Duy tân

12:19 CH @ Thứ Bảy - 18 Tháng Bảy, 2009

Lời thưa của người thực hiện (Nguyenvanvinh.net): chúng tôi dựa trên bản chụp lại và cố gắng sao chép đúng với nguyên bản. Cứ theo luật lệ chính tả và văn phạm ngày nay thì bài văn có nhiều chỗ sai, nhất là ở các cặp chữ s/x, ch/tr, gi/r/d, và những chỗ chấm, phẩy và viết hoa. Không rõ những chỗ sai này do cụ Vĩnh lầm, hay do hồi đó chưa có luật lệ rõ rệt, hoặc giả cụ Vĩnh chủ trương viết theo cách phát âm của mình; vấn đề này mong được các học giả nghiên cứu làm sáng tỏ. Riêng chúng tôi khi thực hiện chỉ mong thấy sao chép vậy, vì chúng tôi quan niệm những bài viết này, ra đời cách nay trên dưới 100 năm, vào thời kỳ phôi thai cuả Việt ngữ, nên mang ít nhiều tính chất lịch sử. Ở trên chúng tôi nói cố gắng giữ đúng nguyên bản vì chúng tôi chỉ có bản chụp; bản chính được hình thành cách nay non một thế kỷ, vào lúc kỹ nghệ in ấn và giấy mực còn thô sơ, rồi tài liệu đuợc lưu trữ gần một thế kỷ nên ngay bản chính cũng đã mờ nhạt; nay chúng tôi có bản chụp của bản mờ nhạt nên không tránh khỏi có những chỗ không thể nào phân biệt được chữ gì, dù đã dùng đến kính phóng đại. Trong trường hợp đó, chúng tôi chỉ còn cách dựa trên ngữ cảnh mà đoán.

Nguyễn Văn Phổ, Nguyễn Kỳ sưu tầm,Nguyễn Lân Tường đánh máy nguyên văn theo bản chụp lại.


Một ông quân–tử Pháp tên là Helvélius có nói rằng : dùng tiếng sai làm cho một nước ngu dốt.

Điều ấy ngẫm cực là phải. Như nước Nam ta từ xưa nay cũng chỉ vì miệng nói một đường trí tưởng một ngả, cho nên chữ nghĩa đọc đều không có in vào óc được cho lắm.

Lắm kẻ lúc nói truyện thì cứ dùng những chữ cương–thường, đạo–lý, nhân–tâm, ra từng nút một, như ta nói sôi sôi thịt thịt, không có để trí chút nào vào nghĩa–lý những chữ ấy, cho nên nhàm đi, đến lúc phải cần nói đến những chữ ấy thực, thì cái nghĩa nó không nặng lắm nữa, những chữ hay nói thành ra như mấy tiếng lót, như cái cạp thêu để cạp câu truyện đó mà thôi.

Cũng vì thế cho nên văn hay bây giờ, thực hay cũng không động lòng người nữa, vì bao nhiêu chữ hay, thầy đồ nào cầm được bút là viết ngay, bụng có nghĩ đến hay không nghĩ đến mặc lòng.

Người nước Nam được một cái lạ:là cứ được đọc sách ngâm thơ là xướng, hiểu hay không hiểu không cần. Từ người kể truyện Nhị–độ–mai cho đến ông bình-văn, chỉ cốt có dọng mà thôi. Thế mà đọc đi đọc lại hàng răm bẩy mươi lần cũng không biết trán. Đọc quá đến thuộc lòng, nhưng thuộc cũng ví như con yểng, cũng như cái máy thu–thanh, lắp đi lắp lại mãi cho quen miệng, chớ không phải tại nghĩa–lý in vào trí mà thuộc.

Kià như trong sách cho bao nhiêu là câu hay, mở sách ra trang nào trang ấy là có điều hay cả; giá thiên–hạ cứ để bụng, lấy làm hay mà nhớ, nhớ rồi theo mà làm, thì nước Nam làm chi đến nỗi thế này.

Sách dậy …….( 16 chữ Nho) ........ thì cứ biết là: vật có gốc ngọn, việc có sau trước, biết thửa sau trước, thời gần đạo vậy.

Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) nổi bật với quan điểm duy tân cấp tiến. Thuộc nhóm người tân học, làm việc với người Pháp, và được sang Pháp công tác, sớm nhận thấy sự văn minh tiến bộ tây phương, ông hiểu rằng muốn canh tân đất nước, việc giáo dục quần chúng là điều kiện quan trọng trước nhất. Để giáo dục quần chúng, sự cần thiết là phải nhờ vào chữ quốc ngữ, báo chí, và ấn phẩm. Những yếu tố này ở nước ta lúc bấy giờ chưa có...

>>Trang tác giả:Nguyễn Văn Vĩnh

Xem đến thì nghĩa–lý cũng biết, thuộc như cháo, nhưng chỉ biết nghĩa thế thôi, giả thử có suy xét ra, thì cũng còn thấy hay nữa, nhưng ai chịu suy, chỉ cứ học gọi là biết: vật có gốc ngọn, nhưng gốc là thế nào, ngọn là thế nào, trước là thế nào, sau là thế nào, không suy nghĩ cho hết lý.

Điều đó tôi chắc thế, vì nếu ai cũng vỡ hết mà vỡ tất đã theo, thì khi nào lại có để cho Âu–châu tìm thấy cách dùng hơi nước, cách thu điện–khí trước mình.

Người ta dẫu cũng một đạo. Sách dậy cũng cốt có thế. Sự thật có một …(3 chữ Nho)… mà sao người ta khôn hơn mình.

Tại nơi ở, tại phong–thổ, cũng có nhưng cũng tại cách học của người ta. Kể ra thì cũng lại còn một nhẽ nữa, là vì các đứng thánh hiền mình làm sách dậy dân, như là đưa cho từng mớ kim–cương, một trang sách mỗi cho là một chữ hay, không có độn cho đỡ mắt cho khỏi mỏi trí. Sách mình thì mỗi nét là một hòn ngọc, nhìn lắm quáng mắt, không biết cái nào là đẹp là hay.

Nhưng sao từ xưa nay bao nhiêu người nhìn vào đống ngọc ấy không ai biết nhìn kỹ mà tách ra cho dạch dòi, lấy từng câu mà diễn ra từng quyển, giải cho người khác biết cách dùng câu ấy vào thế sự? Chỉ vì cái lười. Học cứ biết rằng học. Trông vào đống ngọc cứ tắc lưỡi khen rằng đẹp, nhưng viên nào đẹp thế nào, câu nào hay làm sao, cũng không suy biến cho kỹ.

Đến nay kế đến có sách mới của Tầu của Nhật sang cũng vậy.

Cứ ông nào xem hết bộ ẩm–băng; bộ danh hoàn–trí–lược; vài quyển sử các nước; nhớ được răm chữ: ái–quần, nhiệt–thành, văn–minh, tự–do, bình–đẳng, đồng–bào là tưởng đã đương duy–tân rồi. Suy xét ít. Ông Lương, ông Khang nói làm sao, là cứ thế mà nói không bàn–soạn bẻ–bai gì cả.

Tôi lo không khéo lại bỏ ngâm–nga tứ–thư ngũ–kinh, mà ngâm–nga ẩm–băng đó mà thôi. Mà cái sự đổi ấy chắc thiệt. Sách nho xưa là sách dậy, sách bây giờ là sách bàn. Đã đành xem sách bàn hay hơn và mở trí khôn hơn sách dậy, nhưng người ta bàn thì mình phải suy, có câu bàn phải cũng có câu bàn trái. Câu nào phải thì chịu, câu nào trái phải xét mà bàn lại.

Có sách Tầu, báo Tầu sang đây, thì là một điều hay, nhưng phải biết có nhiều câu hay bên Tầu không hay ở nước Ta. Mỗi nước mỗi tục. Nguyên cũng hủ như nhau nhưng mỗi nước hủ một cách. Bịnh sốt rét với kiết di–tả dùng một thứ thuốc mà chữa thì chết.

Vậy xin các ông có tân–thư đến cũng nên xem, mà bàn bạc cho mỗi ngày một giộng ra, phải lấy việc người mà suy việc mình. Nhưng phải tỏ ra cho thiên–hạ biết rằng: ta cũng là người đây. Thấy điều hay biết suy biết xét, chớ đừng người nói sôi thì ừ sôi, người nói thịt thì ừ thịt, cứ thế mà lắp đi lắp lại mãi, nghĩa–lý không hiểu thấu, thì có khác chi cái thằng đi học khôn ở trong truyện trẻ.

Phải biết rằng duy–tân là: xưa làm biếng nay cần mẫn; xưa tin thần ma, nay suy nghĩa–lý; xưa ăn mặc lôi–thôi, lười–lĩnh, nay ăn mặc sạch–sẽ gọn–gàng; xưa chanh nhau đùi gà, nay ganh nhau công việc; xưa ao ước nẹt dân, nay ao ước làm đầy–tớ rỏi được việc cho đồng–bào; xưa bắt vợ làm trâu, nay trọng đàn–bà hèn yếu; xưa ái–quốc trong làng, nay ái–quốc ngoài nước; xưa phiện–phò cờ–bạc, nay buôn bán học–hành; thế thì là duy–tân, chớ không phải duy–tân là hót nhảm hết xó này đến xó kia những tự–do, nghĩa–vụ, lợi–quyền, mà nghề mình vẫn không có; không phải là cứ nói liều nói lĩnh: nay giấy quân, mai cầu cứu mà đổ máu giại ra chẳng ma nào cứu đâu! Làm người muốn ở đời phải khôn, phải xét thế lực mình mới được, xét việc gì phải xét đầu xét đuôi, rồi hãng nói, chớ đừng có nằm đáy giếng trông lên tưởng giời bằng cái vung; duy–tân không phải là cứ dận xằng dận xịt hết đổ ra lũ này lại đổ ra bọn kia. Mình tiến cứ việc mà tiến, dậy cứ việc mà dậy, không có ai nghe cũng là tại mình, chớ nhời hay mà phải nhẽ thì ai cũng phải lọt tai.

TÂN – NAM – TỬ


Tân Nam Tử, một trong các bút hiệu của cụ Nguyễn Văn Vĩnh.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cách đây một thế kỷ, những người khổng lồ

    12/05/2009Nguyên NgọcQuả thực, hồi đầu thế kỷ XX, chúng ta từng có được một thế hệ vàng. Quả thật đấy là thời kỳ của những người khổng lồ. Để có được ngày hôm nay của đất nước, không phải chỉ có cách mạng và chiến tranh. Hoặc nói cho đúng hơn, chính những con người như vậy, vào một thời điểm chuyển động quan trọng của lịch sử, đã góp phần không hề nhỏ chuẩn bị tinh thần, trí tuệ, cả chí khí nữa cho dân tộc để có được cách mạng thành công và chiến tranh giải phóng thắng lợi.
  • Tật huyền hồ lý tưởng

    05/02/2021Nguyễn Văn VĩnhXét trong văn chương nước Nam, điều gì cũng toàn huyền hồ giả dối hết cả, không có cái gì là thực tình. Người làm thơ thì ngâm những cảnh núi Thái Sơn, sông Hoàng Hà, giời cao, bể rộng. Núi Tản Viên, sông Nhị Hà sờ sờ trước mắt, thì cảnh không ứng bao giờ. Có cao hứng mà vịnh đến thì cũng phải viện đến cái gì ở đâu xa, chưa biết, chưa trông thấy.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhiều thói xấu, tin nhảm, giới hạn yêu thương

    09/08/2019Vương Trí NhànDân ta tin rằng? Đất có thổ công, sông có hà bá, cảnh thổ nào phải có Thần Hoàng ấy, vậy phải thờ phụng để ủng hộ cho dân vì thế mỗi ngày việc sự thần một thịnh...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: thủ cựu, ngại thay đổi

    03/06/2019Vương Trí NhànTrước hết nông dân ta ngày nay đều còn dốt nát. Bởi dốt nên thủ cựu mà thủ cựu một cách bướng bỉnh. Bao nhiêu điều gì mới lạ khác và thói thường, với sự quen dùng, họ đều coi như không tốt và không bao giờ có ý tò mò muốn dùng. Đại đa số chỉ sống lần hồi từng ngày, nên họ không hề có những sự trông xa hoặc lâu dài và phiền phức rắc rối...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: huyền hồ, than vãn, học để thi

    10/10/2018Vương Trí NhànNhững kẻ chơi bời lười biếng, vô công rồi nghề, sống dựa vào người khác, hưởng lợi mà không sinh lợi, thật chẳng khác gì giống ký sinh trùng trong loài động vật. Đó là những con mọt nước...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tầm nhìn hạn hẹp, cam chịu, lẫn lộn, kìm hãm nhau

    04/06/2018Vương Trí NhànXét nước ta học văn học của Trung Quốc bắt chước quá sâu, có khi mất cả chân tướng của mình. Từ khi hấp thụ văn minh Trung Quốc, không phân biệt tốt xấu cái gì cũng thâu vào, lựa chọn không tinh, được không bù mất.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thói tục di truyền, ỷ lại

    27/08/2017Vương Trí NhànNgười sinh ra ở đời có học mà không khôn mới làm hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi. Thế mà người mình có cái tính di truyền “đi học cốt để làm quan"...
  • Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

    05/07/2017Nguyễn Trọng TínBỏ lối học từ chương khoa cử, tập trung cho thường thức và thực nghiệm, dạy cả tiếng Việt, Pháp và Hán văn. Chủ trương này lại xuất phát từ tầng lớp nho gia cuối cùng của Việt Nam. Không chỉ thế, chấn hưng công thương, khai mỏ, lập đồn điền, cắt tóc, xuất dương du học… cũng là chủ trương của họ. Dù chỉ tồn tại trong 9 tháng (5.1907 – 1.1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là đỉnh cao của cuộc cách mạng xã hội to lớn đầu thế kỷ 20 có tên là Duy Tân
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Chân dung thật của học giả Nguyễn Văn Vĩnh

    06/06/2017Anh VũBộ phim tài liệu- dài gần bốn tiếng đồng hồ chiếu liền một mạch -“Mạn đàm về người man di hiện đại”, cố gắng xây dựng một chân dung thật minh oan cho học giả Nguyễn Văn Vĩnh, người từng bị cho là tay sai, bồi bút cho thực dân Pháp hơn nửa thế kỷ qua.
  • Gây dựng “Đạo làm giàu”

    13/10/2016Dương Trung QuốcCác bạn doanh nhân trẻ thường đặt ra câu hỏi: “Truyền thống của doanh nhân Việt Nam là gì? và một cách hỏi khác: Doanh nhân Việt Nam có truyền thống nào không?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mưu lợi trên dân kém cỏi, Tuỳ tiện trong quản lý

    06/04/2016Vương Trí NhànNgười nước ta không hiểu cái nghĩa vụ ăn ở với loài người đã đành, đến nghĩa vụ của mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Phải ai tai nấy, ai chết mặc ai!
  • Chí tiên phong

    23/03/2016Dương Trung QuốcCuối thế kỉ XX, người ta mới bắt đầu nói đến “ Nền kinh tế tri thức”, nhưng trên thực tế, cách đây hàng thế kỉ nước ta đã có một nhân vật danh tiếng cả trong đời sống kinh tế và văn hóa, ông xứng đáng được gọi là người tiên phong đi vào “nền kinh tế tri thức”, đó là Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Gì cũng cười, Nói năng lộn xộn, Học hời hợt

    04/03/2016Vương Trí NhànAn Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học không biết cách, giỏi bắt chước

    06/01/2016Vương Trí Nhàn... những bực nhoàng nhoàng thì thường cứ thấy người học cũng học, học cho thuộc cách mà thôi, chứ không có định trong bụng rằng theo những điều nào, kháp(2) đạo ấy vào tính tình riêng của người nước mình nó ra sao...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: cần mẫn bất đắc dĩ, không thiết gì, trống rỗng

    05/11/2015Vương Trí NhànDân An Nam ta có nhiều tật xấu, duy có một tật làm biếng là không ai trách được(1). Chỉ hiềm một điều làm ăn thì cần mẫn, nhưng lại không coi cái cần mẫn ấy là vinh hiển, tựa hồ như một điều bất đắc dĩ phải làm thì làm, chớ không có gì vẻ vang...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: thô tục, vô duyên, luộm thuộm

    30/09/2015Vương Trí NhànNói tục, nói bẩn chắc hẳn không người nước nào bằng người An Nam ta. Lắm câu chửi rủa của ta không tiếng nước nào dịch nổi, giả sử những người nói ra có nghĩ đến nghĩa từng tiếng thì đứa nặc nô(1) cũng phải đỏ mặt đến lòng trắng mắt. Thử ngẫm mà xem, những câu ấy có nghĩa lý gì đâu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thị hiếu tầm thường, Thời gian phí phạm

    06/09/2015Vương Trí NhànNgười Nam mình chưa cái gì là cái khéo. Mà càng bắt chước Tây bắt chước Tàu bao nhiêu càng xấu bấy nhiêu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: quá viển vông, tầm thường hóa, quá tin sách, tín ngưỡng nông

    03/09/2015Vương Trí NhànMặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm. Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách...
  • Đông Kinh Nghĩa Thục, thử nhìn từ một góc độ khác

    02/07/2015Nguyên NgọcCó một tư liệu có lẽ có thể cung cấp cho chúng ta một câu trả lời độc đáo và thuyết phục, hoặc ít nhất, một gợi ý rất đáng để tiếp tục suy ngẫm, không chỉ để hiểu một quá khứ lịch sử quan trọng, mà còn có thể giúp ta suy nghĩ về những vấn đề đang đặt ra trong phát triển của chính chúng ta hôm nay...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: hủ bại tầm thường, bóc lột thay quản lý

    15/06/2015Vương Trí NhànTính nhút nhát, động làm việc gì thì lo trước nghĩ sau, không dám quả quyết làm ngay. Thí dụ như chưa đi buôn đã lo lỗ vốn, chưa làm ruộng đã sợ mất mùa. Quanh năm chỉ ngồi một xó không được một trò gì...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một người Nam mới đầu tiên

    17/09/2014Đỗ Lai ThúyBạn tôi nói, làm một người Việt Nam mới bây giờ đã khó thì làm một người Nam mới (Tân Nam tử) như Nguyễn Văn Vĩnh hồi đầu thế kỷ XX hẳn khó hơn nhiều. Đúng vậy. Vào những năm đầu thế kỷ trước, Việt Nam chủ yếu vẫn là một xã hội quân chủ nông nghiệp Nho giáo. Người Việt Nam, kể cả tầng lớp có học bấy giờ, vẫn phải sống thân phận thần dân nhiều trói buộc. Đâu có được như ngày nay: đất nước thì đổi mới và mở cửa; thế giới thì ngày một trở nên phẳng; con người thì đang dần là công dân trái đất! Nhưng, có lẽ, thời ấy bộ phận trí thức hình như có quyết tâm đổi mới xã hội cao lắm thì phải. Và, một điều nữa cũng quan trọng không kém: họ là những cá nhân có tài năng.
  • Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng

    12/05/2012Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.
  • 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục: Trong cái nhìn hôm nay

    21/10/2011Cái nhìn của một số trí thức thời nay về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngẫm chuyện xưa để nói chuyện nay - con đường phát triển dân tộc...
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936)

    16/07/2009Nguyễn Văn Vĩnh thuộc nhóm người tân học, làm việc với người Pháp, sớm nhận thấy sự văn minh tiến bộ tây phương. Ông hiểu rằng muốn canh tân đất nước, việc giáo dục quần chúng là điều kiện quan trọng trước nhất. Để giáo dục quần chúng, sự cần thiết là phải nhờ vào chữ quốc ngữ, báo chí, và ấn phẩm...
  • Truyện ăn mày

    16/07/2009Nguyễn Văn VĩnhPhải làm thế nào cho kẻ nghèo đói khỏi phải đi lũ lượt từng nhà, nằn nì phơi bộ xương còm áo rách ra, để cho những người có lòng tâm đức trông mãi cái cực khổ, rồi hóa quen mắt đi, không biết cái gì là cái thương nữa...
  • Phố cổ Hà Nội

    13/07/2009Nguyễn Văn VĩnhBài viết này được trích từ cuốn Lịch sử, sự thật và sử học (Tạp chí Xưa&Nay, Nhà xuất bản Trẻ, 12/1999) tập hợp một số bài viết trên tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài viết nguyên bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Annam Nouveau số 140 ngày 2/6/1932 của nhà báo-chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, đã được một bạn đọc dịch và gửi đến tòa soạn Xưa&Nay, góp phần giải thích về việc tìm hiểu khái niệm "Ba mươi sáu phố phường".
  • Mỗi người có cách yêu nước riêng

    27/05/2009Hàm ĐanVượt qua mục đích ban đầu là bộ phim tài liệu độc lập của gia tộc, Mạn đàm về “người man di hiện đại” đã dựng chân dung một người “khổng lồ” đầu thế kỉ XX: Học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    07/11/2006PGS, TS Lê Thanh BìnhTân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục...
  • Phong trào Đông Du, một trăm năm trước

    23/01/2006Nguyễn NghịTuy tồn tại không được lâu, phong trào Đông Du cũng đã để lại một dấu ấn trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Sự kiện đông đảo người dân trên gần khắp đất nước tiếp tay với phong trào cho thấy ý thức chung của người dân về sự cần thiết của cái học mới...
  • Gì cũng cười

    11/11/2003Nguyễn Văn VĩnhDân tộc nào cũng có những thói xấu riêng. Người Việt ta có nhiều phẩm chất đẹp nhưng cũng không ít tật dở. Mời các bạn cùng xem những bài khảo luận của các học giả Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 về những tật xấu của dân tộc mình. Chỉ có điều, người Việt trẻ ngày nay hẳn sẽ khác với bà con làng xóm của anh Chí ngày xưa: “Nói vậy chắc nó trừ mình ra !”
  • xem toàn bộ