Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21

03:51 CH @ Chủ Nhật - 04 Tháng Năm, 2003

Để xây dựng một nền móng vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức trong thế kỷ 21, giải pháp có ý nghĩa quyết định là phải tăng cờng đầu tư cho nguồn vốn con ngời bằng những cải cách và đổi mới sâu sắc nâng cao chất lợng của sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội, đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế và xã hội mới trong tương lai. Một nền giáo dục cho mọi người, cho tòan xã hội, đợc đổi mới và hiện đại hóa cả về phương thức tổ chức và nội dung giáo dục, kết hợp hài hoà những thành tựu khoa học hiện đại với những tinh hoa của văn hóa truyền thống... sẽ là một bảo đảm chắc chắn cho chúng ta tìm được một con đường thích hợp, có hiệu quả và có những bản sắc riêng để phát triển, hội nhập với xu hướng chung của thế giới.

Đổi mới giáo dục trước hết là đổi mới nội dung giáo dục

Vấn đề cốt yếu nhất đối với cải cách giáo dục là đổi mới nội dung giáo dục. Vậy trong thế kỷ mà chúng ta sắp bước vào, giáo dục cần phải hướng tới những nội dung gì? Biển kiến thức quá mênh mông, khối lượng kiến thức không ngừng tăng lên với tốc độ ngày càng nhanh, nếu việc học cốt để có nhiều kiến thức thì một đời ngời là quá ngắn ngủi. Mà con người trong thế kỷ tới, con ngừơi của xã hội tri thức phải là những con người có năng lực tri thức, sống và làm việc chủ yếu với những đối tượng là thông tin và tri thức.

Trước hết, con ngời có năng lực tri thức (hay năng lực trí tuệ) không phải là con ngời đợc nhồi nhét quá nhiều tri thức một cách thụ động mà phải là con người biết tiếp thu chủ động tri thức qua việc học, biến những gì học được thành tri thức của mình, biết cách tự tìm kiếm những tri thức mà mình muốn có. Rồi từ đó có khả năng vận dụng những tri thức đã biết để tạo ra "tri thức mới" cần cho cuộc sống và hoạt động của mình. Để có năng lực tri  thức đó, chủ yếu phải là tự học, học liên tục và học suốt đời. Nền giáo dục quốc gia phải xem việc tổ chức một hệ thống học tập cho toàn xã hội, với các hình thức hỗ trợ việc tự học, học liên tục, học suốt đời cho mọi công dân là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của mình.

Việc giáo dục trong nhà trường là thực hiện một giai đoạn học, giai đoạn này hết sức quan trọng, nhng cũng chỉ là một bộ phận trong toàn bộ quá trình học của một con ngời. Nhà trờng không nên đặt mục tiêu cung cấp đủ kiến thức cho ngời học đủ sống và làm việc cả cuộc đời. Mục tiêu của nhà trờng là phải trang bị cho ngời học một vốn tri thức cơ bản cộng với một năng lực tự mình chủ động tìm kiếm những tri thức cần thiết trong suốt cuộc đời. Vấn đề chúng ta cần cấp bách giải quyết hiện nay là trả lời đợc các câu hỏi: Vốn tri thức cơ bản đó gồm những tri thức gì? Có gì cần phải thêm bớt so với các chơng trình hiện hành? Và những môn học nào, những phương pháp dạy học nào có thể bồi dưỡng năng lực tìm kiếm và sáng tạo cho người học?

Vốn tri thức cơ bản không nhất thiết phải nhiều về khối lượng mà chủ yếu phải phản ảnh được trong mức độ thích hợp những hiểu biết hiện đại của con ngời về tự nhiên, cuộc sống, xã hội và đất nứơc. Và năng lực tri thức phải đợc bồi dưỡng thông qua cách dạy học, có tính gợi mở của thày giáo, qua các môn học có tác động đến việc rèn luyện phơng pháp tư duy và nhận thức...

Dĩ nhiên, bổ sung hay thay đổi nội dung chơng trình giáo dục không phải là việc đơn giản. Ta có thể chấp nhận một độ trễ nhất định cho việc thay đổi đó nhưng điều tôi muốn nói ở đây là việc bổ sung, điều chỉnh hay nói đúng hơn, kết hợp một cách hài hoà những yếu tố mới và cũ trong hệ thống tri thức được giáo dục ở nhà trờng thật sự là một yêu cầu có ý nghĩa quan trọng đối với cải cách và đổi mới giáo dục trong thế kỷ mới mà ta cần phải hết sức quan tâm.

Thay đổi vị trí người thày

Việc sử dụng máy tính điện tử, phương tiện truyền thông, các mạng máy tính, Internet... trong giáo dục đã là một thực tế phát triển nhanh chóng góp phần tạo ra nhiều hình thức dạy và học hết sức đa dạng và phong phú, hỗ trợ một cách hịêu quả cho các phơng thức đào tạo. Nhng công nghệ thông tin là một loại công nghệ tạo khả năng (enabling technology), nghĩa là nó giúp con người có thêm khả năng trong các hoạt động trí tuệ chứ không phải nó thay thế hoàn toàn con người trong các hoạt động đó. Có thêm nhiều phương tiện, công cụ hỗ trợ cho việc dạy học thì không phải là người thầy bớt việc làm, mà là có thêm thời gian và điều kiện để chăm lo những công việc đòi hỏi chất lượng trí tuệ cao hơn trong họat động dạy học.

Trong một nền giáo dục mới, người học không chỉ đòi hỏi biết thêm nhiều tri thức, chủ yếu mong có thêm nhiều năng lực tìm kiếm tri thức và tạo tri thức. Vì vậy, vai trò truyền thụ kiến thức một cách thụ động của người thầy sẽ có giảm đi nhng ngời thầy lại phải làm tốt hơn vai trò người hướng dẫn các quá trình tìm kiếm tri thức, gợi mở những con đờng phát hiện tri thức. Qua đó trau dồi khả năng độc lập tư duy và sáng tạo cho người học.

Để ứng dụng có hiệu quả và chất lượng cao công nghệ thông tin trong dạy học, hỗ trợ cho tự học, học từ xa... nhất thiết không thể thiếu vai trò của ngời thày trong việc tham gia phát triển các phần mềm dạy học thông minh, soạn các bài giảng, các phơng pháp hỏi đáp, các mẫu đối thoại linh họat phục vụ cho ngời tự học, tham gia các hoạt động tư vấn giáo dục... Phải làm sao khi dùng một phần mềm dạy học không phải là dùng máy tính thay thế cho một người thầy giáo, chỉ là thay một người thầy bằng trí tuệ và kinh nghiệm tổng hợp của ngời thầy giỏi trong việc dạy học, còn máy tính chỉ là công cụ thể hiện. Mặt khác, trong điều kiện của xã hội tri thức, khi mà khối lượng tri thức tăng lên nhanh chóng, những tri thức người học sẽ cần đến và sử dụng cho cuộc sống của mình trong tương lai có thể là những tri thức mà hiện tại người thầy cha có, thì vốn quí một ngời thầy có thể truyền lại cho học trò của mình là phương pháp suy nghĩ, độc lập tìm kiếm và phát hiện tri thức chứ không nhất thiết là những tri thức và kỹ năng cụ thể của mình. Nói theo cách của nhà triết học Whitehead, nếu cha đầy một thế kỷ trước, chức năng của giáo dục là truyền đạt tri thức và kinh nghiệm của thế hệ trớc cho thế hệ sau, có thể chúng ta là thế hệ đầu tiên trong lịch sử mà những hiểu biết của cho ông ít có giá trị thực tiễn đối với cuộc sống của chúng ta như những tri thức đợc sản sinh ra ngay trong quãng đời mà ta sống.

Ta không coi nhẹ giá trị của những tri thức trong quá khứ nhưng cũng không thể phủ nhận điều đó đã là một thực tế. Vì vậy để chuẩn bị cho thế hệ trẻ hiện nay thích nghi với một "xã hội học tập" trong thế kỷ 21, giáo dục phải hớng ngời học vào vịêc học, cách học như thế nào và nh thế nào để kết hợp đựơc những hiểu biết mới với những tri thức đã có.

Thanh Hà lược ghi

LinkedInPinterestCập nhật lúc: