Dụ ngôn tên mắc nợ

11:34 SA @ Thứ Năm - 25 Tháng Giêng, 2018

Mình có một người bạn vong niên mà mình rất quí trọng. Vừa rồi chị gửi cho mình một câu chuyện “Dụ ngôn tên mắc nợ không biết thương xót” trong Thánh kinh.

Chuyện kể rằng: một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn nén vàng. Y không có gì để trả nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con tài sản để trả nợ. Bấy giờ tên đầy tớ sấp mình xuống bái lạy: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết”. Tôn chủ liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ gặp một đồng bạn mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao!”. Bấy giờ người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh”. Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ.

Thấy sự việc như vậy, các đồng bạn của y rất buồn và đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. Bấy giờ tôn chủ cho đòi tên đầy tớ đến và bảo: “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi vì ngươi đã van xin ta, nhưng đến lượt ngươi, ngươi không thương xót đồng bạn như chính ta đã thương xót ngươi sao?” Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông.

Chị bạn có nhắn nhủ mình: “Bất công của ông Trời thì rất lớn – xấu đẹp, giàu nghèo, bệnh tật mạnh khỏe, sinh ra xứ nghèo, xứ giàu.. v.v. Nhưng con người đừng làm cho bất công này lớn, mạnh, thô bạo hơn. Cách Mạng Pháp 1789 đã đưa nhân loại tiến một bước rất xa…Tự do - Bình đẳng - Huynh đệ. Muốn có được những khái niệm này trên giấy tờ, con người đã đổ máu rất nhiều và bây giờ vẫn còn đổ máu rất nhiều để những chữ này ở lại trên giấy tờ”. Càng ngẫm nghĩ mình thấy càng chí lý.

Và mình miên man nghĩ…Thử nói cho bạn bè nghe nhé:

Con người vốn đề cao tính sở hữu: danh vọng, quyền chức, của cải, tài sản, vợ chồng, con cái, tư tưởng, cá tính, thậm chí muốn sở hữu tận hơi thở của người họ yêu quí…Họ khư bám víu vào những cái tưởng là của mình, giữ thật chặt trong vòng cương toả, trong nỗi sợ hãi mất mát. Mọi bi kịch cũng phát sinh từ đây. Và từ nỗi sợ hãi mất mát con người trở nên độc ác, bất công với đồng loại, miễn sao họ được an toàn và có lợi. Nhưng ngẫm cho cùng thì cái duy nhất con người có thể sở hữu đó là tài sản. Nhưng sự sở hữu này cũng khá tương đối. Bạn có thể sở hữu cả tỷ tỷ đô la nhưng để sở hữu một trái tim, một trí óc, một tư tưởng…con người thì không thể. Cũng có nghĩa bạn không thể sở hữu người nào đó dù bạn rất muốn vì đó là chồng (vợ), con cái, người yêu thương, kẻ nô lệ, người bạn muốn điều khiển, chi phối…Khi không sở hữu được thì khó mà áp đặt ý muốn của bạn lên người đó, kể cả khi bạn dùng đến bạo lực, vũ khí tối tân nhất. Vậy nên điều thứ nhất hiền nhân khuyên bạn là nên nhớ bạn không thể sở hữu con người. Khi quan hệ, đối thoại với ai đó nên nhớ chân lý này. Một khi bạn áp đặt mong muốn sở hữu lên một người, và nhất là người đó bị khuất phục (dù là bề ngoài) thì cũng là lúc bạn huỷ diệt nhân cách cua người ta. Một người bị huỷ dịêt nhân cách thì thật khó lường những gì anh ta có thể làm, ngay cả với bạn? Bạn hãy sẵn sàng đón nhận những hậu quả do chính hành động của bạn.



Điều thứ hai bạn cũng nên nhớ: quan hệ, đối xử với con người trong sự tôn trọng, có nhân cách và đừng coi người khác không hiểu biết gì. Cái đáng ghê sợ nhất là điều kiện hoá mối quan hệ với ai đó khiến họ luôn phải gắn chặt với mình, phụ thuộc vào mình, dần biến họ thành nô lệ để dễ sai bảo. Tất cả chúng ta có mặt ở cuộc đời này đều như một lữ khách đến và lại ra đi trong mối nhân duyên. Ta đến cuộc đời với hình hài nude, không tài sản, thậm chí không quần, áo. Khi ta ra đi khỏi cuộc này thì cũng với hai bàn tay trắng, thậm chí có thể cũng với thân hình nude, mình đâu quyết định được? Khi ta đến có rất nhiều người chờ đón, nhưng khi ra đi chỉ có mình ta…Coi thường, chà đạp, hiếp đáp, trả thù, bắt nạt, bất công, ra lệnh…với con người là điều rất dễ làm, nhưng để xây dựng, sửa chữa mối quan hệ tốt đẹp với người thì rất lâu mới thành công. Phàm là người đều muốn được bình đẳng, yêu thương, tôn trọng. Thế nên ai cũng cần tự do để có được những cái họ mong muốn. Không gian tự do giúp người ta phát triển những cảm xúc tốt đẹp. Nhờ cảm xúc này con người tự biết đặt mình trong sự bình đẳng, yêu thương và tôn trọng người khác. Nếu người nào tước đi tự do của người khác thì chả khác nào nhốt họ trong “trại súc vật”(*) và người đó chỉ đạt đến tầm của kẻ chăn súc vật mà thôi. Người “bị chăn” cũng cần có năng lực cảm xúc để nhận biết về tự do của bản thân để phấn đấu có được nó.Chúng ta cần tỉnh táo, thông minh để có được cảm xúc này. Không ai dám nói chỉ có tự do để làm toàn việc tốt vì có thể sẽ (tự do) làm những việc bị coi là sai lầm. Nếu ta tỉnh táo thì sẽ biết nên làm gì, tránh né việc xấu và sửa sai ra sao? Và thật tai hại nếu ai đó ra lệnh cho người khác dù với ý muốn để giúp người kia tránh được sai lầm. Không ai thực sự tuân lệnh của kẻ khác, nếu có chỉ là giả vờ. Bởi thế ở đâu càng nhiều mệnh lệnh thì ở đó càng nhiều sự giả dối. Sự giả dối nếu được dung túng lâu dài thì cuộc sống ở đó càng nhanh bị phá huỷ. Sự tàn phá của giả dối còn kinh khủng hơn bom nguyên tử vì nó phá đến tận cùng tiềm thức con người.

Thứ ba bạn nên nhớ là đừng bao giờ làm theo những gì cứng nhắc, giáo điều, kinh viện dù nhân danh chân lý, luân lí, đạo đức, văn hoá…Hãy trở về với tự nhiên. Mình rất thích Đạo đức kinh của Lão Tử ở khía cạnh khuyên con người nên trở về với thiên nhiên, học theo thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên và làm như thiên nhiên mách bảo. Điều thiêng liêng nhất của thiên nhiên chính là sự yêu thương. Khi để yêu thương mách bảo là ta đã để thiên nhiên khơi nguồn mạch sống vốn có của nó. Chẳng phải chúng ta có mặt trong cuộc đời này là để yêu thương con người sao? Làm bất cứ việc gì bởi tình yêu chả hơn vì nghĩa vụ, trách nhiệm hay sao? Chống lại thiên nhiên tức là chúng ta đã chống lại sự yêu thương con người. Mà tai hoạ khi con người không còn có thể yêu thương là thế nào thì bạn biết rồi đấy…Sự tiêu vong trong các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thể chế chính trị chỉ chờ chực cơ hội này để huỷ diệt. Trong cơn huỷ diệt của sự vô cảm, lãnh cảm, thờ ơ, độc ác thì chả ai sống sót hết. Bạn hãy lựa chọn đi…

Nghe có vẻ rối rắm nhưng thực ra rất giản dị (nhưng cũng không dễ làm được): hãy buông bỏ vài điều, nhiều điều, tiến tới buông bỏ cái tôi của mình...Để khi ra đi, ta có thể thanh thản nói, mình mắc nợ rất ít, hoặc không mắc nợ ai hết, và không bắt ai còn nợ nần gì mình...

Tiếc thay xã hội nơi chúng ta đang sống hôm nay đang vận hành ngược với cả ba điều cơ bản trên. Hãy tự hình dung cái gì sẽ đến bạn nhé…
-----------
*) - “Trại súc vật” – Tiểu thuyết của Georgor Corwell

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một thứ tự do hoang dại

    07/07/2020Vương Trí NhànTrong khi thứ tự do theo nghĩa thiêng liêng đang là chuyện mỗi người hiểu một cách và phải gỡ dần dần, thì ý niệm tự do theo nghĩa phàm tục lại chiếm lĩnh tâm trí nhiều người...
  • Một không gian tự do cho sự phát triển của cá nhân

    02/10/2017Nguyễn Văn TrọngChủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập bằng lời bất hủ : "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Suốt hơn nửa thế kỷ qua mọi người chúng ta đều chân thành xúc động khi đọc những lời hào hùng này...
  • Cần phải chiến đấu cho Tự Do

    07/02/2014Charlie Chaplin (Anh)Charlie Chaplin (1899-1977), là một nhà nghệ thuật hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, ông sinh ra ở London, từ diễn viên của một đoàn kịch câm ông trở thành diễn viên điện ảnh. Phần lớn những bộ phim ông thủ vai đều do ông tự dàn dựng và đạo diễn, hình ảnh một anh chàng Saclô trong phim bị khinh miệt, bị người khác làm tổn hại phần nào vạch trần và đả kích tội ác của giai cấp tư sản...
  • "Lớp trẻ cần tự hình thành hệ thống giá trị mới"

    17/03/2013Hoàng Lê (thực hiện)"Lớp trẻ hiện nay mang trong mình cả một tiềm năng ghê gớm lẫn cả tai hoạ tiềm tàng. Nếu không biết khai thác, thật khó đoán biết điều gì sẽ xảy ra... Tôi muốn nói rằng, các bạn trẻ cứ yên tâm. Xã hội ta luôn đón chờ những tài năng trẻ"...
  • Chân lý của Tự do

    11/07/2012Hà YênHướng tới Tự do là khát vọng của nhân loại, Vì vậy Tự do được coi là một phạm trù Triết học. Góc nhìn để nhận thức Tự do cũng khá rộng, vì thế các Triết gia không ngừng tìm kiếm một định nghĩa Tư do theo góc nhìn và cách hiểu của mình trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể...
  • Tự do ngôn luận: Mừng hay lo?

    19/07/2011Bích NgọcVề nguyên tắc, nên vui mừng cho môi trường báo chí tự do ngôn luận, có sự tham gia của toàn xã hội, với phạm vi và nguồn tin đa dạng của báo chí hiện nay. Tuy nhiên, vụ bê bối nghe lén của tờ báo hàng đầu nước Anh News of the World lại đang dấy lên nhiều lo ngại cho sự tự do quá đà...
  • Tự do sinh ra con người

    21/04/2007Nguyễn Trần Bạt- Chủ tịch/ Tổng Giám đốc InvestConsult GroupKhái niệm tự do gắn với khái niệm con người. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, hai khái niệm này tạo thành một mối quan hệ cực kỳ mật thiết, quan hệ biện chứng và phát triển. Thế nhưng không chỉ khái niệm tự do mà khái niệm con người từ trước đến nay vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ và chưa được hiểu một cách nhất quán.
  • Triết lý của tự do

    05/09/2006Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà NộiMontesquieu trong cuốn Tinh thần pháp luật đã định nghĩa “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép”. Vậy tự do là gì? Đối với mỗi cá nhân, tự do là sự nhận thức được qui luật và thực hiện theo qui luật. Không thể và không bao giờ con người có tự do tuyệt đối bởi lẽ về mặt khách quan, con người không thể sống không phụ thuộc vào tự nhiên và không trong mối liên hệ với cá nhân khác, về mặt chủ quan, con người cũng không ai có khả năng nhận thức được tất cả...
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Ý chí tự do và thuyết tất định

    31/08/2005Những người phủ nhận ý chí tự do thường làm thế vì họ giải thích mọi hiện tượng tự nhiên bằng một chuỗinhững nguyên nhân. Họ cho rằng bởi vì con người là một phần của tự nhiên, hắn không thể được miễn trừ khỏi chuỗi các nguyên nhân phổ quát này. Những người ủng hộ ý chí tự do thì thường phân biệt giữa hành vi con người và mọi hiện tượng tự nhiên khác. ...
  • xem toàn bộ