Cớ sao gọi người Trung Quốc là “Tàu”!

08:08 CH @ Thứ Bảy - 11 Tháng Tám, 2018

Một số người nghĩ đơn giản rằng sở dĩ ta gọi người Trung Quốc là “Tàu” bởi vì họ sang ta bằng “tàu”! Từ nguyên học đâu có dễ dàng và ngộ nghĩnh như thế.

Cộng đồng Hoa kiều tại Nam Kỳ

Tàu là một yếu tố Hán cổ và trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt còn có nghĩa là “xe”. Tàu (trong tàu bè) là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 艚 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “thuyền”. Chữ tào 艚 này cũng thông với chữ tào 漕, mà theo biện luận của Lưu Quân Kiệt trong Đồng nguyên tự điển tái bổ (Ngữ văn xuất bản xã, Bắc Kinh, 1999) thì đều còn có nghĩa là “xe”. Cái nghĩa “xe” của từ tàu vẫn hiện hành trong tiếng Việt. Cứ so sánh tiếng Bắc, tiếng Nam thì thấy ngay. Cái mà trong Nam gọi là tàu thì ngoài Bắc gọi là thuyền. Rồi ngoài Bắc gọi là tàu hỏa thì trong Nam gọi là xe lửa. Thế là cái nghĩa “xe” đã thấp thoáng trong danh ngữ tàu hỏa (nếu không đi sâu vào từ nguyên thì dễ hiểu lầm đây là cách dùng theo ẩn dụ). Rồi ngược lên đầu thế kỷ XX, cả trong Nam ngoài Bắc đều gọi máy bay là tàu bay. Thế là cái nghĩa “xe”, mở rộng là “phương tiện chuyên chở”, đã nằm ngay trong danh ngữ tàu bay. Cho nên, trong thành ngữ tàu bay tàu bò thì cả hai thứ “tàu” này chẳng qua đều cùng là “xe”. Vậy thì có lẽ ta sẽ biện luận rằng vì ngày xưa Tàu sang ta bằng xe nên tổ tiên ta đã gọi họ là “Tàu” chăng? Nên nhớ rằng họ đã sang ta từ xưa và sang thành nhiều đợt, lẻ tẻ có, thành đoàn có và đây là cả một câu chuyện dài.

Chúng tôi khẳng định rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng chữ 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa rộng là “cơ quan triều đình”, hiểu rộng ra là “quan”. Trong thời Bắc thuộc, nói chung giới cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là “tàu”, nghĩa là “quan”. Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9-1945 tại Sài Gòn, dân Việt Nam đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì theo họ hễ là người Pháp thì đều là “thực dân”. Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan - đây là tuyệt đại đa số - cũng được “vinh dự” gọi là “Tàu”. Thế là cái danh xưng “Tàu” có một lịch sử đặc biệt và nét đặc biệt này gắn liền với sự cai trị của phong kiến phương Bắc đối với dân ta, nước ta.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bản thể Việt là gì?

    19/03/2018Xuân DươngHiểu nôm na muốn biết “Bản thể Việt”, thì phải biết “chất thể Việt” - tức là bản thân con người - và “hình thể Việt” tức là tư duy, tính cách, phong tục...
  • Những lầm lẫn tai hại về thuật ngữ Tâm linh

    01/12/2014Đỗ Kiên CườngTrên ChungTa.com ngày 17/09/2014 có đăng lại bài viết của Hà Yên “Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa”, với rất nhiều lời lẽ đao to búa lớn. Tuy nhiên, thầy Trần Quang Đại, Trường THPT Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh, đã viết một bài bình luận và phản biện rất thuyết phục. Xin được trân trọng cảm ơn thầy! Và tôi xin tiếp lời thầy Trần Quang Đại, nói rõ nguyên nhân của những lầm lẫn tai hại về thuật ngữ tâm linh...
  • Tầm quan trọng của các thuật ngữ kinh tế

    10/12/2010Phạm Hải VũTôi muốn được đi sâu hơn nữa vào khái niệm “governance”, một khái niệm hiện chưa được tiếng Việt biết đến vì… quá mới. Việc dịch lại nó theo nghĩa “quản trị” hay “quản lý” đều không diễn tả được nội hàm của thuật ngữ.
  • Bàn thêm về một số thuật ngữ triết học, chính trị-xã hội có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài

    28/03/2010PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng, Đại học Đà NẵngBài viết này tôi đi sâu hơn về các thuật ngữ chỉ tên và hình thức nhà nước; cách đặt tên của các học thuyết, trường phái, qua đó làm rõ nguồn gốc của chúng, chỉ ra một số bất cập trong việc phiên dịch các thuật ngữ này trong tiếng Việt...
  • Tính hai nghĩa của những thuật ngữ

    20/08/2009O.O.Rozenberg- Nguyễn Hùng Hậu & Ngô Văn Doanh dịchNếu nói về chủ nghĩa thực tại và chủ nghĩa duy tâm, ta thường nghĩ tới những quan điểm có tính chất nhận thức luận. Trong trường hợp này, cần phân biệt ba đối tượng mà cả chủ nghĩa thực tại lẫn chủ nghĩa duy tâm đều hướng tới: Vật chất hay thế giới bên ngoài, thực thể tinh thần hay cái "ta", và tồn tại tuyệt đối hay chân thật.
  • Thuật ngữ và cuộc sống

    16/02/2007Anh Minh Ánh“Phong thủy” được xem là một môn khoa học của người Á Đông, phát khởi từ TrungHoa đã hơn 3.000 năm. Muốn giải thích các môn khoa học của người TrungHoa bằng phương pháp luận duy vật thì khó hơn lên trời...
  • Tính phức tạp trong việc sử dụng các thuật ngữ triết học

    30/06/2006Nguyễn Ngọc HàNhư ta đã biết, khi trình bày ý nghĩ và tư tưởng của mình, mỗi người đều buộc phải sử dụng các thuật ngữ hay tín hiệu, ký hiệu nào đó. Thuật ngữ nào cũng có nghĩaxác định. Vấn đề là ở chỗ, giữa thuật ngữ và nghĩa của nó bao giờ cũng có quan hệ phức tạp.Tình hình phức tạp đó có ở mọi lĩnh vực của nhận thức: triết học, các khoa học khác, các loại hình nghệ thuật, văn hoá…
  • Bàn về từ nguyên của thuật ngữ “quản lý” và “quản lý hành chính”

    16/04/2006Hoàng Ngọc Hùng (Đại học Đà Nẵng)Bàn thêm về thuật ngữ quản lý và quản lý hành chính là một trong những việc cần thiết cho hoạt động dạy học quản lý hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta...
  • xem toàn bộ