Để tránh những vết xe đổ!

09:23 CH @ Chủ Nhật - 04 Tháng Hai, 2018

Những vụ khởi tố, cách chức dồn dập cuối năm - trong một góc nhìn nhất định - cho thấy sự quyết tâm trong việc chống lại những sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế cho đất nước. Đây là một điều cần thiết để giải phẫu khỏi cơ thể một số “viêm nhiễm”, có khả năng gây “hoại tử”, “khối u” có thể biến thành ác tính, thậm chí di căn... Song, như trong các bệnh lý y khoa, phẫu thuật thôi vẫn chưa đủ, cần phải kết hợp những phương pháp trị liệu khác, tỷ như hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư, và trên tất cả là làm sao cho cơ chế miễn nhiễm hoạt động trở lại trơn tru để cơ thể có thể, tự mình phát hiện và ngăn chặn, chống trả các vi khuẩn “xâm lược”, tự mình “lành mạnh”...

Thiết nghĩ, đã đến lúc nhìn thẳng vào vấn nạn mà trong hầu hết các trường hợp sau này mới phát hiện là “sai trái”, “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” vào thời điểm kiểm tra đều được cho là “đúng quy trình”. Có thể tạm nhận ra một số đặc điểm trong vấn nạn này: (i) sự “đúng quy trình” đó là đương nhiên, do lẽ khi mưu đồ một việc gì đó, người ta đều ngó tới, ngó lui để xem có “đúng quy trình” hay không; (ii) sự “đúng quy trình” đó không phải lúc nào cũng đúng theo luật và đúng với tinh thần luật pháp, thậm chí là lợi dụng kẽ hở vì luật pháp chưa hoàn chỉnh; (iii) cứ như thế, mọi xét duyệt, thanh tra, kiểm tra cũng theo tinh thần “đúng quy trình” đó cho đến khi sự vụ được đưa lên tới trung ương mới hiện hình ra là “sai trái”.

Phải chăng sự kiểm tra từ cơ sở, địa phương đã không đúng mực, đã bị “lệch phương” vì những tác động của địa phương. Cơ chế “hàng ngang” hiện hành vô hình trung khiến các ngành, mà lẽ ra cần phải độc lập trong hoạt động bị vô hiệu hóa! Vấn đề không phải là do không có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát mà vì đã không xác định rõ mục đích tối hậu của việc thanh tra, kiểm tra, giám sát là cân bằng, như trong định nghĩa của khái niệm “checks and balances” (kiểm tra và cân bằng).

Việc Quốc hội độc lập giám sát các công việc của Chính phủ chính là nhằm tìm đến một sự cân bằng quyền lực. Chỉ trong sự cân bằng quyền lực mới không dẫn đến sự lạm quyền. Cũng thế, các hội đồng nhân dân ở các địa phương, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, công tố, tòa án... cùng các hội đồng quản trị ở các tổng công ty thực hiện việc giám sát cũng để tránh sự lạm quyền. Tinh thần giám sát độc lập đó phải là điều kiện tiên quyết cho mọi công tác kiểm tra, thanh tra, bắt đầu là kiểm toán. Những tổn thất hàng tỉ đô la từ vụ Vinashin cho tới những vụ bây giờ ở đây, ở kia là những ví dụ của sự không độc lập trong kiểm tra. Khi kiểm tra không độc lập, thì sẽ trở nên không cân bằng, và mọi thứ sẽ nghiêng về “cơ quan chủ quản” và rồi được kết luận là “đúng quy trình” như lẽ đương nhiên, trừ phi bị phanh phui và lộ tẩy!

Thành ra, để cho sự kiểm tra thực sự hiệu quả, thiết nghĩ cần sớm “sống và làm việc” trong tinh thần “độc lập”. Chỉ trong tinh thần “độc lập” đó mới đạt đến kiểm tra và cân bằng, mới thoát khỏi tình trạng tất cả đều “đúng quy trình” cho tới khi bị trung ương “sờ gáy”. Sự thay đổi này là quá cấp thiết do lẽ trung ương không tài nào tái kiểm tra mọi việc cho tới tận “hang cùng ngõ hẻm” được. Hãy bắt đầu từ mỗi cơ quan, mỗi địa phương. Đành rằng việc từ bỏ một thói quen cũ, tập một thói quen mới là không dễ, song phải thay đổi để thoát khỏi vũng lầy “đúng quy trình” để luật pháp đứng trên mọi quyền lực!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kiểm soát quyền lực bằng quyền lực

    02/02/2018Sỹ PhuGiám sát của người dân là “cái lồng” hữu hiệu nhất để nhốt quyền lực, không cho ai dám lạm quyền...
  • Tham nhũng quyền lực: Luận về con ông cháu cha

    06/01/2018Xuân BaCụm từ "Thái tử" là cách nói nôm, dân dã chỉ con cháu ông to, bà lớn bỗng dưng xuất hiện trong hệ thống quyền lực. Cùng chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, trao đổi, đối thoại về một khái niệm khá mới đó là Tham nhũng quyền lực...
  • Quyền Lực... như thế nào?

    18/06/2017Nguyễn Tất ThịnhNhân loại đi trong hành trình tiến hóa mọi nhẽ, nhưng trên con đường đó là tìm kiếm, tranh đấu …tăng cường Quyền Lực cho mình( cá nhân hay tổ chức) ! Rôi chúng ta đã nghe đến các khái niệm ‘tập Quyền Lực Cứng và Mềm’….Trong đối thoại mới, vừa qua( với các nhà quản lý doanh nghiệp, với bạn hữu giảng viên…) tôi trả lời ba câu hỏi về Quyền Lực…
  • Văn hóa quyền lực

    09/05/2017Nguyên CẩnMột đất nước phát triển như Hàn Quốc mà tam giác nhà nước – thị trường – xã hội còn chịu nhiều hệ lụy từ mối quan hệ nhập nhằng giữa các chaebol và chính quyền thì với chúng ta, hệ thức văn hóa nào khả dĩ xác lập rạch ròi ba chân vạc ấy, nếu không xã hội sẽ phải gánh chịu tất cả hậu quả của việc thị trường bất ổn khi nhà nước tiếp tay hay thông đồng với những tập đoàn trong kinh doanh...
  • Quyền lực, tiền bạc, hạnh phúc: Tại sao không có cả ba?

    19/06/2016Nguyễn ThảoThế hệ chúng ta đã thay đổi rất nhiều. Việc nhận thức về những thứ mà mình mong muốn đạt được đang làm lu mờ mục đích cuối cùng. Một số người tìm kiếm quyền lực, một số chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, và quan trọng hơn, nhiều người đã quên ý nghĩa thực sự của hạnh phúc, đó là tình yêu...
  • Dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng trí tuệ hơn tiền bạc, quyền lực

    13/07/2015Phạm Ngọc Điệp dịchNhân dịp Ngày hội STEM1, GS. Pierre Darriulat đã có bài phát biểu về vai trò quan trọng của việc chuẩn bị kiến thức và các phẩm chất cần thiết cho thế hệ trẻ để họ có thể phát triển tài năng của mình nhằm giúp đất nước giải quyết các thách thức và phát triển trong môi trường toàn cầu hoá hết sức khắc nghiệt...
  • Chặn đứng “tham nhũng quyền lực”

    08/02/2014Phi Tuấn thực hiệnKhi quyền lực được trao vào tay một cá nhân mà thiếu đi một cơ chế giám sát hiệu quả, quyền lực ấy rất dễ bị lạm dụng, dẫn đến những hành vi tham nhũng...
  • Vắc-xin chống tham nhũng

    30/09/2013Nguyễn Ý HýNhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học nước nhà, đề tài nghiên cứu chế tạo vắc-xin chống tham ô tham nhũng đã thành công mỹ mãn. Người được tiêm vắc-xin này sẽ trở nên thanh liêm lạ thường, cho dù ngồi trên đống vàng cũng không tham, được người ta tặng quà cũng không nhận...
  • “Ý chí quyền lực”

    29/07/2011Phan Nguyễn Khánh ĐanTriết gia người Đức Arthur Schopenhauer (1788-1860) khi nghiên cứu về khái niệm “ý chí sống” đã tin rằng động cơ tồn tại căn bản của con người và cả vũ trụ này chỉ là để được sống, để không phải chết...
  • Quyền lực và đạo đức

    22/10/2010PGS - TS Bùi Đình PhongTheo "Từ điển tiếng Việt", quyền lực được hiểu là "quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy"...
  • Sẽ là nguy cơ nếu quyền lực không được kiểm soát

    11/08/2010Nghĩa Nhân - Thu NguyệtMột trong những mục tiêu căn bản của lập pháp là kiểm soát quyền lực nhà nước, mở đường cho nhân dân thành lực lượng kiểm soát quyền lực nhà nước. Chống tham nhũng cũng vậy. Chống tham nhũng mà lại bằng chính cơ cấu nhà nước thì hiệu quả sẽ không triệt để...
  • Tự do cá nhân và quyền lực công cộng

    24/06/2010Cụ HinhCái tháp quyền lực ngàn xưa ở xứ Đông đem đối lập quyền lực công cộng, tạm gọi như vậy, với tự do cá nhân. Đây là một câu chuyện để phải tư duy.
  • Putin 10 năm quyền lực và chúng ta học được gì?

    10/08/2009Nguyễn Tất ThịnhHôm nay chúng ta nói về V.Putin – Một tính cách Nga điển hình, một nhân cách Chính khách kiệt xuất, một người đàn ông có thể làm thần tượng cho nhiều người – ông ấy đã có đúng 10 năm thành công trên cương vị lãnh đạo tuyệt đỉnh của mình...
  • Quyền lực, lý luận và… bánh rán

    18/07/2009Đỗ Minh TuấnQuan niệm coi trọng tình cảm hơn lý lẽ đã khiến người Việt không ưa kiện cáo, nhưng lại sa đà vào những cuộc đôi co vặt triền miên. Xưa nay, người Việt thường có xu hướng tìm kiếm cái cốt lõi đời sống, cái tâm thế sinh tồn đằng sau những vấn đề phức tạp để giải quyết cái “căn nguyên của mọi căn nguyên” thay vì đối mặt với chính những vấn đề nan giải....
  • Muốn chống tham nhũng phải “tiêm vắc-xin” vào cơ thể Nhà nước

    21/09/2006Nguyễn Đăng DungTrong thập kỷ qua, xã hội đã nhận thấy mức độ mà tham nhũng và hối lộ đã làm tổn hại đến phúc lợi và sự ổn định xã hội. Có thể nói "tham nhũng là quốc nạn, là nạn nội xâm", chống "tham nhũng" luôn là đề tài nóng bỏng của xã hội, luôn được toàn dân tham gia và ủng hộ. Do đó, chống tham nhũng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu...
  • Chống tham nhũng cần một cách nhìn mới, tư duy mới

    22/07/2006Phạm Quang LêTệ nạntham nhũng từ nhiều năm qualuôn làđiều nhức nhối, lo lắng và bực bội củatoàn xã hội. Bất chấpnhững quyếttâm, những nỗ lực của cáctổ chứccó trách nhiệm, nạn “nội xâm” này vẫn tiếp tục diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Vấn đề cầnđược nhìn nhậnnhư thếnào? Còn cần phải làm gìđể có để sớm chặn đứng tệ nạnnày?
  • Những người chống tham nhũng: Họ là ai?

    02/06/2006Hải LanNạn tham nhũng vẫn ngang nhiên tồn tại. Vậy công cụ nào để kiểm soát tham nhũng? Dân chúng đóng vai trò thế nào trong cuộc chiến gay go này?
  • Phòng chống tham nhũng

    03/05/2006Nguyễn Đức LamTrách nhiệm cá nhân là vấn đề hiện đang được công luận rất quan tâm. Kỳ họp Quốc hội vừa qua đánh dấu sự miễn nhiệm đầu tiên của một Bộ trưởng cũng có liên quan đến vấn đề trách nhiệm cá nhân. Đây là một vấn đề cũng đang rất nóng đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam...
  • Làm thế nào để phòng chống tham nhũng nhanh và hiệu quả?

    16/04/2006TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ (ĐH Kinh tế Quốc dân)Để chống tham nhũng, phải làm sao cho các công chức, quan chức không muốn, không thể và không dám tham nhũng...
  • xem toàn bộ