu trả lời vào iPad mà bác gái cầm theo.

Ngoài ra tôi còn nói thêm rằng người phục vụ khi biết tôi nóng trong người, rát cổ, đau họng, đã đưa cho tôi vài viên Robitussin. Bác gái cảm thấy vui vì tiệm ăn đã phục vụ tốt, khách hàng cũng rất hài lòng về chất lượng phục vụ. Bác cũng giải thích thêm cho tôi là nên uống một ly chanh nóng, có thêm một ít mật ong thì càng tốt. Bác khuyên tôi chỉ nên sự dụng 2 viên Robitussin/ ngày, tại vì loại thuốc này có thể gây buồn ngủ.

Sau khi bác đi, tôi nói chuyện với người phục vụ tiệm ăn về bác gái mình đã gặp. Người phục vụ cho biết, ban quản lý sân bay Changi (Singapore) thường xuyên tổ chức lấy ý kiến đóng góp của khách hàng về cách tổ chức sân bay, quán ăn, nhân viên phục vụ, hải quan ... nhằm kiểm soát tất cả các bộ phận và nâng cao chất lượng phục vụ.

Bản thân những người phục vụ cũng không biết những người đi kiểm tra giám sát là ai, bởi họ ăn mặc, đi dứng giống hệt như hành khách đến và đi. Người phục vụ cám ơn tôi đã có những đánh giá tốt về thức ăn, cách phục vụ của họ. Họ mời tôi ghé qua tiệm ăn của họ nếu có dịp quay lại sân bay Changi.

Trong thời gian xếp hàng để làm thủ tục đăng ký chuyến bay, tôi thấy có một đoàn trẻ em khoảng từ 4 đến 5 tuổi. Các em đi cùng hai cô giáo, đồng thời một nhân viên sân bay làm nhiệm vụ đưa các em đi tham quan.

Thì ra, đây là một buổi học ngoại khóa của các em lứa tuổi mẫu giáo. Nhân viên sân bay đưa các em đi tham quan khắp nơi (những nơi được phép đi) và hướng dẫn sơ lược về họat động của sân bay. Các em đi vừa tham quan, vừa học hỏi về cung cách làm việc của nhân viên, qua đó tạo lập cho các em tính tự giác, có trách nhiệm từ khi còn bé.

Trong thời gian ngắn ngủi, tôi đã tận mắt chứng kiến những hình ảnh, hoạt động tại sân bay Changi, Singapore. Các hoạt động này đã giúp cho tất cả các bộ phận luôn tập trung làm việc với chất lượng tốt nhất, thái độ phục vụ tốt nhất. Chính vì cách làm việc khoa học và chu đáo ấy khiến khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng, được lắng nghe, được góp ý…

Nguồn:Vnexpress
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giữ cho văn hóa còn thì đất nước còn

    22/12/2016Nguyễn Thị Ngọc Hải phỏng vấnNổi tiếng vì nhận nhiều giải cao trong các cuộc thi “Những cuốn sách vàng” do TP. Hồ Chí Minh tổ chức, vị Chánh xứ Giáo xứ Tân Sa Châu
    (87 Lê Văn Sỹ, P.2,
    Q. Tân Bình) Nguyễn Hữu Triết có hẳn một “bộ sản phẩm cổ” liên quan đến
    Truyện Kiều và Nguyễn Du. Số đèn cổ ông sưu tầm đã lên tới 1.400 chiếc.
    Giáng sinh vừa qua, ông xuất hiện trong cuộc phỏng vấn độc đáo trên đài
    truyền hình trung ương...
  • Giấc mơ Việt Nam

    06/05/2016Thiện ĐạoDù có muôn kẻ xấu thậm chí tót vời ở cương vị rất cao thì cũng không thể cạn kiệt Lương Tri!
    Một Đất nước mà mỗi người dân không bị mất đi những giấc mơ Chân Thiện Mỹ thì chắc chắn sẽ giàu đẹp!
  • Để có một nền giáo dục - khoa học hiện đại, cần một nền văn hóa khai phóng

    09/10/2015Phan Thắng (thực hiện)Là một nhà khoa học, đồng thời là nhà giáo, người am hiểu và quan tâm nhiều đến đời sống văn hóa, nền văn hóa của đất nước, lại làm việc ở Paris – một trung tâm văn hóa lớn của thế giới, xin đề nghị giáo sư phân tích mối liên hệ hữu cơ của ba nhân tố này trong tổng thể một nền văn hóa? Yếu tố nào có vai trò tiên phong, định hướng sự vận động của nền văn hóa? Và yếu tố nào đóng vai trò động lực, chi phối sự vận động của nền văn hóa, của xã hội?
  • Có ý thức công dân mới được làm công dân

    27/09/2014Khoa Luật trường đại học kinh tế tp. Hồ Chí Minh“Tự do không phải là quà tặng của nhà nước cho người dân, tự do chỉ có được nếu người dân biết đấu tranh”. Nhà cầm quyền từ cổ đến kim không thể ban phát tự do như món quà, không thể tự dưng mà nhà cầm quyền trao quyền cho đám thần dân mà từ thần dân, anh phải trở thành công dân, phải trải qua một quá trình khai sáng... Cần có một quá trình khai sáng những thần dân trở thành công dân có đủ năng lực.
  • Người Việt sống cho ai, vì ai?

    15/10/2013Nhà văn Nguyễn Quang ThânLúc yên hàn, hãy nghĩ xem, người Việt mình sống cho ai, vì ai?
  • Lo tương lai đàng hoàng cho sắp nhỏ

    30/07/2013Phúc TiếnDoanh nhân bao giờ chẳng bận rộn, đúng rồi nhưng bận rộn cho chuyện chi? Trong muôn ngàn bận rộn, có bao nhiêu phần trăm cho con cái?
  • Khoa học VN kẹt trong phi chuẩn mực, tư duy ăn xổi

    17/02/2013GS Phạm Duy HiểnViệt Nam là nước đi sau về khoa học và công nghệ (KH-CN). Ta du nhập cách làm KH-CN, ban đầu từ các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu (ở miền Bắc), gần đây từ các nước tư bản Âu-Mỹ. Ý thức hệ và thiết chế của hai hệ thống hoàn toàn khác nhau, song tư duy và cách nghiên cứu khoa học lại khá giống nhau. Học họ, nhưng ta chẳng giống ai, có chăng chỉ là những bề nổi bên ngoài, như các danh hiệu giáo sư, tiến sỹ, còn cốt lõi bên trong thì theo cách tư duy của mình...
  • xem toàn bộ