Đất nước đang trông chờ những người cầm lái...

08:32 CH @ Thứ Tư - 03 Tháng Mười Một, 2010

Theo bạn, điều gì là nguyên nhân chủ yếu làm cản trở sự phát triển của một quốc gia?" Câu hỏi được đặt ra trong thời điểm mà mọi người dân Việt đang bức xúc với chuyện “tụt hậu” quá xa, quá lâu của đất nước mình. Đứng lại có nghĩa là thụt lùi - điều đó không chỉ đúng với từng cá nhân, mà còn là điều tất yếu đối với một tập thể, một cộng đồng, một đất nước.

Chiến tranh đã lùi xa gần 30 năm - một quãng thời gian đủ để một quốc gia “cất cánh”; đủ để chuyển từ đói nghèo sang no ấm, từ chân đất bước vào vũ trụ… Và thực tế đã chứng minh điều đó qua hình ảnh của những-con-rồng-châu-Á. Ba mươi năm trước, ai cũng biết một Thái Lan, một Hồng Kông, một Singapore, một Đại Hàn (Hàn Quốc)… là như thế nào; và điều kỳ diệu nào đã làm cho những nước ấy hầu như hoàn toàn “lột xác”? Và vì sao đất nước ta lại cứ mãi "đang phát triển"? Những câu hỏi trên xin dành cho những người có trách nhiệm.

Muốn đi đến đích, trước hết phải xác định được đích và tìm ra những điều kiện cần thiết tối thiểu để đến. Điều đó chúng ta đã có, mà công nghiệp hóa - hiện đại hóa chính là chủ trương với lộ trình được vạch ra để Việt Nam đến được đích “dân giàu nước mạnh”. Ai cũng biết, chẳng bao giờ có một con đường hoàn toàn bằng phẳng cho mọi cuộc viễn hành. Điều đó càng đúng hơn đối với một quốc gia có tới 80% dân sống ở nông thôn, với công việc đồng áng mà cho đến nay vẫn còn nhiều nơi “con trâu đi trước, cái cày theo sau”; và càng đúng hơn với một nền kinh tế được gọi là kinh tế thị trường, nhưng vẫn còn không ít người cứ “sống và làm việc” theo quán tính, thói quen của một nền kinh tế quan liêu bao cấp một thời chưa xa - từ đó đã tạo nên thói cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu… của một số quan chức trong bộ máy công quyền.

Ở đâu có “quyền”, mà quyền ấy không được sự giám sát của luật pháp, thì chẳng chóng thì chầy, người ta sẽ sử dụng nó để “hành”. Bởi chỉ có “hành” thì mới có chuyện “chạy chọt”, chuyện “đi cửa sau”, chuyện “biết điều”, chuyện “phải trái”, chuyện “phong bì”…

Vấn đề đặt ra ở đây là: Có ai tự dưng lấy tiền nhà, tiền cá nhân của mình để nhét vào túi người khác không? Chắc chắn là không. Thế thì, những khoản tiền đó phải xuất phát từ một động cơ nào đó. Mà thói thường, chỉ có kiểu "bánh ít đi, bánh quy lại" trong các khoản "chung chi" ấy mà thôi. Nói trắng ra, đó chính là hối lộ. Với những nhà doanh nghiệp, để có tiền hối lộ, người ta sẽ tìm đủ cách để người khác phải gánh chịu các khoản "bánh ít" đó. "Người khác" đó có thể là người tiêu dùng (được tính vào trong giá thành sản phẩm) hoặc người lao động (cắt giảm tiền lương). Còn đối với những ông-quan-quốc-doanh, thì họ lấy từ tiền của ngân quỹ quốc gia (tiền của nhân dân) để hối lộ nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân.

Cuối cùng, thì “trăm dâu đổ đầu tằm” - người dân luôn là kẻ phải gánh chịu mọi hậu quả từ nạn hối lộ. Với những người có quyền chức, làm việc trong bộ máy công quyền, thì hối lộ và tham những là một cặp-bài-trùng luôn song hành - họ hối lộ để được tham nhũng và muốn tham nhũng lâu dài, tham những nhiều, tham nhũng mà vẫn “hạ cánh an toàn” thì phải… hối lộ. Cấp dưới hối lộ cấp trên; cấp trên hối lộ cấp trên nữa… và cứ thế, cứ thế… túi của một số người thì đầy lên, còn ngân quỹ quốc gia thì ngày càng cạn kiệt!

Không hề là chuyện ngẫu nhiên khi có tới 65% bạn đọc của Người Viễn Xứ chọn nạn tham nhũng (*) để trả lời cho câu hỏi: “Nguyên nhân chủ yếu làm cản trở sự phát triển của một quốc gia”? Vun quén cho bản thân vốn là “thuộc tính” của con người – đó có thể xem là một trong những yếu tố tạo nên bản tính con người. Song, với những ai có tâm, có lòng tự trọng, có liêm sĩ... thì họ biết vượt lên và chiến thắng cái thuộc tính xấu xa ấy. Còn với người chỉ biết sống theo bản năng của loài động vật tầm thường, thì họ bất chấp tất cả, miễn sao được “vinh thân phì gia”!

Chính vì cái “thuộc tính… đáng sợ” ấy mà xã hội loài người phải cần có luật pháp. Luật pháp định ra những vùng cấm (có hại cho cộng đồng) mà con người không được phép vi phạm.

Chúng ta có luật pháp. Nhưng từ "có luật" đến "sống theo luật" là một khoảng cách khá xa. Luật cũng chỉ là những con chữ vô giá trị, nếu con người cố tình vô hiệu hóa nó; càng đáng sợ hơn, khi người ta lợi dụng luật pháp để vi phạm luật pháp. Điều đó càng trở nên nghiêm trọng đối với một xã hội có trình độ dân trí thấp. Chúng ta có nhiều mức án cho tội tham nhũng, kể cả mức tử hình. Thế nhưng tại sao tệ “bòn rút của dân” vẫn không hề giảm - nếu không muốn nói là ngày càng nghiêm trọng? Có lẽ điều mà ai cũng hiểu: khi còn những bàn tay đưa ra nhận tiền hối lộ, nhận quà biếu "trên mức tình cảm”… thì tham nhũng còn; và tất nhiên, những bàn tay ấy phải là của kẻ có quyền lực.

Tham nhũng không chỉ làm nghèo đất nước, mà nó còn kéo theo rất nhiều tác hại khác. Mà nguy hiểm nhất là nó kéo theo sự sụp đổ dây chuyền kiểu những quân cờ domino – nó làm một số thành phần trong xã hội trở nên thực dụng một cách nguy hiểm: “thiên hạ ăn, mình không ăn là dại”; làm thui chột đạo lý truyền thống, biến một số người trở thành cường hào ác bá: “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”; làm cho trí thức mất định hướng và đáng sợ hơn, nó làm cho thế hệ trẻ mất niềm tin vào cuộc sống.

Hiện nay, nạn tham nhũng như một trận cuồng phong đen tối đang ập xuống và có nguy cơ phá hỏng mọi nỗ lực xây dựng đất nước. Thế nên, để luật pháp được thực thi một cách nghiêm minh, không thể thiếu những-người-cầm-luật nghiêm minh; những lãnh đạo chủ chốt ở tất cả các cấp, các ngành nghiêm minh - vừa có tài, vừa có đức: biết lo trước nỗi lo của dân, đau trước nỗi đau của dân, buồn trước nỗi buồn của dân và sẵn sàng hy sinh bản thân vì sự phồn vinh của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Ai làm được điều đó? Xin trả lời: người Cộng Sản có thể làm được. Vậy thì, ngay lúc này đây, những người Cộng Sản cần phải chứng minh được điều đó. Hơn lúc nào hết, 80 triệu dân Việt đang trông chờ vào năng lực và phẩm chất của những người đang cầm lái con thuyền của quốc gia.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tham nhũng - nguồn gốc của nghèo đói trên thế giới

    04/05/2015Nhật VyHơn 2/3 thế giới nằm dưới mức trung bình trong danh sách điều tra về độ trong sạch vừa được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hôm nay cho thấy mức độ tham nhũng đang nguy cấp đến mức nào...
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Thời cơ vàng của Đảng ta

    04/11/2010Nguyễn Trung"Thời cơ vàng đang đến của dân tộc, vì vậy cũng chính là thời cơ vàng của Đảng ta! Hoặc là… Hay sẽ là…".
  • Tham nhũng - giặc nội xâm nguy hiểm

    18/05/2006Thanh BìnhCó thể nói rằng, đằng sau sự thật thoát trong xây dựng cơ bản, chạy chức, chạy quyền, xuống cấp của y đức, giáo dục - đào tạo, nhiêu khê của thủ tục hành chính... là cái bóng khổng lồ của con bạch tuộc tham nhũng, vì đều được tạo ra bởi những kẻ được Nhà nước, nhân dân giao phó ít nhiều quyền lực và đã lạm dụng để trục lợi cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc. Nói cách khác, tham nhũng là quốc nạn của quốc nạn...
  • Tham nhũng: Sự tương tác và cộng hưởng giữa con người và cơ chế

    23/04/2006Lê Đăng DoanhCùng với các vụ tham nhũng lớn đã được phanh phui đang gây ra những bức xúc lớn trong dư luận. Nhưng để chống tham nhũng có hiệu quả, cần tìm hiểu nguyên nhân nào, cơ chế nào đã tạo điều kiện cho bọn tham nhũng hoành hành, chứ không chỉ thỏa mãn và dừng lại ở việc xử lý một số quan chức liên quan. Ta bàn sâu về các biện pháp chống tham nhũng từ cơ chế nhằm góp phần xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch và vững mạnh...
  • Phòng chống tham nhũng

    14/04/2006Nguyễn Đức LamLuật và cơ quan chuyên trách đứng riêng một mình khó mà thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng này. Có nhiều luật chưa đủ, mà còn cần những điều kiện khác để luật trở thành công cụ hữu hiệu...
  • Công cụ cho chống tham nhũng

    12/04/2006Danh ĐứcKhi điều tra về các vụ mua bán độ bóng đá, cảnh sát đã tình cờ tìm thấy tên tuổi các quan chức cá độ trong máy tính của một trùm ghi độ, và một tháng sau bể ra vụ “cho mượn xe” những 108 chiếc ở PMU 18. Nói tình cờ bởi “vụ PMU18” không phải do thanh tra Bộ GTVT hay Thanh tra CP phanh phui ra...
  • Để chống tham nhũng hiệu quả hơn

    28/03/2006Danh ĐứcTrước những phát hiện hầu như từng ngày về những gì khuất tất hoặc tiêu cực đã rõ ở PMU18, cũng như ở Thanh tra Chính phủ và ở Tổng công ty Dầu khí..., không thể không có những câu hỏi như: tham nhũng ngày càng “nhiều”, càng “cao”, càng “lớn” hơn?
  • Chống tham nhũng - Hãy vận dụng mạnh mẽ yếu tố tâm lý

    06/03/2006Vũ Duy Phú (Viện Những vấn đề phát triển-VIDS)Mấy chục năm nay, tham nhũng không hề thuyên giảm. Thậm chí có nơi, có lúc nó còn trầm trọng hơn, xuất hiện nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm hơn và có tổ chức hơn...
  • Ban Thanh tra đặc biệt chống tham nhũng

    28/02/2006Trần Vĩnh KhangTrong khi lãnh đạo chính quyền, Hồ Chủ tịch quan tâm nhất đến vấn đề sao cho được lòng dân, và xem đó như nguyên tắc cao nhất...
  • Chân lý là cụ thể

    17/02/2006Tương LaiTa hiểu được những ai đã sai và có thể còn sai .Và chất người trong ta cộng sản thêm chút nữa Trút vỏ thần tượng đi càng lồng lộng con người...”. Những câu này trong tập thơ ra đời từ 1969 đã khiến cho tác giả lao đao một dạo. Thế rồi ba mươi sáu năm sau, tình cờ trong một lần chỉ hai anh em trên đường công tác, tác giả kể với tôi một chuyện xúc động về câu thơ ấy...
  • Năng lực thể chế

    03/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNăng lực thể chế là năng lực của các cơ quan nhà nước hoàn thành các chức năng hiến định của mình. Chức năng nào thì năng lực ấy. Chức năng càng phức tạp thì năng lực phải càng cao hơn. Rủi ro lớn nhất ở đây là: Hiến pháp chỉ có thể trao cho một cơ quan nhà nước các chức năng, chứ không thể trao cho cơ quan này các năng lực tương ứng...
  • Khoa học và thực tiễn

    01/01/2006Phan Hồng Giang (Hội đồng lý luận T.Ư)Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Tham nhũng và cạnh tranh

    05/12/2005Nguyễn Quang AĐảng, chính phủ, báo giới và dư luận nói chung đều coi tham nhũng tràn lan ở nước ta là một quốc nạn, một cản trở lớn đối với sự phát triển của đất nước, một ung nhọt nhức nhối có thể gây mất ổn định xã hội...
  • Chống tham nhũng cần nhìn thẳng vào sự thật

    29/11/2005Đỗ Quang ĐánVấn đề đặt ra là lũ tham nhũng này đang ẩn khuất ở đâu? Chân dung, diện mạo của chúng thế nào mà khuynh đảo đất nước ghê gớm thế?
  • “Luận” về tham nhũng

    12/11/2005Phạm Thanh BìnhỞ nước ta những năm gần đây báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực để "luận" về tham nhũng. Vì thế, người viết bài này không dám cả gan vác bút qua cửa... nhà báo để luận về tham nhũng, mà chỉ xin dẫn lời một số văn nhân học giả Trung Hoa luận về cái tệ nạn trầm kha xuyên quốc gia này, để rồi mạn phép góp đôi lời bàn thêm.
  • “3 không” về chống tham nhũng ở Việt Nam

    31/10/2005Ths. Lê Hoàng TùngLần đầu tiên, công tác chống tham nhũng ở Việt Nam được luật hóa. Dự thảo Luật chống tham nhũng đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Đảng, Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực quyết tâm tuyên chiến với tệ tham nhũng. Xin được góp bàn đôi điều về vấn đề này…
  • Đặc thù tham nhũng ở Việt Nam

    24/10/2005Trần Bạch Đằng...Tuy Quốc hội đã công bố rộng rãi Dự luật với mong mỏi được nghe những đóng góp bổ sung, cải sửa, hoặc bác bỏ từng nội dung của Dự luật, nhưng vẫn chưa có phong trào nào gọi là "đúng ý dân" đối với một vấn đề hết sức quan trọng như vậy...
  • Tham nhũng - vấn đề của phát triển

    11/10/2005Trần Ngọc ThơMức độ tham nhũng ở VN trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu không giống xu hướng chung so với các nước có cùng trình độ phát triển....
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Chống tham nhũng

    21/07/2005Nguyễn Quang ATham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.
  • Chống rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt

    21/07/2005Huỳnh Bửu SơnMột trong các biện pháp chống rửa tiền thường được hệ thống ngân hàng các nước công nghiệp phát triển áp dụng là kiểm soát ngay từ đầu các khoản tiền mặt được nộp vào hệ thống ngân hàng.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • Đưa luật cạnh tranh vào cuộc sống 6 “cái nút” quan trọng cần tháo gỡ

    19/07/2005Luật gia Vũ Xuân TiềnVới 6 chương, 123 điều khoản, Luật cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành và ngày càng phức tạp ở nước ta. Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống chắc chắn sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, cộng đồng và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế.
  • Công cụ chống tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế

    18/07/2005Danh ĐứcCảnh sát điều tra sẽ có kết luận về những vụ việc đang làm công chúng buồn lòng, thậm chí nghĩ rằng mình đang bị lừa đảo, móc túi.
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • xem toàn bộ