Đọc những giá trị

11:04 SA @ Chủ Nhật - 31 Tháng Giêng, 2016

Từ chuyện đọc một cuốn sách…

Ngày nay, tư liệu không còn là bảo bối riêng của mỗi người, sách đã được in nhiều hơn, một số sách quý hiếm đã được tái bản. Với người sử dụng Internet, còn có cả những kho dữ liệu có thể tải miễn phí.

Vài thập kỷ trước, sách là rất quý. Sách dù được in bằng công nghệ và chất liệu sơ sài, lạc hậu; vận chuyển, lưu trữ bằng những cách thức đơn giản nhưng thường kẹp chặt một mảnh giấy đính chính nhỏ mà ở sách bây giờ khó tìm thấy. Ấy là khi bác nhân viên già sửa bản in cầm chiếc thước kẻ căn từng hàng, từng chữ trên bản bông.

Tôi từng để ý, trước khi cầm một cuốn sách, xem một tấm ảnh, độc giả thời đó có một cử chỉ rất đặc biệt. Họ chỉnh lại tư thế đứng, ngồi, hơi lắc vai như một ý thức chỉnh sửa trang phục, khuôn mặt bình thản và nổi bật nhất là ở đôi mắt. Có nhiều kiểu đọc: đọc không sót một chữ, chọn đọc một chương mục, thậm chí chỉ ngó qua trang mục lục… Nhưng đều trân trọng đón nhận và cảm nhận chiều sâu của cuốn sách đó.

…đến việc đọc những giá trị trong cuộc sống

Trong truyện ngắn nổi tiếng Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân gọi phẩm chất của viên quản ngục yêu nghệ thuật thư pháp là: “Biết giá người, biết trọng người ngay”. Hai chữ biết giá ấy ngẫm ra trong những ứng xử với các giá trị văn hóa thật đáng giá.

Với những thứ được niêm yết, dán tem, được tôn lên đầu bảng giá trị như hàng ngoại, du học, hay những thứ được người khác trao cho thật dễ nhận biết. Nhưng còn với những gì gần gũi, va chạm hằng ngày và giá trị còn tàng ẩn cho dù có hữu xạ tự nhiên hương thì cũng phải biết cách thẩm.

Nhiều khi ta bất ngờ vì một người bạn nước ngoài chăm chú với những thứ nhan nhản quanh ta như bánh cuốn, phở, con tò he hay mảnh thổ cẩm. Có người sẽ cho là vì họ lạ, cũ người mới ta. Nhưng hãy thử nhìn rộng xem khối thứ lạ khác được ta tạo ra trong cuộc sống hằng ngày, được ta cưng mà bạn không mảy may chú ý, bởi chúng không có chân giá trị.

Gần đây, với cái nhìn đúng đắn của chúng ta, với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, nhiều giá trị văn hoá được khôi phục và tôn vinh xứng đáng. Ấy thế mà phố hoa vẫn bị bẻ trộm, rùa đá vẫn bị xoa đầu, ôm cổ. Hành động ấy như thế nào có lẽ không phải bàn nữa, nhưng người viết cứ thấy áy náy vì những bạn trẻ ấy đang thiếu một điều gì đó.

Họ đã ngồi hết 12 năm ở trường phổ thông rồi đến đại học. Nhưng đằng sau sự biết ấy còn cần một sự hiểu. Hiểu cái vật nhẹ về vật chất, nặng về tinh thần đang hiện ra trước mắt sẽ có vị thế nào trong đời sống của mình. Thiếu nó sẽ ra sao và có nó sẽ được gì. Nói gọn hơn, sự biết giá ấy là lòng yêu của người biết nhìn trước, trông sau.

Chắc bởi ta có được những thứ đó trong tay một cách dĩ nhiên quá, đơn giản quá; vẻ đẹp nào ở quá gần hình như cũng khó lung linh và thiêng liêng. Mọi sự quen thuộc theo kiểu gần chùa gọi bụt bằng anh sẽ mài mòn sự sắc cạnh của giá trị. Nhưng một khi đó là những điều đáng giá thì ta phải học cách biết giá, biết nhìn ánh hào quang từ gần.

Hãy dẹp bỏ quan niệm những gì có sẵn trong đầu là sẽ đủ. Chưa có ắt phải học, đó là con đường duy nhất và cũng là vinh quang nhất với mỗi con người. Người biết phải học và dám học cũng đáng giá lắm chứ.


Học yêu những giá trị đời thường
(Dân Trí)

Rõ ràng, sự phát triển mau lẹ của cuộc sống đã rút ngắn được nhiều khoảng đoạn của công nghệ, vô tình đưa những câu chuyện của qua khứ và hiện tại về đặt cạnh nhau mà con người chính là những chứng nhân.

Từ chuyện đọc một cuốn sách…

Có lần qua hiệu sách, thấy nhiều thanh niên có dáng vẻ trí thức nhưng lại bẻ gãy gáy những cuốn sách khi đọc, tôi cứ thấy có điều gì tiêng tiếc.

Ngày nay tư liệu không còn là bảo bối riêng của mỗi người, sách vở đã được in ấn nhiều hơn, một số cuốn sách quý hiếm đã được tái bản lại.

Với những ai sử dụng internet, còn có cả những kho dữ liệu có thể tải miễn phí. Dẫu chưa thể khẳng định đã đạt tới sự bão hoà về nguồn tri thức nhưng có thế nói giờ đây tài năng của bạn trong việc sử dụng và ứng dụng tư liệu mới là điều đáng giá nhất.

Nhiều, rẻ, dễ kiếm, nhưng cũng không vì thế mà đánh đồng giá bìa sách với giá trị và phẩm giá cuốn sách. Không thể có cái nhìn rẻ rúm với tất cả những gì miễn phí.

Trở lại với điều vừa nói ở trên, với những lớp thanh niên của một vài thập kỷ trước, sách vở luôn là một thứ báu vật mà ngẫm ra mới thấy hết cái giá của nó.

Sách dù được in ấn bằng công nghệ và chất liệu sơ sài lạc hậu, vận chuyển, lưu trữ bằng những cách thức đơn giản nhưng lúc nào cũng kẹp chặt một mảnh giấy đính chính nhỏ mà ở sách bây giờ không tìm thấy.

Ấy là khi bác nhân viên sửa bản in già cầm chiếc thước kẻ căn từng hàng, từng chữ trên bản bông. Dù đã cẩn thận như vậy nhưng chưa hết lỗi in sai và họ đã khắc phục bằng cách đính chính ấy. Đó là trách nhiệm với đồng lương nhân viên sửa bản in khiêm tốn hay lương tâm với tri thức của cộng đồng? Là cả hai điều ấy, đầy tự trọng và đáng trọng.

Thứ đến là chuyện của người đọc

Tôi đã từng để ý, trước khi cầm một cuôn sách, xem một tấm ảnh những độc giả thời đó có một cử chỉ rất đặc biệt. Họ chỉnh lại tư thế đứng ngồi, hơi lắc vai như một ý thức chỉnh sửa trang phục, khuôn mặt bình thản và nổi bật nhất là ở đôi mắt. Đôi mắt luôn ánh lên một sự háo hức và cởi mở dù trên tay lúc đó chỉ là một văn bản ghi một nội dung không có gì bất ngờ. Một “kiểu cách” của thời ấy chăng? Hay một kiểu làm sang cho mình.

Cần tôn trọng những giá trị mang lại của cuốn sách

Thú thực, với họ lúc đó còn nhiều thứ sang hơn, đang giá, đáng lo hơn như đánh giặc, tem phiếu, gạo tiền… Có lẽ trước khi có sách và cả khi biết chữ, những bạn đọc ấy đã được khai tâm về cái giá của tri thức, về sức nặng của chữ nghĩa mà bàn tay và khối óc ta sắp được đón nhận.

Chắc hẳn khi nghe điều này, nhiều người sẽ cười nhạt và cho rằng đó là một sự tôn sùng vớ vẩn, chưa đọc sao đã biết giá trị của sách.

Xin thưa rằng, có nhiều điều mà bạn tưởng đúng nhưng hãy thử để tâm lắng nghe sẽ thấy một sự đúng khác. Có rất nhiều kiểu đọc: đọc không sót một chữ; chọn đọc một chương mục và thậm chí chỉ kịp ngó qua trang mục lục…

Nhưng phải là một sự trân trọng đón nhận và cảm nhận một chiều sâu của cuốn sách đó. Gặp sách viết hay, tư liệu quý, viết nghiêm túc đã đành. Nhưng, với ngay cả những gì còn bất cập thì vẫn cần một thái độ nghiêm túc và trân trọng những gì mà sách chưa nói được.

Ta đừng quên, điều mà người viết chưa giải quyết triệt để vẫn đủ giá trị để trở thành một gợi ý, một chủ điểm giúp bạn bắt đầu nhiều ý tưởng và dự định trong cuộc đời mình. Giá trị về mặt ý tưởng là thứ mà không ở đâu bạn có thể tìm thấy ngoài sách!

…đến việc “đọc” những giá trị trong cuộc sống!

Trong truyện ngắn nổi tiếng Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã gọi phẩm chất của viên quản ngục yêu nghệ thuật thư pháp là: “biết giá người, biết trọng người ngay”.

Hai chữ “biết giá” ấy ngẫm ra trong những ứng xử với các giá trị văn hoá thật đáng giá.

Với những thứ được niêm yết, dán tem, được tôn lên đầu bảng giá trị như hàng ngoại, du học, hay những thứ được người khác trao cho thật dễ nhận biết.

Nhưng còn với những gì quá gần gũi, va chạm hàng ngày và giá trị còn tàng ẩn cho dù có “hữu xạ tự nhiên hương” thì cũng phải biết cách thẩm.

Nhiều khi ta bất ngờ vì một người bạn nước ngoài chăm chú với những thứ nhan nhản quanh ta như bánh cuốn, phở, con tò he hay mảnh thổ cẩm. Có người sẽ cho là vì họ lạ, “cũ người mới ta”.

Nhưng hãy thử nhìn rộng xem khối thứ lạ khác được ta mới tạo ra trong cuộc sống hàng ngày, được ta “cưng” mà bạn không mảy may chú ý bởi nó không có được một chân giá trị.

Gần đây, với cái nhìn đúng đắn của chúng ta, với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, nhiều giá trị văn hoá được khôi phục và tôn vinh xứng đáng.

Một Văn miếu tôn nghiêm, những phố hoa, những lễ hội… mà mọi người dân Việt Nam đều có thể tự hào là sánh ngang tâm với nhiều di sản của nhân loại. Ấy thế mà phố hoa vẫn bị bẻ trộm, rùa đá vẫn bị xoa đầu, ôm cổ. Nhiều toà tháp, đình chùa, văn bia vẫn bị hậu bối đề “lạc khoản” bậy bạ.

Có thể nói đó là vô ý thức, thiếu hiểu biết hay mất lịch sự? Hành động ấy như thế nào có lẽ không phải bàn tới nữa, nhưng người viết cứ thấy áy náy vì những bạn trẻ ấy đang thiếu một điều gì đó.

Họ đã ngồi hết 12 năm ở trường phổ thông rồi đến Đại học. Đa phần họ không bỏ học và thậm chí còn có điểm số khá cao ở những môn văn hoá. Nhưng đằng sau sự biết ấy còn cần một sự hiểu.

Hiểu cái vật nhẹ về vật chất, nặng về tinh thần đang hiện ra trước mắt sẽ có vị thế nào trong đời sống của mình. Thiếu nó sẽ sao và có sẽ được gì. Nói gọn hơn, sự biết giá ấy là một lòng yêu của người biết nhìn trước, trông sau.

Chắc bởi ta có được những thứ đó trong tay một cách dĩ nhiên quá, đơn giản quá, vẻ đẹp nào ở quá gần hình như cũng khó lung linh và thiêng liêng. Mọi sự quen thuộc theo kiểu “gần chùa gọi bụt bằng anh” sẽ mài mòn sự sắc cạnh của giá trị.

Nhưng một khi đó là những điều đáng giá thì ta phải học cách biết đánh giá, biết nhìn ánh hào quang từ gần.

Hãy dẹp bỏ quan niệm về những gì đã có sẵn trong đầu là sẽ đủ. Chưa có ắt phải học, đó là con đường duy nhất và cũng là vinh quang nhất với mỗi con người. Người biết phải học và dám học cũng đáng giá lắm chứ.

Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị lao động và giá trị tri thức

    01/05/2017Trần Quân Tuyền (GS, TS Viện khoa học xã hội Trung Quốc)Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra sự phân tích và luận chứng khoa học để, một mặt, phê phán quan điểm của phương Tây cho rằng lý luận giá trị lao động của C.Mác đã không ý nghĩa, mặt khác chứng minh một cách thuyết phục lý luận giá trị thặng dư của C.Mác không hề lỗi thời, mất tác dụng...
  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Bồi dưỡng tri thức

    29/06/2018Andres MauroisDù bạn quyết định muốn làm nghề gì thì cũng cần có một tri thức căn bản. Đó là một nấc đầu trong cái kim tự tháp của bạn. Vậy chúng ta bàn về điểm đó nhé?
  • Tâm đàm về cái Sự học, Tri thức và Trí thức

    01/05/2018Nguyễn Tất ThịnhNgày xưa, người có trình độ như ông Giáo Thứ (trong Sống Mòn của Nam Cao) có thể được xem là Trí thức. Nói chúng họ có vẻ như là người học rộng biết nhiều, và có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là ‘Thày’, như Thày Giáo, Thày cãi, Thày thuốc…
  • Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức

    07/10/2016Bùi Quang MinhBài viết này mô tả sự kiến tạo kiến thức của loài người trong ngữ cảnh "chuỗi" biến đổi lớn về văn hoá và nhận thức xảy ra trong quá khứ và dự báo tương lai...
  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Giá của tri thức

    28/01/2016GS, TSKH Vũ Đình Cự“Tri thức, bao gồm cả tri thức về phát triển là hàng hóa công cộng toàn cầu” (J.Stiglitz), nhưng các quốc gia giàu có đang sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để ngăn cản sự truyền bá tri thức cho sự phát triển chung cứu thế giới...
  • Tôn vinh trí tuệ và trí thức Việt

    09/07/2009LS Trương Trọng NghĩaVN là một quốc gia nhỏ nhưng đã lập nước và giữ nước thành công suốt hơn hai thiên niên kỷ, cho dù có lúc phải sống dưới ách nô dịch và dã tâm đồng hóa trong gần 1.000 năm Bắc thuộc.
  • Tri thức đột biến

    16/09/2008Hà Văn ThịnhBộ GDĐT vừa công bố tỉ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT lần hai là xấp xỉ 50%, tính chung cả hai lần thi là 86,57%. Trong đó, 15 địa phương có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT lần hai trên 90% - tính chung cả hai lần thi, cũng có 10 tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp trên 90% (!).
  • Bảy tri thức tất yếu

    11/04/2008Cuốn sách của nhà triết học, nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp Edgar Morin chủ yếu trình bày bảy vấn đề cơ bản, những vấn đề này càng cần phải được giảng dạy hơn vì chúng hoàn toàn không được biết đến hoặc bị lãng quên...
  • Tri thức và thường kiến

    04/09/2006Có thật là có tri thức không hay tất cả đều là thường kiến? Hình ảnh của thế giới và lối sống của chúng ta đã thay đổi quá nhiều trong năm mươi năm qua khiến tôi băn khoăn không biết chúng ta có thể có được tri thức chắc chắn về một điều gì đó không?
  • Luận bàn về Tri thức

    26/07/2006Châu Hồng LĩnhKhi luận bàn về một sự vật hay hiện tượng, trước hết chúng ta phải xác định một định nghĩa cho nó. Vậy Tri thức là gì ? "Tri thức" có vai trò như là một từ của một ngôn ngữ, đồng thời, "Tri thức" cũng có vai trò là sự diễn tả nguồn gốc, sự phát triển và các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.
  • Tri thức về tri thức

    01/03/2006Phạm Khiêm ÍchVấn đề tri thức cũng lâu đời như chính con người. Thời nào cũng thế và ở đâu cũng vậy, con người không thể sống được nếu không có tri thức. Đúng như Francis Bacon nói, tri thức là sức mạnh, là quyền lực của con người. Và những bước tiến khổng lồ về tri thức chỉ có thể thực hiện được trong sự thử thách khắc nghiệt của thực tiễn và sự tự nhận thức lại rất nghiêm khắc của con người...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Tổ chức tri thức

    02/12/2005Nguyễn Thúy HằngCông việc có thể là thú vui và là sự thoả mãn. Đó là lời khẳng định chắc nịch cho một thế hệ trưởng thành cùng với lời triết lý “đó là lý do tại sao họ gọi là công việc”. Khi chúng ta vượt qua ngưỡng để bước vào thế giới phồn hoa sắp tới, “công việc” sẽ đảm nhận một tiêu điểm mới vượt xa những hệ thống kinh doanh truyền thống. ...
  • Tri thức quản lý tài chính – Phần quan trọng nhất trong tri thức cơ bản về đầu tư.

    24/10/2005Trong thực tế cũng có không ít người, họ hoàn toàn không được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí không hề biết gì về Marketing, những lý luận về kinh tế nhưng họ vẫn trở thành những nhà doanh nghiệp giỏi, những nhà đầu tư thành công. ...
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
  • xem toàn bộ