Công việc của chính trị

09:04 SA @ Thứ Hai - 23 Tháng Mười, 2017

Đi một vòng thế giới, bạn sẽ thấy ra rằng người nước Pháp là những nhà vô địch về sử dụng thẻ trả tiền.

Vào siêu thị, qua cửa trả vé đường cao tốc, thanh toán tiền đỗ xe… việc trả tiền tự động bằng thẻ trở thành đại trà. Có khi chỉ để trả mấy chục xu.

Bạn đi qua nước Đức, đa phần người ta rút tiền và tiêu tiền mặt.

Bạn đi qua nước Mỹ, đoàn ôtô rồng rắn chờ để trả tiền qua cầu, rất rẻ nhưng rất lâu.

Còn ở ta có khi lấy xích-lô chở tiền để đi mua nhà!

Người Pháp thông minh hơn chăng?

Câu chuyện là thế này.

Khi trả tiền bằng thẻ, có một khoản chi phí cho việc này.

Ở Đức, người dùng thẻ phải trả một phần cho khoản này. Chả ai dại gì mất tiền.

Còn ở Pháp, Nhà nước quy định người dùng thẻ không phải trả chi phí cho việc dùng thẻ, mà người bán phải chịu. Mà người trả tiền luôn luôn là Thượng đế!

Các cửa hàng nhỏ bán lẻ thì ngán chuyện dùng thẻ, bắt người ta phải mua từ mười Euro gì đó thì mới nhận trả bằng thẻ. Còn các cửa hàng lớn thì họ không chấp, 1 xu cũng xong. Và nếu chẳng may bạn đổi ý trả lại hàng thì họ quệt thẻ bạn và tiền của cửa hàng chảy ngược luôn vào tài khoản của bạn, có khi còn trước khi tiền bạn mua hàng chảy ra khỏi tài khoản bạn nữa!

Công việc của chính trị là vậy.

Không phải là săm soi, là lên lớp khản giọng, là cầm tay chỉ việc.

Mà là đưa ra những quyết sách hướng dòng chảy của đời sống sao cho thuận lợi cho toàn bộ cộng đồng.

Chính trị không làm việc đó, ai làm?

Hãy lấy câu chuyện cái xe máy hôm nay chẳng hạn, và xem vấn đề chính trị của nó ra sao.

Xe máy rất hợp với xứ ta: rẻ, cơ động, dễ sử dụng, chiếm ít không gian.

Ngược lại, xứ ta đô thị hóa nghẹt thở, phi quy hoạch, phi lộ trình, với toàn bộ tính bừa bãi ngông nghênh vô kỉ luật. Thành phố chỉ là cái chợ thật to để người ta chen chúc, đi ẩu, vứt rác, thải tiếng ồn.

Một chiếc xe máy nhỏ bình thường, trong trạng thái tốt, thải ra một lượng khí thải độc hại ô nhiễm gấp bốn lần một chiếc ôtô con trong trạng thái bình thường, theo đo lường của các nhà môi trường.

Vì sao? Rất đơn giản. Vì xe máy không có bộ lọc khí thải. Còn ôtô thì bắt buộc phải có.

Tiếng ồn cũng vậy, chắc phải hơn 4 lần so với một chiếc ôtô con.

Bây giờ đèn đỏ, bạn đứng đó, hãy nhân số lượng xe máy quanh bạn lên làm 4 lần, bạn có một mức ô nhiễm tương đương hàng trăm, hàng nghìn chiếc ôtô quanh bạn.

Xe pháo ở ta lại còn ở mức chất lượng bất chấp, hệ số ô nhiễm chắc phải cao gấp đôi gấp bốn thêm nữa, hoặc hơn cả thế.

Rồi tiếng ồn đinh tai.

Rồi còi pháo toe toét, rú ga để khoe chủ nhân ông, để thách đố xung quanh.

Hãy coi chừng nếu bạn ngạt thở té lăn luôn ra đó.

Cái sự tình này, nền chính trị có trách nhiệm phải tham gia mạnh mẽ.

Rộng lớn, đó là công việc phi tập trung hóa các đô thị lớn, tạo ra nhiều vùng trung tâm dân cư liên đới tương đối hoàn chỉnh về ăn ở, sinh hoạt, giao thông, hành chính, trường học, bệnh viện, giải trí. Các trung tâm này phải có chất lượng cao thì mới giãn được dân. Chất lượng thật cao đồng bộ là tốt nhất, kéo những tầng lớp khá giả hơn đi tiên phong vẫn dễ hơn.

Phải khoanh những vùng ven đô rộng lớn thành những khu rừng, công viên vĩ đại, lá phổi của người thành phố. Không có quyết sách chính trị, thành phố sẽ phát triển theo nguyên tắc bệnh ung thư tràn khắp, không một mảng trống nào có thể tồn tại lại được.

Rồi phải có hệ thống giao thông công cộng thật thuận lợi với nhiều ưu tiên, được Nhà nước bù lỗ cho các tuyến mới. Các phương tiện này phải chạy theo nguyên tắc sạch, dùng điện hoặc gas.

Rồi hệ thống đường xá chuẩn quy.

Đó mới là môi trường cho giao thông.

Còn bản thân các xe máy?

Phải có lộ trình với người sử dụng và các nhà sản xuất.

Ví dụ lên lộ trình đến 10 năm tới, xe máy phải có bộ lọc đạt độ chuẩn về khí thải, độ chuẩn về mức tiếng ồn mới được phép lưu hành. Cuộc đàm phán với các nhà sản xuất và phân phối xe máy đã phải bắt đầu ngay từ bây giờ.

Các xe máy, ôtô phải bị kiểm tra định kì và bất thường, và bị phạt hoặc cấm lưu thông khi độ ô nhiễm và độ ồn quá chuẩn.

Còi xe máy hoàn toàn có thể bị cấm trong thành phố.

Nhiều tuyến phố trung tâm chỉ cho đi bộ, hoặc thêm xe đạp.

Một số tuyến chỉ có người có địa chỉ nhà ở đó mới được phép chạy xe máy, chạy ôtô vào. Việc này thực hiện qua tem dán cho phép trên xe.

Chuyện xa xôi? Không có gì xa xôi cả.

Và ngay hôm nay đã có thể làm được ngay bao nhiêu việc.

Tỉ như sáng sớm ra người ta cần tập thể dục quanh các hồ, quảng trường công cộng.

Vậy thì hãy cấm sử dụng xe máy, ôtô tại các khu vực đó từ 5:00 giờ đến 6:30 sáng chẳng hạn.

Công việc của chính trị là ở ngay đó.

Chính trị là cái công việc đo đạc, nghe ngóng, suy tính các giải pháp rộng lớn cho đời sống công cộng, cho hằng ngày, và cho dài lâu.

Chính trị không thể bị tê liệt.

Và càng không thể bị nhầm việc.

Nguồn:Tia Sáng
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài lời về Địa – Kinh tế - Chính trị & hình dung Chính Khách hiện đại

    15/04/2014Nguyễn Tất ThịnhTrong Khoa học Kinh tế Chính trị hiện đại, thuật ngữ “Địa – Kinh tế - Chính trị” không xa lạ gì. Nhưng giải pháp ứng xử như thế nào với tính chất Địa phương và Toàn cầu của nó sẽ thể hiện một nhà Chính trị Quốc nội có được coi là tầm cỡ Chính Khách thực sự hay không...
  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Hữu tài, dụng tài

    04/04/2016Hoàng Hồng MinhDạo đó chỉ có Trung tâm hội thảo chữ nghĩa là rất nhộn nhịp. Ngày nào cũng kín hội thảo. Rất nhiều chủ đề phong phú mang tính dã ngoại mở. Đại khái “Xung quanh vấn đề X”, tha hồ mơ màng. Chưa cải cách được tiền lương, thì hội thảo có ăn trưa cũng là một giải pháp. Như vậy phải tổ chức hội thảo vắt qua buổi trưa, kể cũng hơi tốn thời gian.
  • Chính trị học của tự do

    17/10/2014Nguyễn Trần BạtTự do là cách thức giải phóng con người ra khỏi sai lầm, định kiến, quá khứ, tự do làm thay đổi một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia để bắt đầu chặng đường phát triển của chính nó. Khích lệ nhu cầu tự do của con người là một trong những khích lệ nhân văn nhất. Những ai ngăn cản tự do, những ai từ chối tạo điều kiện để con người tự do thì đó là kẻ chống lại loài người...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam

    09/06/2014Vũ Hồng LâmTài nguyên địa chính trị là một khái niệm ít được dùng nhưng bản thân tài nguyên địa chính trị lại được khai thác và sử dụng thường xuyên. Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên địa chính trị của quốc gia ấy, vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này...
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Nền văn hóa phi tự nhiên hay sai lầm chính trị của thế giới thứ ba

    27/05/2013Nguyễn Trần BạtVì nếu không có tự do thì đời sống tinh thần của con người không phát triển; đời sống tinh thần của con người không phát triển thì không có đời sống văn hóa lành mạnh. Tính đa dạng tự nhiên của cuộc sống chính là tiêu chuẩn để phân biệt giữa một nền văn hóa lành mạnh và một nền văn hóa không lành mạnh...
  • Văn minh Chính trị

    23/08/2010Nguyễn Tất ThịnhNhư tôi từng viết : một cá nhân, cộng đồng, xã hội có thể có văn hóa cùng bề dày lịch sử của nó, nhưng không có nghĩa sẽ dẫn đến được sự văn minh. Tôi cũng đã viết rằng bản thân Chính trị không tự giác văn minh mà trình độ phát triển xã hội buộc nó phải văn minh lên…
  • Đạo đức công phu hay chính trị thực hành

    09/08/2010Nguyễn Kim SơnTrên cơ sở trình bày những ghi chép ít ỏi còn lại về tư tưởng và học thuật của Hồ Quý Ly, phân tích những đánh giá của các nhà Nho cũng như của các học giả hiện đại về ông, trong bài viết này, tác giả đã luận giải để góp phần làm rõ thêm tư tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly. Theo tác giả, động cơ của Hồ Quý Ly khi thảo luận về Nho giáo mang sắc thái chính trị trực tiếp và đậm nét. Việc Hồ Quý Ly phê phán Tống Nho xuất phát từ nhu cầu đem tư tưởng hậu thuẫn cho hoạt động chính trị và cải cách.
  • Triết học và chính trị

    21/05/2010Hà Thúc MinhChủ nghĩa xã hội là niềm mong ước của nhân loại. Niềm mong ước này nếu không trở thành mục tiêu chính trị của giai cấp công nhân và được luận chứng bằng học thuyết của Mác mà cái lỗi của nó chính là triết học thì trước sau nó cũng vẫn chỉ là chủ nghĩa xã hội không tưởng có lẽ chẳng bao giờ có thể trở thành hiện thực.
  • Văn hóa chính trị ở phương Tây ngày nay

    01/02/2010Nguyễn Tiến DũngVăn hóa chính trị là những dấu hiệu phân biệt, đặc trưng cho nhận thức chính trị, cũng như mọi hoạt động chính trị - xã hội của con người trong một xã hội. Trung tâm của văn hóa chính trị không chỉ là tổng số những tri thức của con người về chính trị, mà còn là những định hướng tự do và ý thức hệ của cá nhân, khả năng hoạt động chính trị, kể cả những ứng xử theo thói quen của họ. Khái niệm văn hóa chính trị nói lên trình độ nhất định của sự phát triển cá nhân...
  • Toàn cầu hóa và thay đổi chính trị

    05/11/2009Cao Huy ThuầnCác nước Tây phương tin rằng quá trình toàn cầu hóa sẽ làm thay đổi chế độ chính trị trong các nước chuyên chế khiến các nước này trước sau gì rồi cũng phải xuôi theo trào lưu dân chủ. Trước sau gì toàn cầu hóa kinh tế cũng đưa đến toàn cầu hóa chính trị, bởi vì dân chủ và thị trường có khuynh hướng đi kẹp đôi với nhau như một cặp bài trùng. Luận cứ đó ngây thơ chăng? Vững chắc chăng?
  • Triết lý chính trị- xã hội & pháp luật

    13/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCó thể nói quá trình phát triển của loại hình triết học chính trị, xã hội và pháp lý theo truyền thống văn minh phương Tây đã bặt nguồn từ thời Plato. Ngay từ thời đại ấy, các triết gia đã tìm cách xác định bản chất và ý nghĩa của những gì được gọi là xã hội tốt đẹp, nhà nước và xã hội mẫu mực phải có những đặc điểm gì...
  • Chính trị

    13/07/2009Phạm QuỳnhNgười nước Nam có thể và cần phải làm chính trị, nhưng đó là chính trị theo nghĩa thứ nhất đã đem ra phân tích: cái chính trị của lợi ích chung đòi hỏi một sự toàn tâm toàn ý cho việc công. Ngược lại, người nước Nam phải tránh cái chính trị có xu hướng mị dân, nó ve vãn nhân dân để lừa dối nhân dân, và bất chấp thực tế, khiến nhân dân lao vào các ảo tưởng nguy hiểm và không thể thực hiện được.
  • Chính trị lương thiện

    08/07/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi viết tiếp, ngắn gọn những hiểu biết và quan điểm của mình dưới đây, không diễn giải một cách lý thuyết hay ‘học thuật’ mà tôi đã tổng kết trong quá trình đọc, nghiên cứu, giảng dạy...
  • Chính trị của đẳng cấp, của mọi công chúng và của toàn cầu

    20/01/2009Nguyễn Tất ThịnhCó lẽ không cần phải mô tả gì thêm về sự kiện ngày 20 Tháng 1 Năm 2009, hôm qua, của Nước Mĩ – mà gần 4 tỉ dân chứng kiến, hầu như mọi người trên Hành Tinh đều biết đến và quan tâm, với những lí do khác nhau, nhưng đều chung một cảm nhận : Vĩ Đại !
  • Dân chủ hóa về chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtDân chủ hóa là xu thế tất yếu không chỉ của thế giới thứ ba mà của toàn nhân loại. Trong quá trình tương tác và cạnh tranh giữa các nền kinh tế, bản thân con người cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh trên quy mô toàn cầu và ngày càng khốc liệt. Giá trị cá nhân là sức cạnh tranh và sức cạnh tranh chính là nhân tố quan trọng nhất của một quốc gia...
  • Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn chưa tổ chức theo mô hình này...
  • Cấu trúc Chính trị Toàn cầu

    13/11/2007SorosTheo sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, người ta nói nhiều về cấu trúc tài chính toàn cầu. Hầu như không có thảo luận nào về cấu trúc chính trị toàn cầu. Đây là một sự bỏ sót kì lạ, căn cứ vào nền chính trị quốc tế đầy rẫy xung đột, và các dàn xếp được nghĩ ra để giải quyết chúng là yếu hơn nhiều so với vũ đài tài chính...
  • Hệ tiêu chuẩn văn hóa chính trị toàn cầu

    17/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupToàn cầu hóa là quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội, bao gồm cả loại hình hoạt động chính trị. Biểu hiện cơ bản nhất của toàn cầu hóa là sự hợp tác toàn cầu...
  • Về xu thế chính trị hóa tôn giáo trong quá trình toàn cầu hóa tại Ấn Độ

    21/02/2007Đỗ Thu HàChính trị hoá tôn giáo gồm rất nhiều vấn đề và là một quá trình phức tạp, đang tiếp tục diễn ra tại nhiều nước trên thế giới. Xu thế chính trị hoá tôn giáo cũng đang diễn ra tại Ấn Độ và nổi trội ở hai vấn đề...
  • Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ lạc hậu hay đổi mới

    13/12/2006Lê Thị LanĐến nay, đa số các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam cho rằng tư tưởng của các nhà canh tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là bảo thủ về mặt chính trị, nhất là tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ và họ thường không dành nhiều sự chú ý tới vấn đề này...
  • Xã hội chính trị - quan niệm và những vấn đề đặt ra

    09/09/2006GS, TS. Hoàng Chí BảoNằm trong một tập hợp lớn các khoa học xã hội và nhân văn, xã hội học chính trị có vị trí và tầm quan trọng riêng của nó, góp phần vào việc nghiên cứu các vấn đề xã hội cũng như nghiên cứu phương diện xã hội của chính trị trong quá trình phát triển...
  • Tác dụng chính trị - xã hội của các Hội

    15/04/2007Lê Xuân MậuLuật về Hội đang được soạn thảo. Qua nhiều lần chỉnh sửa các bản dự thảo, ta thấy có những điều chưa được nhận thức rõ về vai trò tác dụng của Hội. Riêng về mặt chính trị - xã hội, còn có những nhận thà hẹp hòi, xưa cũ, không phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn...
  • xem toàn bộ