'Định hướng Hiến Pháp'

11:02 SA @ Chủ Nhật - 24 Tháng Hai, 2013

Hiến Pháp là nền tảng của Xã tắc, trong đó : Công lý / Trật tự / Bình đẳng / An Hòa / Phát triển, từ đó làm nền tảng cho một Quốc gia Thịnh vượng ! Hiến Pháp là Kim chỉ Nam cho hệ thống Luật pháp và sự vận hành của cơ chế Nhà nước, tạo nên khả năng chọn lọc sử dụng những tinh hoa tham gia vào hệ thống quản trị xã hội. Hiến Pháp còn là thượng tầng kiến trúc chính trị của mỗi Quốc gia, không ai, tổ chức nào riêng rẽ có thể áp đặt hay tùy ý thay đổi mà là Giá trị số 1 phải bảo vệ và tuân thủ...

1. Xác định với ý chí tập trung, cao nhất và thiêng liêng nhất của Quốc Dân rằng : sự thống nhất của một Đất nước mà lãnh thổ , lịch sử hình thành được hợp nhất bởi các Dân tộc cùng một Thể chế Nhà nước, có Quốc huy, Quốc thiều, Quốc hiệu. Được thừa nhận về pháp lý chính thống, bởi Cộng đồng Quốc tế đối với những hệ giá trị văn hóa, những quyền tồn tại mặc nhiên, bình đẳng và xứng đáng trong mưu cầu, lựa chọn và hành động phát triển của Quốc gia . Mọi tổ chức trong nó phải chứng minh với xã hội được sự tiến bộ và văn minh của mình.

2. Nhà nước được tổ chức Tam nguyên phân lập : Quốc hội : lập pháp / Chính phủ : hành pháp / Tòa án tối cao : tư pháp / Tổng thống là chức danh Nhân dân bầu cử trực tiếp, của Dân, do Dân, vì Dân, với chức năng : trọng tài chính trị / Đối ngoại / và tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, bán quân sự. Các tổ chức Đảng được thành lập và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp, không lãnh đạo xã hội, mà chỉ giành phiếu tín nhiệm thông qua Nghị trường để cử người của mình vào bộ máy quản lý Nhà nước các cấp.

3. Mười hai quyền phổ biến của Con người : Sinh sống / Đi lại / Cư trú /Học tập / Yên ổn / Thông tin / Ngôn luận / Tư tưởng / Lựa chọn / Phát triển / Lập hội / Tín ngưỡng. Không một tổ chức hay cá nhân nào được phép vi phạm và thủ tiêu. Nhà nước là Thể chế đảm bảo những quyền đó toàn diện, triệt để, nhất quán, bình đẳng. Đồng thời không cho phép ai thực hiện quyền của mình mà làm thiệt hại những quyền đó của những công dân khác. Cung cấp các dịch vụ Công hỗ trợ các quyền đó của Nhân dân.

4. Chính phủ do Chính Đảng có uy tín xã hội nhất thông qua bầu cử Quốc hội, nếu đạt đa số phiếu, được đề cử người đứng đầu của mình làm Thủ tướng điều hành trong từng nhiệm kỳ 5 năm, với sứ mệnh duy nhất phụng sự lợi ích Quốc gia, tồn tại bởi lòng tin của Nhân dân và khả năng chứng tỏ thành tựu kiến quốc. Uy tín cầm quyền đó được bỏ phiếu tín nhiệm mỗi năm một lần và kì họp Quốc hội cuối năm, nếu không quá bán, lập tức Tổng thống tuyên bố giải tán Quốc hội để bầu cử lại.

5. Chính quyền chỉ phục vụ lợi ích Đất nước và Dân sinh, có bổn phận bảo vệ mọi công dân của mình, và đảm bảo được sự yên ổn, cũng như quyền con người ở từng tấc đất mà họ đặt chân đến làm ăn sinh sống chân chính, nhận trách nhiệm về những thiệt hại quyền sống, và thành quả lao động của Nhân dân do thiên tai, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng xã hội. Đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của công dân về sự hỗ trợ, về tính đại diện và những đảm bảo Nhà nước để không bị thua thiệt về quyền bình đẳng trong quan hệ quốc tế

6. Đất đai, các nguồn lực và tài nguyên Đất nước thuộc về toàn xã hội, được tư hữu hóa theo ‘quy tắc thị trường có thời hạn’ gắn với các dự án kinh doanh / xã hội với độ dài thời gian 10 đến 50 năm. Quyền phê chuẩn thuộc Chính quyền theo phân cấp. Hồi tố những sai phạm. Chính phủ đảm bảo lòng tin đối với môi trường kinh tế, loại bỏ đầu cơ và lũng đoạn. Mọi thanh toán, chu chuyển bằng tiền, của mọi tổ chức, những cá nhân có thu nhập từ lao động và chức vụ phải được chứng minh bởi kiểm toán và tuân thủ đầy đủ các sắc luật về thuế

7. Mọi lĩnh vực hoạt động dân sinh, kinh tế, khoa học được xã hội hóa, được mở cửa giao lưu, giao thương, giao kết đa phương Quốc tế. Chính phủ không quản lý trực tiếp mà đảm bảo môi trường chung lành mạnh, minh bạch, chuẩn mực của văn minh tiến bộ, hỗ trợ cho mọi hoạt động đó, đồng thời tiến hành kiểm sát, điều chỉnh và có quyền tố tụng những tổ chức gây hại cho lợi ích Quốc gia. Chỉ được phép tồn tại những tổ chức hữu ích với Cộng đồng, tuân theo quy luật thị trường và đem lại lợi ích tương lai cho Đất nước.

8. Các lực lượng vũ trang, bán quân sự chỉ thuộc ba tổ chức Nhà nước : Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, và Bộ an ninh, mục tiêu hoạt động phi chính trị hóa. Chỉ có chức năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh với ngoại xâm và các thế lực chống phá xã hội.Khi hoạt động mang tính chiến lược, ảnh hưởng Quốc gia, hay có quy mô toàn Bộ hoặc cần hiệp tác giữa ba Bộ thì trực thuộc quyền thống lĩnh của Tổng Thống, và sau 30 ngày, chỉ được phép tiếp tục khi có phê chuẩn của Quốc hội

9. Là Quốc gia độc lập, không chấp nhận, không đi theo, không thực hiện đường lối đối nội đối ngoại, chính sách liên kết, liên minh chính trị từ lợi ích và sự áp đặt của quốc gia khác. Chỉ thực hiện các chiến lược, sách lược vì lợi ích chính đáng của Quốc gia và Nhân dân mình. Bất cứ Quốc gia nào đem lại cơ hội thịnh vượng, hòa bình và ổn định cho Đất nước và hạnh phúc của Nhân dân đều là Bạn, có thể hiệp tác cùng có lợi. Các xung đột với các bên có liên quan , đàm phán đa phương và dựa vào luật pháp quốc tế.

10. Quyết định ‘Quốc kế Dân sinh’ tối cao và cuối cùng thuộc về Nhân dân thông qua cách thức ‘ trưng cầu Dân ý’. Khi việc đó được đề xuất bởi : Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, và được tiến hành ngay sau khi có sự đồng thuận 2/3 những cá nhân giữ chức danh đó, hoặc khi các đoàn thể chính thống thu thập được 2 triệu chữ kí ủng hộ. Quốc hội soạn thảo lấy ý kiến, Chính phủ tiến hành tổ chức, Tổ chức Quốc tế có uy tín giám sát. Phán quyết hợp cách tư pháp thuộc về Tòa án Hiến Pháp.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lịch sử lập hiến và Hiến pháp Cộng Hoà Pháp

    14/07/2021Lưu Đức QuangPháp là quốc gia có lịch sử lập hiến đầy biến động và phức tạp bậc nhất trên thế giới với hàng loạt các biến cố chính trị trong suốt hơn 200 năm qua: đó là 5 cuộc cách mạng, 2 đế chế, 2 lần phục hồi vương quyền, 5 chế độ cộng hòa. Khởi đầu từ cuộc Đại Cách mạng năm 1789, lịch sử lập hiến Cộng hòa Pháp đã trải qua 12 chế độ chính trị với 16 bản Hiến pháp và các đạo luật Hiến pháp quan trọng khác...
  • Hiến pháp là nền tảng, còn nền tảng của hiến pháp?

    18/02/2013TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB ĐứcThế giới hiện đại coi hiến pháp là nền tảng pháp lý cho mọi nhà nước tồn tại và vận hành, bất kể là nhà nước gì, hiển nhiên như bất cứ ngôi nhà nào cũng phải có nền móng. Tới lượt nền móng lại được xây dựng trên nền tảng địa chất nào đó. Vậy Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ta hiện nay dựa trên nền tảng nguyên lý nào?
  • Quyền cơ bản, Hiến pháp cho mới có?

    16/02/2013TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB ĐứcQuyền cơ bản được coi là đặc trưng của một nhà nước dân chủ. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 có 44 điều về “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992 hiện nay (DTHP) có 38 điều về “quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Hiến pháp Trung Quốc 1982, sửa lần cuối 2004 có 33 điều...
  • Hiến pháp sao phải sửa?

    16/02/2013TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB ĐứcHiến pháp không phải sản phẩm tự nhiên mà do con người tạo ra phục vụ lợi ích nó, tất phải thay hoặc sửa, một khi lợi ích đó đòi hỏi...
  • Vài nét về Hiến pháp Mỹ

    25/01/2013Hà Văn ThịnhCách đây 230 năm, năm 1783, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được thắng lợi – đây là thành công đầu tiên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của toàn thể loài người bị áp bức trong thời đại tư bản chủ nghĩa!
  • Nghĩ vào lúc Hiến pháp đang sửa đổi

    23/01/2013Dương Trung QuốcCâu chuyện Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp đang góp thêm vào không khí của những ngày đầu tiên của năm mới dương lịch 2013, cho dù những ngày giáp Tết âm lịch bận rộn đang đến gần.
  • Pháp quyền và Hiến pháp

    04/03/2012David WilliamsTrong
    một xã hội pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền cơ bản là quyền lực của
    chính quyền phải chịu ràng buộc trong khuôn khổ các nguyên tắc pháp lý
    bền vững, được bảo vệ bởi một bản hiến pháp khó thay đổi. Để pháp quyền
    trở thành hiện thực, hệ thống tòa án cần được đào tạo về chuyên môn,
    trung thành với pháp luật, và đặc biệt phải được đảm bảo tính độc lập
    cao...
  • xem toàn bộ