Diễn từ nhận giải Việt Nam học - Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ VIII

11:21 SA @ Thứ Tư - 01 Tháng Tư, 2015

Trước hết, tôi xin ngỏ lời cảm ơn nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh đã gửi đến cho tôi một danh dự rất lớn. Tôi rất hân hạnh.

Theo tôi, Phan Châu Trinh là người Việt Nam trong thế kỷ thứ hai mươi rất thông minh. Phan Châu Trinh có khả năng nhìn xa trông rộng và tiên đoán về tương lai. Thời ấy, cũng có một người nổi tiếng tên là Phan Bội Châu, nhưng Phan Bội Châu có ý kiến rất khác. Cả hai đều là người yêu nước. Nhưng mà trong khi Phan Bội Châu đi nơi này nơi kia tìm tòi con đường độc lập cho đất nước, Phan Châu Trinh đã nhìn vào tương lai và biết rằng vấn đề đất nước không thể giản dị như thế.

Sau đây tôi xin nói bốn khía cạnh về quan điểm của Phan Châu Trinh mà tôi đánh giá rất cao. Thứ nhứt, Phan Châu Trinh rất quý trọng giáo dục. Nhưng theo ông, giáo dục ở đây không phải là giáo dục theo một chương trình chính thức của một hệ tư tưởng lỗi thời; ông muốn mở đường để cho sinh viên có khả năng phát triển kiến thức và đồng thời biết tự do suy nghĩ về tương lai. Phan Châu Trinh biết rằng đời sống luôn thay đổi nên sinh viên phải có cơ hội phát triển ý kiến thích hợp với đương thời. Cho nên, theo Phan Châu Trinh, giáo dục phải chuẩn bị sinh viên đi vào con đường tương lai, chứ không phải con đường quá khứ.

Thứ hai, theo Phan Châu Trinh thì đất nước phải cải cách để kịp thời. Cải cách đất nước không phải là giản dị, vì chắc chắn sẽ có người nôn nóng, không chịu chờ đợi hoặc sẽ không chấp nhận con đường mới. Nhưng sự kiện lịch sử đã cho ta biết rằng chính người thiếu kiên nhẫn đã gây ra rất nhiều sự khổ đau cho nhân loại.

Thứ ba, Phan Châu Trinh đề nghị chủ nghĩa dân chủ để cải tiến mức sinh hoạt của người dân. Theo ông, để phát triển khả năng của người dân thì phải cho họ tham gia vào các hoạt động công cộng.

Thứ tư, có lẽ đây là điều quan trọng nhứt: Phan Châu Trinh không đồng ý với bất kỳ hình thức bạo lực nào. Theo ông, con đường bạo lực là con đường đau khổ vô ích của nhân loại. Trong bài thơ “Chí Thành Thông Thánh,” Phan Châu Trinh đã viết: “Giang sơn vô lệ khấp anh hùng.” Phan Châu Trinh tin tưởng rằng sự bạo lực không thể giải quyết được vấn đề nào, thậm chí chỉ làm cho người dân đau khổ mà thôi. Ông rất đồng cảm với sự đau khổ của người dân trong thời kỳ chiến tranh. Phan Châu Trinh đã thấu hiểu rằng chiến tranh không đem lại vinh quang, mà sự kiên nhẫn về việc cải cách, giáo dục, dân chủ--chính điều đó mới là con đường anh hùng thật sự.

Nếu bỏ được bạo lực thì phải tìm con đường giải hòa. Muốn giải hòa thì phải có cuộc đối thoại giữa những người cầm quyền và những người bị cai trị. Tuy nhiên, người cầm quyền thì lại không thích đối thoại, mà chỉ thích làm độc thoại thôi. Hoàn cảnh Phan Châu Trinh cũng giống như hoàn cảnh của nhiều người Việt hiện nay, và cũng hơi giống kinh nghiệm của tôi.

Tôi không phải là người Việt. Khi tôi còn là sinh viên tôi không quan tâm đến Việt Nam hoặc Châu Á. Nhưng tôi phải đi lính và đã sang Việt Nam trong thời cuộc chiến tranh. Kinh nghiệm ấy đã thay đổi cuộc sống của tôi, đã làm cho tôi mong muốn để hiểu biết về người Việt Nam và đất nước Việt. Nếu muốn hiểu biết thì phải có đối thoại của hai bên, thế cho nên tôi rất cảm ơn những người Việt mà đã giúp tôi trong nhiều năm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Những người Việt này có cả người Việt trong nước lẫn người Việt ở nước ngoài. Họ làm cho tôi thấy sự giao tiếp và cảm thông giữa hai người Việt rất là quan trọng. Tôi tin rằng tương lai của Việt Nam sẽ dựa vào những cuộc đối thoại như thế này.

Rất tiếc là Phan Châu Trinh không có dịp phát triển cuộc đối thoại với người cai trị thuộc địa thế cho nên chiến tranh đã xảy ra ở Việt Nam. Tôi thấy nếu người Việt trong nước và ngoài nước bắt đầu nhìn nhau với sự đồng cảm để tiến đến cuộc đối thoại thì lợi ích đất nước sẽ to biết bao.

Tôi thành thật cảm ơn các anh chị em bạn hữu cho tôi dịp này để nói lên về Phan Châu Trinh, một người quan trọng trong lịch sử Việt Nam, cũng như trong lịch sử thế giới. Tôi tin rằng nhờ ông mà Việt Nam đã có những tư tưởng tiến bộ ngày nay.

Xin cảm ơn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài “Chi bằng học“ – tư tưởng chủ đạo của Phan Châu Trinh trong sự nghiệp Duy Tân đất nước

    03/09/2015GS. Vũ Ngọc KhánhĐi sâu vào tư tưởng và học thuật, ông còn được đánh giá, được phát hiện ở nhiều lĩnh vực. Sau khi ông mất, hàng năm trên tờ Tiếng Dân, Huỳnh Thúc Kháng đã đều đặn làm lễ tưởng niệm ngày 24-3, đăng ảnh ông rất trang trọng, gọi đó là kỷ niệm ngày mất cụ Tây Hồ. Số báo nào, ông Huỳnh cũng trích một câu nói của Phan Châu Trinh - Tri Bằng Học - xem như một lời danh ngôn...
  • Phan Châu Trinh, Nelson Mandela, San Suu Kyi với Văn hóa và Giáo dục

    20/04/2018Chu HảoMột thế kỷ đã trôi qua nhưng tinh thần Khai dân trí-Chấn dân khí của Phan Châu Trinh vẫn còn sống mãi, và chúng ta vẫn đang tiếp bước người xưa...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Phan Châu Trinh, nhà giáo dục qua Santé thi tập

    11/08/2016Châu Yến LoanPhan Châu Trinh là nhà cách mạng, nhà chính trị, tư tưởng, điều đó ai cũng rõ, nhưng nói Phan Châu Trinh là nhà giáo dục thì ít người nghĩ đến. Thực ra, trên con đường hoạt động cách mạng, ông rất chú trọng đến vấn đề này. Ông đã viết nhiều bức thư, nhiều bài diễn thuyết, nhiều bài thơ v.v... để tuyên truyền, giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức cho nhân dân, đặc biệt trong tác phẩm Santé thi tập ông đã có một nội dung giáo dục rất phong phú, một phương pháp giáo dục mới mẻ, độc đáo...
  • Nhìn nhận lại môn lịch sử - Dạy gì về Phan Châu Trinh?

    30/05/2016Nhà văn Nguyên NgọcNói chuyện lịch sử bao giờ cũng cần rất thận trọng. Nói lịch sử với lớp trẻ càng cần thận trọng hơn. Về Phan Châu Trinh, nhân vật sáng chói đầu thế kỷ XX của chúng ta, ít ra cũng cần cố gắng nói với những người trẻ hôm nay rằng ông từng thống thiết nhận ra những câu hỏi sâu sắc nhất của phát triển dân tộc, mà lịch sử éo le đã buộc phải bỏ dở dang. Vậy thì chính lớp trẻ hôm nay phải tiếp tục...
  • Phan Châu Trinh cũng giống Lý Quang Diệu?

    30/03/2015Trần Công Hưng“Người Việt Nam có Hồ Chí Minh thì người Singapore có Lý Quang Diệu”. Cả Hồ Chí Minh và Lý Quang Diệu đều là người khai sinh ra dân tộc, đều là những là lãnh tụ vĩ đại. Một người đưa dân tộc nhỏ bé thắng người khổng lồ Mỹ, một người đưa đảo quốc tý hon không tài nguyên thành cường quốc kinh tế. Nhưng gần đây...
  • Phan Châu Trinh, nhà cổ động của chủ nghĩa dân chủ

    24/03/2015GS. Trần Văn GiàuNhân lần giỗ thứ hai của GS Trần Văn Giàu (24/11, tức 11/10 Âm lịch) Hồn Việt đăng sau đây bài Phan Châu Trinh – nhà cổ động của chủ nghĩa dân chủ, một tác phẩm sử học tầm cỡ của giáo sư, để bạn đọc tham khảo...
  • Phan Châu Trinh và một số vấn đề văn hóa tư tưởng hôm nay

    29/07/2014Vương Trí Nhàn... Phan Châu Trinh mang lại một cách nghĩ mới về các vấn đề quốc gia dân tộc. Sự phát triển tư tưởng ở ông đánh dấu một bước ngoặt trong việc tiếp nhận văn hóa tư tưởng phương Tây ở VN. Ông cũng có cách nhìn nhận hiện đại đối với các vấn đề thiết cốt như tình trạng đời sống tinh thần của dân tộc trong lịch sử, từ đó có quan niệm riêng về yêu nước về dân chủ -- những quan niệm sâu sắc tới mức mà xem ra ở vào thời điểm đầu thế kỷ XXI , nhiều người chúng ta vẫn còn chưa với tới được.
  • Phan Châu Trinh và công cuộc ly khai văn hóa Hán tộc

    24/03/2014Trần Gia PhụngĐể mở đầu cuộc khai dân trí nhằm chấn dân khí và hậu dân sinh, đầu tiên Phan Châu Trinh vận động từ bỏ “cái học cũ”. Muốn từ bỏ “cái học cũ”, việc đầu tiên Phan Châu Trinh chủ trương là bãi bỏ việc học chữ Hán, và bãi bỏ việc dùng chữ Hán, đồng thời từ bỏ luôn thi cử Hán học...
  • “Phan Châu Trinh hiện đại một cách lạ lùng!”

    24/03/2014Anh Kiệt thực hiệnNgay trong lúc bị thực dân Pháp cai trị, một quốc tang độc nhất vô nhị được nhân dân cả nước đồng loạt tổ chức. Học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị, 100.000 người Sài Gòn xuống đường đưa tang...
  • Cương lĩnh chính trị của Phan Châu Trinh

    20/03/2014Mai Thái LĩnhMột số nhà nghiên cứu hiện nay tìm cách giải thích tư tưởng của ông theo chiều hướng “cải lương”: chỉ đánh giá cao ông như một nhà giáo dục, nhà văn hóa lớn (thậm chí một nhà cách mạng văn hóa) mà vô tình hay cố ý bỏ quên vai trò của Phan Châu Trinh với tư cách là một nhà hoạt động chính trị...
  • Ý nghĩa tác phẩm Tân Việt Nam của Phan Châu Trinh

    23/01/2014Vĩnh Sính *Trong những tác phẩm chính luận viết bằng Hán văn của Phan Châu Trinh (1872-1926), có một tác phẩm rất quan trọng nhưng từ trước tới nay chưa được tìm hiểu đúng mức, thậm chí ít được biết đến. Tác phẩm đó mang tên là Pháp Việt liên hợp hậu chi Tân Việt Nam (Nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hợp; sẽ viết là Tân Việt Nam)...
  • Bức thư Phan Châu Trinh gửi Phan Văn Trường

    17/09/2013Phan Châu Trinh (1923)Xưa kia nước Nam là một nước lớn, và chính vì nó đã theo và bắt chước các sai lầm của nước Tàu mà nó mất độc lập, điều đó là có thật và không thể che dấu. Nước Tàu, Triều tiên và nước chúng ta đã suy sụp từ đời Tống và Minh bởi vì chúng ta đã phạm sai lầm lớn là theo văn hoá đạo Khổng. Nước Tàu và Triều tiên từ 30 năm nay đã thấu hiểu cái sai của họ, đã cố gắng để tự giải thoát. Tuy bệnh của họ chưa khỏi hẳn nhưng sức khỏe các nước này đã được cải thiện rõ. Chỉ có riêng nước ta là còn ở trong trạng thái mê ngủ và ngu dốt đến mức...
  • Chi Bằng Học - tư tưởng Phan Châu Trinh

    31/01/2012Phan Châu TrinhVậy xin cùng nói lời chính cáo cùng người nước ta rằng: “Không bạo động, bạo động tất chết! Không trông người nước ngoài, trông người nước ngoài tất ngu! Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, là “Chi Bằng Học”...
  • Diễn từ tại lễ trao giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh

    27/03/2010Dịch giả Phạm Vĩnh CưTrong sáng tác của Soloviev và của nhiều nhà tư tưởng Âu – Mỹ lỗi lạc khác, có thể tìm thấy nhiều chỉ dẫn và gợi mở quý báu cho sự phát triển cá nhân, cho sự điều hành quan hệ, giải quyết những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, chính vì thế mà việc dịch thuật và quảng bá những trước tác của họ rất đáng được xã hội và nhà nước Việt Nam cổ lệ và trợ giúp, vì lợi ích trước mắt và lâu dài của đất nước và dân tộc.
  • xem toàn bộ