Đối thoại với Cha đẻ khối hình Rubic

03:51 CH @ Thứ Hai - 16 Tháng Sáu, 2003

Hỏi: Ông cảm thấy thế nào trong vai trò “Nhà sáng chế chuyên nghiệp”? Công việc của ông không hề dễ dàng, như thiên hạ nghĩ. Tiến sĩ Sinclair, tác giả chiếc máy tính ZX Spectrum rất thành đạt, đã phá sản hoàn toàn sau công trình xe hơi 3 bánh. Ông có bao giờ lo sợ kết cục tương tự?

- Tôi cho rằng, cuộc sống nhà sáng chế không phải là lao động theo ý nghĩa truyền thống của hai từ “sáng chế”. Càng nực cười hơn, khi tôi làm việc đó hoàn toàn trong thời gian rảnh rỗi. Do tính chất đặc thù nghề nghiệp, tôi là con người tự do suốt 24 h. Tôi không có sếp – nhân vật bằng một cách nào đó, có thể chỉ đạo tôi. Là con người hạnh phúc bởi tôi có thể tự thoả mãn với công việc của mình. Chắc hẳn sẽ có người bảo rằng, sở dĩ Rubic dễ dàng nói như thế, bởi lẽ anh ta có đầy túi tiền. Thế nhưng thực tế tôi vẫn sống như vậy, từ trước khi tìm ra trò giải trí mang tên mình. Tôi từng làm rất nhiều công việc khác nhau, theo ý thích chủ quan và hoàn toàn khong quan tâm gì đến sự nghiệp. Đó là vấn đề cá tính.

Hỏi: Người ta nói rằng, những phát minh vĩ đại chỉ là những sự tình cờ vĩ đại. Và chúng có thể không bao giờ xảy ra. Ông có đồng ý với quan điểm như vậy?

- Đúng, phát minh bao giờ cũng là sự tình cờ, nhưng bản thân sự tình cờ không thể đồng nghĩa với may mắn, bởi nhất thiết phải chuẩn bị điều kiện, để chúng có thể xảy ra. Trong quá trình chuẩn bị người ta buộc phải thử nghiệm không ít phương án, mà phần lớn chẳng đưa đến cái gì hoặc vô tích sự, song lại cần thiết để tìm ra giải pháp thích hợp. Nhà sáng chế đích thực buộc phải ý thức được diễn biến của bối cảnh khách quan. Trong khi tìm giải pháp hợp lý, tôi luôn phải tự mình làm phép đối chứng. Cuối cùng, khi đã tìm được, tôi không cho phép hỏi ý kiến người khác, tự mình, tôi phải cho điểm sản phẩm. Để làm được như vậy, nhất thiết phải có lòng tự tin. Thế nên, nội dung thông điệp của tôi dành cho những nhà sáng chế sẽ là: “Bạn là quan toà duy nhất, nhân vật có thể phán quyết đúng – sai đối với mọi sản phẩm của mình. Giá trị thực nằm trong tay bạn”.

Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra, một khi bản thân đánh giá phát minh của mình là tuyệt vời, trong khi thị trường, thí dụ lại gạt bỏ, như trong trường hợp với chiếc xe hơi của Sinclair?

- Tôi vẫn tin vào bản thân. Nếu cái gì tôi đánh giá là tuyệt vời, nó chắc chắn xứng đáng như vậy. Có thể giải pháp được phát hiện quá sớm, có thể phải chờ hàng trăm năm con người mới nhận ra giá trị của nó. Nếu như phát minh có tâm hồn và sức mạnh, sớm hay muộn nó cũng sẽ được cuộc sống thừa nhận. Lịch sử từng lặp lại, không ít sáng chế phải đợi thời gian dài mới được khẳng định bởi những “phát minh” của thế hệ con cháu.

Hỏi: Theo ông, yếu tố nào dẫn đến thắng lợi tuyệt vời của khối hình Rubic – tính đơn giản hay phong phú của nó?

- Chắc chắn là yếu tố thứ hai, bí quyết mang ý nghĩa nền tảng của đa số các trò giải trí mang chất trí tuệ. Tính đa dạng những sản phẩm của con người chính là bản chất quý giá và thú vị nhất của con người. Đó cũng là nguyên nhân, mà kiệt tác của nghệ nhân gây ra cho chúng ta nhiều cảm xúc như vậy, và vì thế chúng ta khâm phục những chương trình nghiên cứu vũ trụ. Một khi cảm nhận được yếu tố phong phú của trò chơi, chúng ta có thể tự tay mình đi sâu, khám phá. Khối hình Rubic, vì thế cần phải xem xét một cách toàn diện. Nếu như bạn thay đổi, dù chỉ một thành phần, cùng lúc bạn cũng làm thay đổi thành phần khác. Đó là hệ thống kín, giống như xã hội, nơi bao gồm đủ loại phản ứng giữa vô vàn cá thể. Khối Rubic có thể ví như bức tranh của cuộc sống thực.

Hỏi: Thế nhưng khối hình của ông không phải không thể phân chia. Lũ trẻ vẫn thích tháo tung ra từng bộ phận, sau đó - tự ghép lại.

- Bởi thiên hạ đã khám phá ra nhiều cách chơi khác nhau. Một số người nói đến phương pháp mang tính hoá học – đơn giản, người ta đã sơn khối hình bằng nhiều mầu sắc khác nhau. Những người khác - về tính chất lý học – dùng lực tách chúng ra từng phần, phát hiện ra cách sắp xếp hợp lý và lắp ghép lại toàn bộ. Tuy vậy, chỉ có độc nhất một giải pháp hợp lý: tôn trọng nguyên lý và sắp xếp chúng theo đúng những nguyên lý đó.

Hỏi: Tại sao thiên hạ thích “tự làm khổ” bản thân, phải vất vả để sắp xếp các khối hình theo một mầu nhất định?

- Đặc điểm quan trọng nhất của khối hình là sự tất yếu, trung thực. Đó là một vật thể, chứ không phải một ảo ảnh hay hư cấu. Tôi muốn nói đến vật thể với ý nghĩa truyền thống, cái, mà bạn sờ thấy. Và đồng thời bạn cũng tiếp xúc với vấn đề mang tính trí tuệ. Sự kết hợp cả 2 phương diện – chính là nền tảng đảm bảo sự tồn tại của khối hình. Vậy nên, nói tóm lại, vấn đề mang tính trí tuệ xuất hiện thông qua một vật thể.

Hỏi: Tuy nhiên mức độ phổ biến của khối hình đạt tới đỉnh cao và chính thời kỳ “tiền không gian ảo”, thời những năm đầu thế kỷ 80, khi computer vẫn chưa trở thành công cụ phổ biến. Ông có nghĩ rằng khối hình Rubic vẫn tìm được chỗ đứng của mình trong thời đại bùng nổ các trò chơi điện tử?

- Tôi không cho rằng nhân loại sẽ có thể đánh mất những đặc điểm cơ bản của mình: Cảm giác thực tế, chứng cứ rằng chúng ta đang tồn tại, rằng mọi người có thân thể, chúng ta phải ăn và mẫn cảm với những gì diễn ra xung quanh. Mối quan hệ với tất cả những gì bao quanh ta là cái mà chúng ta không thể đánh mấy. Tôi không thể hình dung con người ngồi trong không gian khép kín, đón nhận tất cả từ bên ngoài và không làm bất cứ việc gì bằng cơ bắp. Mọi người đều cần tính tích cực, sự hoạt động, kinh nghiệm gom nhặt từ cuộc sống thực. Điều quan trọng là sự khám phá của bản thân, chứ không phải cái, mà người khác chuẩn bị cho bạn.

Hỏi: Khi khối hình Rubic ở đỉnh cao của sự nổi tiếng, vẫn chưa ai nói về khả năng máy tính tham gia tranh ngôi vô địch cờ vua thế giới với con người. Nhiều người đinh ninh rằng, trong cuộc đấu đòi hỏi năng lực trí tuệ như thế, con người không thể bị máy móc chinh phục... Người ta cũng tin rằng, trí tuệ con người là vô địch. Ông có sợ khả năng bại trận trong cuộc chạy đua với trí tuệ nhân tạo? Thiên hạ có thể lên tiếng: “Tội gì đau đầu với cái trò xếp hình Rubic, một khi máy tính có thể tìm ra giải pháp sau vài giây”.

- Vẫn luôn tồn tại nguy cơ đánh mất niềm vui tư duy, yếu tố là đặc tính cơ bản và tích cực của nhân loại. Con người có thể ngừng làm những đồ vật mà bản thân có thể làm được. Tôi nghĩ rằng, trong thế kỷ tới, sở hữu trí tuệ sẽ trở thành vấn đề quan trọng nhất. Cần phải đánh giá ý nghĩa giá trị trí tuệ của sản phẩm và vai trò của kiến thức. Tạo sao con người từng đưa nhau lên vùng Alasca xa xôi để tìm vàng? Bởi lẽ xã hội coi vàng là kim loại có giá trị đặc biệt. Như chúng ta thấy, đến bây giờ, những thiên hướng như thế vẫn mang ý nghĩa tích cực. Vai trò của lao động giản đơn và vật chất đang giảm dần bằng cái giá sự gia tăng vai trò của lao động trí tuệ.

Hỏi: Dưới tác động của truyền hình, dường như con người ít đọc và lười suy nghĩ hơn, số đông chọn những cái “dễ đọc”, không đòi hỏi nỗ lực trí tuệ. Với tư cách người trong giới sản xuất trò chơi trí tuệ, ông có nhất trí với lý thuyết như thế?

- Đó không chỉ là lý thuyết, đó là thực tế. Thực trạng sinh ra câu hỏi: Điều gì sẽ diễn ra trong tương lai, đó phải chăng là xu hướng mang tính lâu dài? Tôi không muốn phê phán truyền hình. Thông tin ảo là món ăn tinh thần vô cùng quan trọng đối với con người, thậm chí có thể là quan trọng nhất. Nó rất đa dạng và có hiệu quả. Thời còn là sinh viên, tôi từng thử mô tả căn phòng bằng từ ngữ, nhưng tôi đã đi đến kết luận là thật khó bởi có quá nhiều đồ vật. Nhờ có tranh vẽ, chúng ta có thể bỏ qua được tình trạng thiếu thốn từ ngữ. Thông tin, ngôn ngữ đồng nghĩa với sự hạn chế, thỉnh thoảng chúng ta không hiểu ý nghĩa không ít từ, vốn vẫn sử dụng trong văn bản quan trọng. Không ai dám chắc rằng thiên hạ hiểu tất cả những gì bạn phát ngôn. Thông tin ảo có lịch sử lâu đời hơn thông tin ngôn từ, nhưng dẫu vậy, nó vẫn là lĩnh vực thích ứng nhiều hơn đối với thế giới hiện đại. Nó cũng có tốc độ nhanh hơn nhiều. Cho xem bức tranh, thí dụ không cần phải mô tả từng chi tiết, để người xem có thể hiểu tác phẩm một cách toàn diện. Ngược lại, thông tin ngôn ngữ rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, thí dụ, suy nghĩ chỉ có thể bằng từ ngữ.

Hỏi: Ông có thấy sự lệ thuộc giữa sự phổ cập lớn hơn của thông tin ảo trong xã hội hiện đại và sự kém năng động trí tuệ của nó?

- Tôi không thấy cái gì bất ổn trước thực tế, thông tin ảo chiếm địa vị chủ đạo trong các phương tiện truyền thông. Vấn đề thực sự sẽ nảy sinh, một khi chúng không gây ra bất cứ phản ứng, hay sự hưng phấn nào đối với người xem. Sẽ rất tốt, nếu như chúng ta xúc động mạnh mẽ - yếu tố xui khiến chúng ta phải suy ngẫm, một khi xem một bức tranh nào đó. Ai cũng biết, để suy ngẫm, nhất thiết phải có ngôn từ, nếu không sẽ không thể hiểu ra điều gì. Cảm tưởng và kiến thức là 2 việc hoàn toàn khác biệt.

Hỏi: Mục tiêu, mà ông đặt cho Studio của mình là gì?

- Tôi tạo ra studio để hiện thực hoá những ý tưởng của mình. Tôi thử tái tạo và duy trì nhãn hiệu hàng hoá, dựa trên nền tảng sự thành đạt của khối hình rubic. Tôi không thù ghét computer, song cũng không say đắm chúng. Đơn giản, tôi chỉ sử dụng computer như một phương tiện làm việc. Chúng có những khả năng rất lớn. Ngay cả trong lĩnh vực của tôi – thông tin ảo, giáo dục và giải quyết nhiều vấn đề khác. Trong năm nay tôi định đưa trò giải trí rubic vào CD-ROM, trong đó có chương trình dành cho những đối tượng chưa từng tự mình, dù chỉ một lần - sắp xếp được khối hình, dẫu rất mong muốn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc: