Giáo dục mầm non – gốc người bền vững

Trường Làng
10:12 CH @ Thứ Tư - 30 Tháng Tư, 2014

Chuyện xưa

30 năm trước trẻ em nông thôn có gì? Một lớp học mầm non của xóm sơ sài với vài cái bàn, cái ghế đặt tạm trong một góc chùa với một cô giáo tất tả vừa kịp vén ống quần xuống sau khi từ chợ bán rau về hay từ bờ ruộng lội lên đứng lớp. Nhưng điều đó có làm ảnh hưởng đến chất lượng tuổi thơ của chúng không? Có làm nghèo nàn tâm hồn của chúng không? Xin thưa là hoàn toàn không. Bởi bao la hơn nhiều cái lớp học bé tí teo, chúng có gần như trọn vẹn một ngày 24h để sống tự nhiên và với thiên nhiên của hoa lá ruộng đồng, dù là để đi chăn trâu, dù là để chơi đố lá; để sống cùng nhau và sáng tạo ra vô vàn trò chơi của con trẻ từ mờ sáng tới tối khuya. Sự tự nhiên của đời sống giữa thiên nhiên phong phú này mang phần nhiều tính hoang dã trong tự nhiên hoang dã của Rousseau (có điều thiếu vắng một ông thầy uyên thâm làm bạn), chúng có được một cách tình cờ hay do sự vô ý của một xã hội nghèo đói, nơi người lớn bận rộn lo kiếm đủ cơm ăn và bỏ quên những đứa trẻ cho ruộng đồng, nắng gió (chưa bị làm cho ô nhiễm cả môi trường lẫn văn hóa) - lại chính là điều may mắn cho những đứa trẻ con nhà nghèo.

Chuyện nay

Những đứa trẻ nông thôn được học trường làng với cô giáo làng, cũng từ sáng tới chiều, nhưng chất lượng giáo dục mầm non ở nông thôn xin bàn tiếp vào một kì khác. Chúng không còn thời gian để khám phá ruộng đồng của chúng, và nếu lỡ có thời gian vì không được đến lớp thì không gian của chúng cũng đâu còn xanh sạch về mọi nghĩa để bố mẹ quê bỏ mặc con tự lớn giữa cỏ cây nơi chúng được sinh ra?

Những đứa trẻ thành phố có gì? Những trường mầm non công lập với trung bình 60 trẻ/lớp. Chưa bàn vội đến chất lượng giáo viên hay cơ sở vật chất, ai đã từng đi dạy trẻ con sẽ thấu hiểu, cô giáo biết làm gì với 60 trẻ trong một lớp học với vài món đồ chơi không đủ hấp dẫn chúng quá ba ngày, với chương trình học vài ba bài thơ bài hát mà chúng chỉ ngồi im vì sợ cô (hoặc ngoan hơn vì muốn được cô khen) chứ đâu hào hứng gì? Những trường mầm non tư thục giải quyết được vấn đề sĩ số, giảm từ 60 xuống 30 có lẽ cũng mới chỉ làm tăng lên được chất lượng chăm sóc sức khỏe các cháu nhiều hơn là chất lượng môi trường giáo dục, hiểu theo nghĩa của Montessori, là một môi trường tự nhiên đầy ắp tính văn hóa được người thầy chuẩn bị cho trẻ tự trải nghiệm và tự tìm ra kiến thức, tự làm bừng nở con – người – tương – lai của mình.

Lạm bàn

Chúng ta hô hào đổi mới giáo dục, chúng ta phản đối dự án hàng nghìn tỷ đô để viết lại sách giáo khoa các cấp đồng thời hoang mang không biết sự phản đối của chúng ta có làm thẳng được con đường “cong mềm mại”? Tôi đã lặng nghe thấy những tiếng thở hắt: chúng ta không thể sống với nhau tử tế được sao? Chúng ta không thể sống tử tế với con cháu chúng ta được sao? Lại chẳng lẽ một điều hiển nhiên như chuyện chi tiêu ngân sách giáo dục sao cho hiệu quả lại phải kêu gọi đến lương tâm của những người được cái may mắn cầm tiền của người khác để tiêu?

Câu chuyện cải cách giáo dục và viết lại sách giáo khoa có liên quan gì đến giáo dục mầm non?

Từ sau khi thế giới công nhận học thuyết về phân tâm học Freud, mọi nhà tâm lý giáo dục đều hiểu rằng giai đoạn từ 0 đến 6 (hoặc kéo dài đến 8) là giai đoạn tạo nên cái ngã – cái gốc người bền vững không thay đổi theo thời gian, hay nói cách khác là giai đoạn mọi trải nghiệm cá nhân sẽ để lại dấu ấn trong tiềm thức. Trong bộ ba: siêu ý thức, ý thức và tiềm thức thì tiềm thức là cái chúng ta khó lòng mà thay đổi, hay tác động tới được khi chúng đã hình thành. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tác động đến quá trình hình thành nên nó, chính là giai đoạn ấu thơ.

Vậy tại sao chúng ta lại sẵn lòng bỏ rất nhiều tâm trí, công sức, tiền của để nắn dòng ở trung lưu và hạ lưu mà bỏ quên những nhánh rẽ đầu tiên trên thượng nguồn?

Từ trải nghiệm cá nhân, tôi tin rằng tính nhân văn, chất người của mỗi cá nhân được định hình trong giai đoạn ấu thơ này một cách sâu sắc nhất, chứ không phải đợi đến hết cấp tiểu học hay trung học mà chúng ta luôn rao giảng phải dạy trẻ làm người. Nói vậy không có nghĩa tôi phản đối dạy trẻ những giá trị sống ở bậc phổ thông, mà là tôi mong muốn chúng ta nếu có thể hãy đi sâu hơn thế, xa hơn thế, về với sự thánh thiện của con trẻ, để đừng làm cho những gì thánh thiện nhất bị mất đi rồi lại ra sức dạy dỗ lại.

(Xem tiếp...)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác!

    01/06/2020Nhà văn Nguyên NgọcCần vận động khôi phục, xây dựng các tủ sách gia đình, chống lại kiểu văn hóa trọc phú, nhà giàu nào cũng có một tủ rượu rất sang mà tuyệt đối không có tủ sách, đem khoe với mọi người bao giờ cũng là khoe tủ rượu chứ không hề khoe tủ sách...
  • Đối xử với trẻ em như là vốn xã hội

    01/06/2020Nhà giáo Phạm ToànCái nguyên lý bất biến nằm trong việc tìm ra con đường phát triển giáo dục đúng đắn hơn cả. Cái định hướng đó không thể coi trẻ em như những công cụ tiềm năng, mà phải coi trẻ em như những thực thể trí tuệ có bản chất tự do.
  • John Dewey - người chắp bút tuyên ngôn giải phóng trẻ em

    23/04/2017Phạm Anh TuấnĐưa trẻ em lên vị trí trung tâm có làm mờ đi hình ảnh thiêng liêng của những người thầy? Hoàn toàn không. Ngày nay người ta quan niệm người thầy chỉ là người được xã hội phân công làm một công việc cụ thể. Nếu làm tốt công việc của mình thì người thày đó sẽ được cả xã hội kính trọng...
  • Giáo dục phải dạy trẻ em tư duy

    11/10/2014Phạm Anh TuấnBài phỏng vấn Philippe Meirieu và Marcel Gauchet do Báo Le Monde (Pháp) thực hiện và được đăng ngày 2/9/2011 trong khuôn khổ cuộc tranh luận mang chủ đề Làm thế nào để thay đổi nhà trường...
  • Trẻ em Việt Nam thành “người nước ngoài”?

    21/11/2013Hoàng HươngTrang bị cho con em những kỹ năng để hội nhập với thế giới đang là mục tiêu của không ít phụ huynh. Thế nhưng có mấy phụ huynh quan tâm đến việc con có được học tiếng Việt, lịch sử, địa lý, đạo đức VN khi vào trường quốc tế?
  • Giáo dục Mỹ với những trẻ em có tài

    27/05/2013Đan Thi (Tổng hợp)Thomas L. Friedman, người khởi xướng một lý thuyết hay được nhắc đến là lý thuyết “Thế giới phẳng”luôn cho rằng, dù cuộc chiến bất tận với bọn khủng bố có nặng nề đến mấy, thì mối e ngại thực sự cho nước Mỹ vẫn không phải là những người Hồi giáo rậm râu, mà là “những thanh thiếu niên chưa có một cọng râu” từ các nước thuộc thế giới thứ ba....
  • Người Mỹ dạy trẻ mẫu giáo

    13/11/2010Lê Hy Văn lược dịchMột nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ở đâu ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy? đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là vườn trẻ, vì rằng, ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy định, biết nói xin lỗi khi mình sai...
  • Hồ Ngọc Đại - người hiểu trẻ em và cảm nhận trẻ em

    13/09/2009Phạm ToànTrong tất cả các nhà giáo dục Việt Nam đương thời, những người đang tìm tòi tiến hành một cuộc cải cách giáo dục thực sự, chỉ có một người đủ sức LÀM được những điều thể hiện sức HIỂU và sức CẢM NHẬN trẻ em, đó là Hồ Ngọc Đại.
  • Trẻ em đã được nuôi dưỡng như thế nào?

    17/06/2008Kim QuyênTrẻ em chúng ta ngày nay được nuôi dạy về vật chất và tinh thần đầy đủ tiện nghi hơn lớp trẻ ngày xưa rất nhiều. Chúng ăn uống có nhiều dinh dưỡng và ngày ngày tiếp thu những chương trình giảng dạy cách tân nơi nhà trường, tiếp cận những phương tiện giải trí hiện đại mà trẻ em ngày xưa có nằm mơ cũng không thấy...
  • Việc nuôi dưỡng trẻ em

    30/11/2006Giúp chúng hiểu biết và kiểm soát những hoạt động của lứa tuổi vị thành niên còn ngu dốt của chúng, cho đến khi lý trí thế chỗ nó và giải thoát chúng khỏi rắc rối đó, chính là điều bọn trẻ muốn, và các bậc bố mẹ hướng tới… [Đứa trẻ] không hiểu chính nó để hướng dẫn ý chí của nó… Nó hiểu cho nó thì nó cũng phải quyết định cho nó; nó phải ra lệnh cho ý chí nó và điều chỉnh những hành động của nó, nhưng khi nó đến giai đoạn mà cha nó trở thành một người tự do, thì đứa con đó cũng trở thành một người tự do ...
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • Giờ học của trường tiểu học và mẫu giáo chưa hợp lý

    07/08/2003Quy định về giờ học của các trường tiểu học và mẫu giáo hiện nay làm chúng tôi rất khó khăn trong việc đưa đón các cháu...
  • xem toàn bộ