Công bằng một tí

07:58 CH @ Thứ Tư - 18 Tháng Hai, 2015

Xuân về xin bàn về chuyện trên trời (công bằng) trước, rồi đến chuyện dưới đất (một tí) trong niềm hi vọng mang lại sự an vui nhân độ xuân về.

Công bằng

Công bằng được định nghĩa là trả cho mỗi người cái quyền mà họ được hưởng. Ngược với nó là bất công nghĩa là xâm chiếm, tước đoạt những quyền của người khác.

Ý niệm về công bằng thường gắn với ý niệm về quyền. Nó gồm có hai loại: quyền nhân định và quyền tự nhiên. Cái trước do pháp luật qui định cụ thể để làm cơ sở xét xử ở toà án; loại công bằng đó có thể hiểu là công lý. Cái sau là một quan niệm chủ quan về công bằng trong tâm trí, là cái ý tưởng về công bằng, người ta còn dùng một tên khác để gọi nó là công tâm (equity).

Công tâm đi vào những trường hợp riêng, những điều kiện bên ngoài, làm cho mềm dịu đi, linh động lên các quy tắc đôi khi quá cứng rắn của pháp luật mà nếu áp dụng máy móc sẽ không còn công bình nữa. Aristote đã phân biệt hai loại công bình ấy.

Ông ví chúng như hai cái thước, một bằng nhôm hay sắt (của thợ mộc), một bằng vải (của thợ may), được dùng để đo những nơi bằng phẳng cứng rắn. Chuyện trên trời của công bằng là như thế.

Bây giờ xin đi xuống…. dưới đất.

Một tí

Chuyện dưới đất ở đây là sự đánh giá tín nhiệm của Quốc hội đối với hai bộ trưởng Y tế (BTYT) và Giáo dục và Đào tạo (BTGD-ĐT). Họ không được tín nhiệm cao; dù nhiều người thấy họ vất vả trong công việc.

Buổi sáng nghe thấy tin ở đâu có dịch, thì buổi chiều xem ti vi người ta thấy BTYT có mặt ở đó. Cường độ đau đớn trong lòng của BTYT trước cảnh mắt thấy tai nghe cao hơn nhiều so với tâm tư của ông Bộ trưởng Giao thông Vận tải khi thấy đường xá dở dang làm mãi không xong!

Tâm trạng của ông sau thường được giải thoát ngay: Trảm nhà thầu! BTYT không được hưởng như thế. Còn với BTGD-ĐT, tình hình cũng vậy. Ở gần, người ta thấy ông phải trả lời các đại biểu thắc mắc về vấn đề sách giáo khoa do bộ soạn. Ở xa, có một cô đi tìm hiểu đời sống Nepal, thấy cái hay của sách dạy tiếng Anh ở đó, cũng viết thư cho ông! Mặc dầu vậy, phần thưởng cho họ là mức tín nhiệm thấp! Đó là một sự bất công cho họ.

Xem xét kĩ càng các tình hình của hai bộ, khi chúng được giao cho hai vị kia thì bộ nào cũng giống như một chiếc xe hành khách. Một cái cổ lỗ, lốp mòn, máy hỏng. Một cái có đầu xe kiểu cổ hình vuông, xoáy xi lanh cũng vài lần. Nếu hai xe đó rơi vào bất cứ doanh nhân nào, chắc chắn ít người bảo đó là… của quý!

Với Bộ Y tế. Khởi đi từ lý tưởng tốt đẹp là y tế miễn phí cho toàn dân và bệnh viện được phân tuyến.

Nhưng thực tế là qua bao đời bộ trưởng, các bệnh viện cấp 1 quá tải. Bị thế thì đương nhiên chúng thiếu phương tiện, thuốc thiếu men và thừa sự cáu kỉnh lẫn sự than vãn. Thiếu giường nằm, chờ lâu và tiền cao là chuyện đã xảy ra từ lâu. Chỉ có điều là chúng có được nêu lên hay không mà thôi; mà gần đây thì nhiều. Y đức và tài ba của y sĩ, bác sĩ là một vấn đề thực tế. Họ do các trường y khoa đào tạo trước kia; không ít người được cử tuyển. Trường trồng cây; bệnh viện hái quả; quả thối; BTYT được hỏi: có chịu trách nhiệm không? Y ta chích thuốc nhầm là chết trẻ; rồi truyền vắc xin sai gây chết người. Nơi diễn ra nằm ở vùng sâu, vùng xa. Nhưng khi đau thương xảy ra, nhiều người xót ruột, bèn hô hào: BTYT từ chức!

Đấy là về mặt chữa trị. Nó do lịch sử để lại. Còn có những thứ mới phát sinh do thời cuộc: dịch sởi tràn lan; việc nhân bản phiếu xét nghiệm; trang thiết bị y tế mua sai… Tất cả nằm trong chiếc xe khách cổ lỗ kia. Chữa chỗ này, hỏng chỗ khác. Lái chiếc xe kia, BTYT không phải chỉ trông hai bên đường, đạp ga mạnh hay yếu, tức là quyết định chính sách; mà lâu lâu lại phải xuống, đẩy cái xe; ngừng lại để chữa cái máy.

Ở các nước khác, hệ thống y tế của họ đa phần là của tư nhân. Nó là một chiếc xe khách hoàn chỉnh, tự chạy, tự chữa, và phải tự cải tiến không thì mất khách. Bộ trưởng ở đó từ chức dễ dàng. Ở ta, việc ấy khó. Không phải vì bộ trưởng do cấp nào quản lý mà chính vì cái xe ì ạch!

Đi sang Bộ Giáo dục và Đào tạo thì tình hình cũng không khác chi. Khởi đi từ nguyên lý Nhà nước nắm độc quyền giáo dục; trong xe có hai bác tài: giáo dục và tuyên huấn. Người trước lo quản lý, người sau lãnh đạo. Và lãnh đạo có quyền cao hơn quản lý; nghĩa là chính trị chi phối giáo dục. Chính trị thì chỉ muốn học trò sau này lớn lên sẽ nghĩ giống và làm đúng theo mình. Mong muốn là một tâm lý; nó biến đổi thành sợ hãi; đã sợ hãi thì phải đề phòng từ xa.

Do vậy, từ năm 1958, sự nghiệp giáo dục đã được xây dựng trên nền tảng truyền đạt kiến thức theo một khuôn khổ nhất định, không nhắm khơi dạy khả năng của học sinh. Thầy dạy, trò chép và thi là nhớ lại. Hậu quả là ngày nay nhiều học sinh chán môn văn, ngại môn sử và đại học phải dạy lại. Và BTGD-ĐT đang phải đương đầu. Cách làm là soạn lại sách giáo khoa và thay đổi cách thi cử. Việc làm của BTGD-ĐT không có tính chất “làm hôm nay – cho ngày mai” mà là “chữa hôm nay – cho hôm nay”.

Lên đến giáo dục đại học thì vấn đề cũng không khác. Trước năm 1990, đa số các trường đại học nằm dưới các bộ (Luật, Ngoại thương, Giao thông…). Vai trò của nó à đào tạo nhân lực có trình độ cao cho các bộ. Nguyên tắc hướng dẫn là đáp ứng các nhu cầu của bộ. Ở đó, công chức dù là cấp nào thì cũng không cần đến nghiên cứu. Vậy đại học không hề là trung tâm của trí tuệ. Thực sự người ta cũng không cần chúng làm việc đó; vì bộ nào cũng có vài viện nghiên cứu.

Cho nên Nghị quyết Trung ương 8 về giáo dục, năm 2013 mới có nhận xét là… “việc đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm việc”. Cho đến khoảng năm 1995, đại học được cải tổ cho hợp với tình hình mới của hội nhập.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội. Tên của việc này nên được đổi thành "Đánh giá công việc"; giống như hàng năm doanh nghiệp đánh giá nhân viên. Đổi tên như thế thì việc làm mới có ý nghĩa.

Hai viện đại học quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo được mở với một số đại học ở dưới. Tiếp theo nhiều đại học tư ra đời. Các ngành được mở phần lớn không phải đầu tư nhiều tiền. Do vậy, khả năng của sinh viên tốt nghiệp bị lệch so với yêu cầu của thị trường. Hơn nữa, khung cảnh thì mới; nhưng người làm thì vẫn cũ, chưa bắt kịp trình độ ở nước ngoài; người ở nước ngoài về không biết hết về những thứ ở trong nước. Bởi vậy, không ít đại học loay hoay về chết lượng, về thầy trò. Cho nên đại học tự trị hay tự chủ đã là đề tài tranh luận; triết lý giáo dục là gì vẫn chưa được đồng ý. Người quản lý là bộ, người thực hiện là các trường; cả hai đều bối rối. Đối với giáo dục đại học hiện như thế mà yêu cầu bây giờ là đào tạo nhân lực trình độ cao, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Việc ấy giống như buộc BTGD-ĐT phải vừa lái chiếc xe khách đầu vuông vừa phải chuyển đổi nó thành xe có đầu nhọn, giống như cái đầu của tàu điện cao tốc. Công việc ấy của BTGD-ĐT xem ra nặng nề hơn quả địa cầu mà thần Atlas vác ngày xưa!

Những khó khăn được chấm phá ở trên ít được trông thấy, hay dễ bị bỏ qua; nhất là khi cơn thịnh nộ của xã hội tăng cao vì có một biến cố nào đó trong y tế hay giáo dục. Lúc ấy chỉ có... yêu cầu từ chức! Bất công là ở những điều đó!

Trở lại việc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội. Với mục đích đã được xác định, tên của việc này nên được đổi thành "đánh giá công việc"; giống như hàng năm doanh nghiệp đánh giá nhân viên. Đổi tên như thế thì việc làm mới có ý nghĩa.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, mâu thuẫn và phương pháp giải quyết

    09/08/2019Nguyễn Tấn HùngThực hiện công bằng xã hội đòi hỏi phải nhận thức và giải quyết đúng đắn, hài hoà các mối quan hệ lợi ích. Song, ở đây lại thường nảy sinh những mâu thuẫn đòi hỏi phải được nghiên cứa và giải quyết. Đó là các vấn đề: 1) Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, 2) Mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội của Nhà nước, 3) Mâu thuẫn giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích người lao động, 4) Mâu thuẫn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
  • Công minh lịch sử và công bằng xã hội đối với tự lực văn đoàn

    12/03/2019Văn TạoTự lực văn đoàn là một tổ chức văn học ra đời tại thị trấn Cẩm Giàng, Hải Dương trong thời gian 1932-1939. Về tổ chức và công lao của Tự lực văn đoàn, đã từng có nhiều đánh giá khác nhau cả về các mặt tích cực lẫn về mặt tiêu cực.
  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Gương soi công bằng, dân chủ và văn minh!

    16/02/2015Nguyễn Bỉnh QuânKhi chính quyền và người dân chưa ý thức được tầm quan trọng, thiết yếu của không gian công cộng,văn hóa công cộng, chưa chăm chút đầu tư cho không gian công cộng, chưa giáo dưỡng xây dựng lối sống nơi công cộng thì cái xã hội mà ta mong mỏi, công bằng-dân chủ-văn minh, chưa thể hiện hình...
  • Sự khác biệt trong quan niệm của C.Mác và J.Rawls về công bằng xã hội

    19/04/2010Nguyễn Minh HoànTrong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm của C.Mác và của J.Rawls về công bằng xã hội; làm rõ thêm sự khác biệt trong quan niệm của các ông về vấn đề này, nhất là sự khác biệt trong quan điểm về xuất phát điểm bình đẳng dựa trên sự tự nguyện về quan hệ khế ước bảo đảm công bằng xã hội. Cả C.Mác và J.Rawls đều thấy khế ước luôn gắn với quan hệ hợp tác và tự nguyện. Song, khác với J.Rawls, C.Mác không tuyệt đối hoá, lý tưởng hoá và trừu tượng hoá sự tự nguyện và xuất phát điểm bình đẳng.
  • Sự công bằng lịch sử được trả lại (*)

    16/06/2009Nguyên NgọcLà một trong những người dịch ông, tôi thấy có lẽ Phạm Quỳnh là một trong những người Việt viết tiếng Pháp hay nhất, một thứ tiếng Pháp trong sáng, sang trọng, trang nhã và đầy âm vang, chỉ có thể có được trên cơ sở một vốn tri thức uyên thâm về văn hóa và văn minh không chỉ của Pháp mà còn của cả phương Tây cổ kim.
  • Tâm thức nông dân và công bằng xã hội nông thôn

    17/03/2009TS. Nguyễn Đức TruyếnNhà nước hỗ trợ người nghèo hơn 3.800 tỉ đồng ăn Tết Kỷ sửu, nhưng một phần không nhỏ trong số tiền này vẫn không đến đúng những người nghèo nhất. Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến đã lý giải hiện tượng này
  • Nông dân cần được đối xử công bằng

    26/07/2008Vũ Ngọc Tiến“Tam nông” là thuật ngữ du nhập từ Trung Quốc, còn “Chính sách về tam nông” là ta đang học tập kinh nghiệm từ nước bạn, song như lời ông Lê Huy Ngọ- Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã nói: “Không phải kinh nghiệm nào của nước ngoài áp dụng vào nông nghiệp Việt Nam đều tốt, nếu như ta không vận dụng nó phù hợp với thực tiễn của nước mình”...
  • Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay

    08/05/2008Lê Hữu TầngTrong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Những vấn đề đó là: 1. Khái niệm công bằng xã hội, những điểm tương đồng và khác biệt giữa nó và khái niệm bình đắng xã hội, 2. Công bằng xã hội theo chiều dọc và công bằng xã hội theo chiều ngang, 3. Công bằng về cơ hội và bình đẳng về cơ hội, vai trò của trình độ phát triển kinh tế trong việc thực hiện công bằng xã hội, 4. Phân phối theo kết quả lao động và theo hiệu quả kinh tế, 5. Phân phối theo công hiến cho xã hội, 6. Công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế, 7. Vấn đề thực hiện công bằng xã hội và bình đẳng xã hội...
  • Công bằng xã hội trong giáo dục Đại học

    27/06/2007PVViệt Nam đã vào WTO. Điều này có nghĩa, nguồn nhân lực của Việt Nam và từ đó là nền Giáo dục Đại học cũng như nguồn cung cấp tài chính cho nền giáo dục, nay cũng phải được đặt trên cùng một mặt bằng so sánh với các nước khác trong khu vực và trên thế giới...
  • Công bằng cho người sáng tạo

    31/10/2006Vũ Duy Thông...chỉ nói chuyện các văn nghệ sĩ bị phát hiện "đạo" thì cũng đã dài dòng và đau xót lắm. Mấy chục năm trước không may khi thấy hoặc không may khi biết chuyện đó. Có thể chuyện đó không có. Có thể chuyện đó không ai để ý. Có thể chuyện đó không ai nói ra nhưng rõ ràng là chuyện nghệ sĩ đi "chôm chỉa" của người khác để biến thành của mình là ít thấy...
  • Mấy suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

    15/07/2006Lê Cần TĩnhTăng trưởng kinh tế là khái niệm mà các nhà kinh tế học, các nhả quản lý, các nhà hoạt động chính trị...thường xuyên sử dụng. Hiểu một cách giản lược thì tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm...
  • Khen thưởng thế nào cho công bằng?

    15/07/2006Nguyễn Quang Huy (Công ty AAA)Khen thưởng một cách đúng đắn và có tổ chức có thể củng cố các nỗ lực dẫn tới sự thành công của Công ty. Việc khen thưởng không thỏa đáng sẽ gây bực mình cho những người đang mong chờ được khen thưởng và họ có thể cảm thấy thất vọng. Vấn đề quan trọng là lên kế hoạch và thực hiện khen thưởng như thế nào?
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Cào bằng hay công bằng?

    13/12/2005Lê Văn HảoKhi bàn về đặc điểm của người Việt Nam biểu hiện trong hành vi phân chia lợi ích, phần lớn các tác giả đều cho rằng, nét nổi bật là sự cào bằng.
  • Tiếng kêu đòi sự công bằng

    11/10/2005Lưu Quang... một lá thư của một nữ sinh ở Vinh (Nghệ An) được đăng tải trên mạng của Bộ GD&ĐT, đang gây xôn xao dư luận toàn xã hội. Xôn xao không chỉ bởi đây có lẽ là lần đầu tiên, một học sinh lớp 12 dám trực tiếp gửi thư đến một vị lãnh đạo cao cấp của bộ, mà còn bởi nội dung lá thư tuy chỉ nói chuyện riêng, nhưng qua đó lại đụng chạm đến một vấn đề nhức nhối từ lâu của ngành giáo dục...
  • xem toàn bộ