Gánh nặng trên vai tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT

05:13 CH @ Thứ Tư - 07 Tháng Bảy, 2010

Chưa bao giờ ngành giáo dục (GD) lại ngổn ngang trăm mối đến thế. Hàng loạt vấn đề của giáo dục chưa có câu trả lời thấu đáo: triết lý, quản lý, tài chính, chương trình - sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, công bằng về cơ hội học tập, tham nhũng… Với tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận - đứng trước một gánh nặng của “nhiều đời bộ trưởng để lại” (?) - ông sẽ chọn khâu nào làm điểm đột phá, để tạo một bước chuyển mới cho nền giáo dục Việt Nam?

Triết lý giáo dục - la bàn không chỉ hướng Bắc!

"Mọi sai lầm cụ thể hiện nay đều bắt nguồn từ một triết lý giáo dục sai. Sai về căn bản. Đó là nguyên nhân gốc của mọi chuyện, từ đó dẫn đến điều mà GS Hoàng Tụy đã nghiêm khắc chỉ ra: chúng ta không chỉ đang lạc hậu, mà đang lạc hướng! Lạc hướng chính là lạc hướng về triết lý giáo dục" - Nhà văn Nguyên Ngọc không hề đơn độc với nhận định trên của mình.

Theo GS.TSKH Phạm Minh Hạc, một người lạc quan nhất cũng có thể nhận thấy rằng, nền giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhất là sự thiếu thích ứng với những biến đổi to lớn của nền kinh tế - xã hội và những đòi hỏi ngày càng cao của thế giới, đó là vì Việt Nam thiếu một triết lý giáo dục cho thời kỳ mới.

GS.TS Nguyễn Hữu Châu, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục cho rằng do Việt Nam chưa có một triết lý giáo dục rõ ràng và thống nhất, gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu và phát triển chiến lược giáo dục, xây dựng chương trình giáo dục cụ thể. GS Nguyễn Hùng Hậu (Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cũng thấy cần có một triết lý giáo dục đi trước mở đường, chứ không thể xây dựng chiến lược theo kiểu "dò đá qua sông".

Sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (Huflit) tham gia Lễ hội văn hóa do khoa Đông phương học của trường tổ chức. Ảnh: Đ. Toàn.

Ý kiến thì rất nhiều, song Bộ GD-ĐT có nghe không? Trước sức ép của dư luận, năm 2007 Bộ cũng đã tổ chức hội thảo về triết lý giáo dục. Và, đến hôm nay mọi việc coi như... chìm!
Triết lý nào cho giáo dục Việt Nam thời kỳ mới? Câu hỏi tiếp tục treo lơ lửng!

Đổi mới quản lý là đổi mới cái gì? Ai cần đổi mới?

TS Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo của ĐHQG TP.HCM nói về kinh nghiệm rút ra được của bà: "Hiện nay cái gì hay đều do những sáng kiến và nỗ lực cá nhân hoặc tập thể nhỏ, hay nói cách khác, là từ cấp cơ sở, mà ra. Còn cái dở, đa số nằm ở tầm chiến lược, chính sách, và cơ cấu tổ chức, nhân sự điều hành quản lý. Mà... sai ở tầm vĩ mô, thì nguy hiểm lắm chứ! Ảnh hưởng lâu dài và sâu rộng đến toàn bộ một dân tộc trong một vài thế hệ. Rất đáng lo!".

GS Chu Hảo nói thẳng: "Trong thực tiễn nền giáo dục của chúng ta áp dụng một hệ thống quản lý tập trung quá mức. Quyền tự quản không được thực thi, đặc biệt là ở các trường đại học".

Trong buổi trực tuyến ngày 31/8/2009 tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Phó thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, cũng phát biểu: "Nếu nói khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục thì đó chính là đổi mới quản lý nhà nước đối với hệ thống GD-ĐT". Ngay Nghị quyết trung ương 2, khóa 8 năm 1997 chỉ ra bốn nguyên nhân làm yếu kém nền giáo dục nước nhà, trong đó có nguyên nhân thuộc về công tác quản lý.

Vấn đề tưởng đã quá rõ. Song, công tác quản lý giáo dục ở cấp vĩ mô nhiều năm qua vẫn gần như "dậm chân tại chỗ".

Trước thực trạng quản lý giáo dục ngày càng bộc lộ những yếu kém, Thủ tướng Chính phủ đã phải ra chỉ thị về "Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012". Lý giải về việc chọn đổi mới quản lý giáo dục đại học là khâu đột phá, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng nguyên nhân cốt lõi nhất của tất cả các yếu kém mang tính hệ thống ở bậc đại học thời gian qua là do thực hiện các giải pháp khoa học quản lý chưa sát.

Tiếc thay, Bộ GD-ĐT lại triển khai cuộc "cách mạng" quản lý bằng tư duy "phong trào" chứ không bằng tư duy "khoa học": hàng loạt cuộc hội thảo, hội nghị của các trường ĐH-CĐ trên cả nước được mở ra với nhiều chương trình hành động và khẩu hiệu "nổ rền", nhưng lại chẳng liên quan gì đến việc đổi mới quản lý cả! Hàng loạt cuộc ký kết giữa Bộ GD-ĐT với Trung ương Đoàn TNCS HCM, giữa các ban giám hiệu, đảng ủy nhà trường với Đoàn TNCS HCM của các trường về chương trình hành động của sinh viên (!) đối với cuộc "đổi mới quản lý giáo dục".

Đổi mới diễn ra "lạc đề, lạc chủ thể"? Trong khi đó, nội dung được các trường và xã hội mong chờ nhất là: việc đổi mới công tác quản lý của Bộ đối với hệ thống các trường đại học ra sao? Giao quyền tự chủ đến đâu? Đổi mới cơ chế tài chính như thế nào? Mức độ phân công, phân cấp quản lý cho các trường? v.v... Tất cả chìm khuất!

Tài chính - càng lên cao càng "mờ"?

Trên trang web chính thức của Bộ GD-ĐT nhiều năm trước đây, số sinh viên học sinh, số giảng viên, tổng đầu tư của Nhà nước, tổng chi từng năm đều được công khai. Nhưng, nay những số liệu trên đã gần như biến mất. Vì sao thông lệ công khai tài chính của nhiều đời bộ trưởng trước, nay lại bỏ?

GS Phạm Phụ nhiều lần kiến nghị: Có kế hoạch từng bước minh bạch hóa tài chính giáo dục, minh bạch rồi sẽ có hiệu quả, có chất lượng và hạn chế được tham nhũng. Trước mắt đề nghị minh bạch năm khâu: Quy trình cấp ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục; Các dự án vốn vay ODA; Quy trình cấp phép lập trường và nâng cấp trường; Xuất bản sách giáo dục; Công khai tài chính ở các cơ sở giáo dục.

Hiện nay, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đã chiếm 20% tổng chi ngân sách. Về con số tuyệt đối, ngân sách nhà nước đã tăng từ 19.747 tỉ đồng năm 2001 đến 2012 sẽ là 137.566 tỉ đồng. Ngoài ra, người dân đóng góp dự kiến từ năm 2008-2012 sẽ là 190.904 tỉ đồng, tương đương 2% GDP (tính toán của Bộ GD-ĐT). Chưa kể vốn vay ODA và các khoản viện trợ không hoàn lại của quốc tế vào khoảng trên 2 tỉ USD trong mười năm qua.

Trong lúc tiền đầu tư tăng vùn vụt thì ngành giáo dục lại thừa nhận: không có điều kiện đánh giá hiệu quả chi của Nhà nước, bởi 74% ngân sách nhà nước dành cho giáo dục do các UBND tỉnh quản lý, 21% do các bộ ngành khác quản lý, Bộ GD-ĐT chỉ quản lý 5%. Không có quy định về chế độ báo cáo sử dụng ngân sách giáo dục, mà các địa phương và bộ ngành khác quản lý cho Bộ GD-ĐT nắm tình hình để điều phối.

Bộ GD-ĐT đã mất quyền kiểm soát về tài chính!?

Với Đề án Đổi mới cơ chế tài chính, Bộ GD-ĐT có chuyển động bước đầu với chủ trương bốn kiểm tra, ba công khai: kiểm tra thu, chi ngân sách, học phí, và kinh phí các chương trình mục tiêu; công khai cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm, thu chi tài chính. Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Đặng Văn Ngữ, đến nay Bộ chỉ nhận được báo cáo từ 150 trường đại học và 227 trường cao đẳng, trong đó chỉ có 34% trường báo cáo đủ các nội dung. Tuy nhiên, theo Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Hà Nội, các trường tự tuyên bố, kê khai là một chuyện, cần phải có cơ quan kiểm định để ghi nhận thực tế đó đến đâu. Còn GS Phạm Phụ lại băn khoăn: ba công khai rất tốt, nhưng có lẽ khó có một ai phán xét nổi chất lượng ở đó là đáng giá "bảy triệu đồng hay 10 triệu đồng".

Một nội dung lớn khác của tài chính giáo dục: nền giáo dục Việt Nam đã đa dạng hóa loại hình đầu tư, hàng loạt ĐH-CĐ dân lập, tư thục đã ra đời trong suốt mười năm đổi mới. Tuy nhiên, cũng ngần ấy thời gian vấn đề lợi nhuận của khu vực này đã rất không rõ ràng: là trường "lợi nhuận" hay "phi lợi nhuận"? Bởi trên thế giới, ứng xử của Nhà nước giữa hai loại hình trường này rất khác nhau.

Một khi tài chính thiếu minh bạch sẽ ngáng trở rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả, thiết lập kế hoạch đầu tư chính xác cũng như đóng góp của xã hội cho giáo dục.

Không lắng nghe và chưa thấu hiểu?

Có thể nói quá không: trong suốt hơn 10 năm đất nước bước vào công cuộc đổi mới một cách quyết liệt, chưa bao giờ trên các diễn đàn giáo dục, các phương tiện truyền thông đại chúng, người dân cũng như giới trí thức trong và ngoài nước ngừng nghỉ việc đóng góp ý kiến của mình để góp phần chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Điểm qua các kiến nghị về giáo dục của các nhóm trí thức lớn thời gian qua, có thể thấy năm 2004 GS Hoàng Tụy cùng 23 nhà khoa học khác đã gửi bản kiến nghị lên Trung ương Đảng, Thủ tướng Phan Văn Khải và Bộ trưởng Bộ GD-DT Nguyễn Minh Hiển kêu gọi cải cách giáo dục toàn diện và mạnh mẽ. Năm 2005, nhóm nhà khoa học Việt kiều gồm các giáo sư: Hồ Tú Bảo, Trần Nam Bình, Trần Hữu Dũng, Trần Văn Thọ, Hà Dương Tường, Vũ Quang Việt đã có đề án "Sử dụng trí thức Việt kiều để góp phần xây dựng giáo dục đại học chất lượng cao tại Việt Nam". Năm 2006 là bản kiến nghị của Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam về những vấn đề của giáo dục. Năm 2007, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra đề xuất "Đổi mới có tính cách mạng nền GD-ĐT của nước nhà". Năm 2008, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và 15 nhà quản lý và chuyên gia giáo dục như Trần Hồng Quân, Nguyễn Thị Tâm Đan, Nguyễn Minh Hiển, Chu Hảo, Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải, Phạm Phụ... cũng đã "Đề xuất chủ trương, chính sách phát triển giáo dục phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và đầy đủ".

Nhưng tiếc thay, tất cả như rơi vào "hố thẳm của im lặng"!

Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển GD-ĐT đến năm 2020 đã nhận định: công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác. Cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực của đất nước. Đạo đức và năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn thấp.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo sư không phải "giá trị quốc gia"

    28/03/2018GS Hoàng TụyGS, PGS là 1 nhiệm vụ ở cơ sở ĐH cụ thể, chứ đâu phải "giá trị quốc gia" đến mức phải để Bộ trưởng GD-ĐT bổ nhiệm?". GS Hoàng Tụy thất vọng khi cầm trên tay bản quy định mới về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm GS, PGS ban hành ngày 31/12/2008. Trao đổi với VietNamNet, ông cho rằng đây là "cải tiến nửa vời, có nhiều điều không hợp lý, không hiệu quả".
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Giáo dục thiếu người "phản biện"

    10/10/2009Hoàng Thái HàTôi vẫn nhớ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, học sinh chúng tôi thường được nghe các Thầy, Cô giáo, thậm chí cả báo đài thời đó nói về công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Thấm thoát đã hơn 20 năm, phải nói trường học ngày nay khang trang hơn xưa nhiều lắm...
  • Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng

    07/10/2009GS Hoàng TụyNếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu thì phải hết sức coi trọng nhiệm vụ lãnh đạo giáo dục. Người được giao phó nhiệm vụ này chẳng những phải hiểu biết sâu sắc giáo dục hiện đại mà còn phải có điều kiện tập trung toàn tâm toàn ý cho nhiệm vụ ấy. Không thể giao nhiệm vụ quan trọng trong quản lý giáo dục cho những người chưa biết việc, chưa thạo việc.
  • Phải xem lại đường lối quản lý giáo dục

    13/08/2009Kỳ Hoa - Nguyên Nhung (thực hiện)GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD và ĐT cho rằng: "Cơ chế quản lý GD phải được thay đổi để phù hợp với những biến động của các thang bậc giá trị. Nhưng quản lý GD hiện thay đổi như thế nào thì chưa thấy được..."
  • Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu

    23/07/2007Phạm ThắngHầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục Đạihọc là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiệnkinh tế- xã hội của mình, mỗi quốc giacó thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược phát triểngiáo dục Đại học...
  • Hiện đại hóa giáo dục để đi vào kinh tế tri thức

    16/02/2007GS. Hoàng TụyNăm học mới đã bắt đầu, năm học đầu tiên của thế kỷ 21. Giữa lúc suy thoái kinh tế và thất nghiệp đang đe doạ lan tràn khắp nơi, hầu hết các nhà trường trên thế giới văn minh vẫn tích cực bứơc vào hiện đại hoá giáo dục, ...
  • Giáo dục muốn hội nhập thì phải chấn hưng từ trong nước

    12/02/2007Trần Ngọc HàĐã có thâm niên hơn 50 năm làm công tác trồng người, GSVS Nguyễn Văn Hiệu không chỉ được biết đến là một nhà vật lý cơ học danh tiếng thế giới mà ông còn là một nhà giáo có tâm và suốt đời tận tụy với nghề. Còn một lẽ khác khiến tôi tìm đến với ông để thực hiện cuộc trò chuyện này trước thềm hội nhập bởi ông là một nhà giáo thẳng thắn và dám nói. Những kiến giải của ông về các vấn đề giáo dục dẫu có hơi “động chạm” và “khó nghe” nhưng nó thiết thực và đáng để những nhà quản lý, hoạch định chính sách về giáo dục phải suy ngẫm….
  • Giáo dục đào tạo: Mấy chục năm điều trần

    11/09/2006Từ mấy chục năm, trong thời còn chiến tranh hay sau ngày hòa bình thống nhất, trước hay sau thời đổi mới, dưới dạng thư điều trần gửi các cấp lãnh đạo hoặc những năm gần đây qua các bài báo, tôi không ngừng kiến nghị về sự cần thiết tổ chức và quản lý giáo dục đào tạo sao cho phù hợp với tình hình tiến triển của đất nước,...
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Dạy thêm, học thêm nhìn từ góc độ đạo đức

    04/11/2005Lê Quang DũngDạy học thêm ở ta cho thấy sự yếu kém về chất lượng và sự bất cập, lạc hậu trong quản lý giáo dục, là giết chết sáng tạo.
  • Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?

    25/12/2003Ngày 23-12, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?" do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng báo Nhân Dân phối hợp tổ chức. Sau đây là tổng thuật nội dung cuộc hội thảo...
  • Cần một cách làm mới

    06/12/2003THANH HÀ“Sau năm năm thực thi, Luật giáo dục (LGD) đã bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp với thực tiễn”. Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu để đặt ra vấn đề sửa đổi LGD. Tại sao một bộ luật quan trọng, mới chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian chưa dài đã “không còn phù hợp với thực tiễn”? Một quan chức Bộ GD-ĐT lý giải: có những điều luật qui định thời điểm đó là phù hợp nhưng nay tình thế đã thay đổi...
  • Quản lý giáo dục đâu là bước đột phá?

    30/11/2003Điểm hẹn của một nước Việt Nam công nghiệp đã được ấn định vào năm 2020. Để con thuyền Việt Nam cập bến đúng hẹn, Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định phải chăm lo “nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
  • Sàng lọc giáo viên - cuộc "cách mạng" đầu tiên trong giáo dục

    24/11/2003Làm quản lý bao giờ cũng có người ủng hộ, người chống. Nhưng làm để người ủng hộ nhiều hơn người chống là được”. Ông Lê Doãn Hợp, bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đã thẳng thắn mở đầu cuộc trò chuyện với phóng viên TTCN. Làm chủ tịch tỉnh rồi bí thư tỉnh ủy, ông luôn dành nhiều tâm huyết cho lĩnh vực giáo dục với một mục tiêu xác định: Nghệ An sẽ “đi nhanh” bằng giáo dục, một tỉnh nhiều khó khăn như Nghệ An muốn phát triển trước hết phải phát triển giáo dục để nâng cao cả “dân trí” và “quan trí”... (Ông Lê Doãn Hợp - Bí thư tỉnh ủy Nghệ An)
  • Chất lượng giáo dục qua những con số!

    24/11/2003Có thể nói sau mỗi đợt thi tú tài và đại học hàng năm thì lại có một con số được đưa ra tranh cãi để đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay. Sự thật chất lượng giáo dục ra sao đằng sau những con số đó? Có thể nói ngay như giải trình của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trước Quốc hội mới đây: Không thể lấy kết quả của kỳ thi tuyển sinh ĐH để đánh giá chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông. Vậy chất lượng giáo dục phổ thông nằm ở đâu nếu không phải ngay ở kỳ thi tú tài?
  • Cần bãi bỏ ngay các “chỉ tiêu” trong giáo dục

    18/11/2003Có lẽ trong toàn bộ lịch sử giáo dục của Việt Nam, chưa bao giờ căn bệnh thành tích lại trở nặng như bây giờ. Nhìn sang các nước khác, hình như cũng không thấy ai mắc căn bệnh quái dị này. Bài viết này thử đề xuất một phương thuốc...
  • Chất lượng giáo dục phổ thông một vấn đề cấp bách (phần 2)

    11/11/2003GS.VS. Nguyễn Cảnh Toàn4. Bệnh hiện đại mà không hài hòa 5. Xa rời cuộc sống 6. Coi nhẹ khoa học tư duy 7. Quá chậm trong việc đổi mới cách dạy, cách học 8. Phải đổi mới quản lý giáo dục...
  • Đầu tư cho chất lượng giáo dục, đâu là trọng điểm?

    10/11/2003Nền giáo dục hiện đại trong thế kỷ 21 vẫn tiếp tục lấy học sinh làm trung tâm, nhưng xác định rõ tính chất kép trong vai trò chủ thể của học sinh: họ phải là chủ thể nhận thức, còn là chủ thể nghiên cứu và chủ thể sáng tạo (Theo Tuần san châu Á)
  • 'Hệ thống quản lý giáo dục còn khập khiễng'

    30/10/2003Song LinhTrưởng ban Khoa giáo Trung ương Đỗ Nguyên Phương khẳng định như vậy khi trao đổi với báo chí về chất lượng giáo dục tại hành lang Quốc hội chiều nay. Ông nhấn mạnh, muốn nâng cao chất lượng trong ngành, phải đi từ khâu đột phá là đội ngũ thày giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
  • Về quản lý chất lượng trong giáo dục phổ thông hiện nay

    18/10/2003Phạm Quang HuânBài viết này đề cập một số suy nghĩ bước đầu về những bất cập chính trong thực tiễn QLCL ở nhà trường phổ thông hiện nay...
  • Điểm thi thấp, cán bộ giáo dục nói gì?

    30/08/2003Năm 2002, 830.000 TS dự thi ĐH có tổng điểm trung bình 3 môn thi là 8,3 điểm. Còn kết quả thống kê từ gần 2,7 triệu bài thi của gần 900.000 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003: 86% số TS có tổng điểm thi 3 môn dưới 15 điểm và 66% có tổng điểm thi dưới 10. Có gần 10.000 bài có điểm thi là 0. Những con số này không còn gây "sốc" mạnh như năm 2003, nhưng đem đến một cái nhìn không vui vào thực trạng giáo dục. Phóng viên Báo Lao Động ghi nhận ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành giáo dục...
  • Dự án giáo dục Đại học có nguy cơ phá sản

    25/04/2003"Cực kỳ thất vọng", "rủi ro cao, hiệu quả thấp", "vượt ngưỡng an toàn" và "có thể phải huỷ toàn bộ dự án, kế hoạch chưa thực hiện", đó là những lời đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) sau chuyến giám sát thực tế dự án giáo dục ĐH vào đầu tháng 4 vừa qua.
  • Đổi mới giáo dục

    11/02/2003Hiện nay có lẽ một trong những vấn đề cấp bách hàng đầu của đổi mới giáo dục là cần phải đổi mới quan niệm về nội dung giảng dạy ở nhà trường, trong đó đặc biệt là mối quan hệ giữa dạy kiến thức và dạy tư duy. Không ai phủ nhận trường phổ thông phải mang lại cho học sinh một vốn kiến thức nhất định, làm nền tảng cho việc tiếp thu những kiến thức khai thác khi các em bước vào đời hoặc tiếp tục học cao hơn.
  • Những vấn đề bức xúc của giáo dục và đào tạo hiện nay

    10/02/2003Không ai có thể phủ nhận, với việc tiến hành ba cuộc cải cách giáo dục (CCGD) (1950, 1956 và 1979), ngành giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) như một kiến trúc sư năng nổ đã thiết kế và xây dựng cho đất nước một hệ thống GD và ĐT đa dạng, khá hoàn chỉnh, từ mầm non đến đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, thỏa mãn nhu cầu học của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển GD và ĐT đang đặt ra một số vấn đề bức xúc.
  • xem toàn bộ