Giáo dục và câu chuyện “gãi từ vai trở xuống”

11:17 SA @ Thứ Tư - 07 Tháng Giêng, 2015

Nhiều người đặt câu hỏi “tại sao nền giáo dục Việt Nam lại như vậy” nhưng chính họ lại rất ít có câu trả lời, thậm chí biết mà không dám trả lời...

Người Việt đã xuất khẩu tầu ngầm sang Malaysia, đã chế tạo xe bọc thép cho Campuchia, đã chế tạo máy bay trực thăng, dù chưa bay cao, bay xa cũng được trưng bày như một minh chứng cho nghệ thuật đương đại ở viện bảo tàng New York (Mỹ) và Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại Busan (Hàn Quốc).

Điều đáng suy ngẫm là các sản phẩm đó, tuy chưa phải là hoành tráng, tân tiến song lại đáp ứng được nhu cầu của người mua và kỳ lạ hơn lại chỉ do một vài cá nhân sáng tạo ra chứ không phải là của một tập thể các nhà khoa học, của các giáo sư, tiến sĩ.

Quay về quá khứ, hàng vạn mũi tên đồng và các bộ phận nỏ Liên châu tìm được ở di tích Cổ Loa đã chứng minh rằng từ xa xưa người Việt đã sáng tạo ra những thứ độc đáo mà thế giới lúc đó chưa có.


Mũi tên đồng tại Thành Cổ Loa

Ngày nay, công nghiệp ô tô của Việt Nam thua Campuchia, kỹ thuật của Việt Nam chưa thể sản xuất cái ốc vít cho các mặt hàng điện tử của Sam Sung là điều nhiều người cho là bình thường, không phải người Việt nào cũng ứa nước mắt vì sự yếu kém đó.

Vậy thì người Việt thông minh, sáng tạo hay dốt nát, lười biếng?

Nhân loại kinh ngạc vì Việt Nam là một trong những nước uống bia đứng đầu thế giới, là một trong 10 quốc gia mà lượng người “chém gió” trên facebook đứng đầu thế giới.

Còn về khoản “ít sĩ diện” thì người Việt thuộc vào hàng nào?

Không ít bài báo biện minh cho chuyện vì sao các doanh nghiệp Việt không đầu tư công nghệ sản xuất ốc vít, rồi cũng có bài viết biện minh cho hành động của người đàn ông nước mắt đầm đìa vì bị bắt chẹt khi mua điện thoại di động ở nước ngoài…Đi khắp Thủ đô, chỗ nào cũng có thể ngồi ăn, từ vỉa hè đến thảm cỏ công viên, ngay cả bên cạnh… lỗ cống, chỗ nào cũng có thể vứt rác,… Có ai xấu hổ khi đọc dòng chữ “cấm đái bậy” kẻ ở khá nhiều vị trí công cộng? Sĩ diện thế là cao hay thấp?

Ăn ngon hơn ngày xưa, mặc đẹp hơn ngày xưa, đồ dùng cá nhân “xịn” hơn ngày xưa, mỹ phẩm nhiều hơn ngày xưa nhưng không ít người Việt bây giờ tầm vóc và sức khỏe kém hơn thời chống Mỹ. Khá nhiều người, nhất là lớp trẻ bây giờ xấu hơn ngày xưa, kém hơn ngày xưa xét về phương diện đạo đức và văn hóa cộng đồng.

Có quan chức, học giả kể cả người dân quy lỗi cho ngành Giáo dục, rằng giáo dục Việt Nam tụt hậu so với khu vực vài chục năm chứ chưa cần so với phương tây, rằng lãnh đạo ngành Giáo dục hứa nhiều mà làm được chẳng bao nhiêu, rằng vân vân và vân vân.

Nói nhiều như thế nhưng câu hỏi “tại sao nền giáo dục Việt Nam lại như vậy” thì lại rất ít câu trả lời, thậm chí biết mà không dám trả lời.

Nền giáo dục của chúng ta là một “nền giáo dục định hướng”, một khi đã định hướng thì khó tránh khỏi có lúc duy ý chí. Giáo dục vì thế không thể dạy cho học sinh, sinh viên những gì cuộc sống cần mà chỉ trang bị cho họ cái mà ý chí cần.

Khi ý chí muốn số giáo sư, tiến sĩ của chúng ta phải dẫn đầu Đông Nam Á thì lập tức giáo dục đáp ứng đủ, khi ý chí muốn tỷ lệ tốt nghiệp phải “đẹp” thì con số sẽ là xấp xỉ 99%, khi ý chí bảo ưu tiên hàng đầu cho công nghiệp thì việc đào tạo đội ngũ giáo viên các cấp chỉ còn “ưu tiên áp chót”, khi ý chí bảo đội ngũ công chức viên chức Việt Nam có chất lượng rất cao thì tỷ lệ không hoàn thành nhiệm vụ chỉ là 0,46%... [1]

Trở lại chuyện giáo dục, dù có yếu đến mấy về chuyên môn cũng chưa bao giờ có một thầy, cô giáo, một ngôi trường nào dạy học sinh thói ăn cắp, các nhà khoa học cũng chưa bao giờ cho rằng thói ăn cắp là một đặc tính di truyền. Vậy ăn cắp từ đâu mà có?

Câu trả lời không phải tìm đâu xa, ngay tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, ĐBQH đoàn Lâm Đồng, ông Nguyễn Bá Thuyền nêu câu hỏi: “Từ năm 1949 -1975 chỉ một ông quản gia quản lý dinh Bảo Đại nhưng không mất thứ gì, sau này bàn giao đầy đủ. Hiện nay, cán bộ quản lý các con dấu, nhưng tài sản vẫn hao hụt mà không tìm ra nguyên nhân?” [2]

“Tài sản hao hụt mà không tìm ra nguyên nhân” tức là mất cắp, mà đã mất cắp thì tất phải có kẻ ăn cắp, đạo lý ấy người dân hiểu rất rõ, chỉ có một số người “quản lý các con dấu” (như cách nói của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền) là chưa chịu tìm hiểu hoặc tìm mà không hiểu!

Đại biểu Lê Nam (đoàn Thanh Hóa) khi đề cập đến trường hợp nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nêu ý kiến: “nếu chỉ công khai từ vai trở xuống, nhân dân sẽ không tin...”. [1]

Điều mà đại biểu Lê Nam ví von càng nghĩ càng thấy chí lí.

Bởi vậy, phê phán, đánh giá một số chức danh có phiếu tín nhiệm cao còn thấp, quả thật mới chỉ “từ vai trở xuống” thì lỗi không hoàn toàn ở phía các Bộ trưởng. Nói thế không phải là bảo Y tế, Giáo dục, Nội vụ, Văn hóa, Công thương… không có lỗi mà chỉ muốn nêu một ý kiến chân thành, rằng chẳng việc gì phải xấu hổ một khi các vị tư lệnh ngành có ý định quay về lĩnh vực chuyên môn, dư luận chắc chắn sẽ rất… rất thông cảm!

Cho đến hôm nay, khi chúng ta nói về đổi mới toàn diện giáo dục, khi mà Quốc hội bàn về sách giáo khoa, thì người dân vẫn cho con đi học không phải với mục đích làm thợ, ít nhất phải trở thành công chức, viên chức nếu không muốn nói là phải trở thành quan chức. Ngay cả nhà giáo còn thích hàm tướng hơn hàm giáo sư thì đừng nói nhiều đến chuyện đổi mới giáo dục.

Giáo dục đã thành công trong việc xóa nạn mù chữ, nhưng vẫn chưa thực sự được xem là phương tiện duy nhất đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Vậy thì, nhìn vào Giáo dục nên thương hay nên giận?

Tài liệu tham khảo

[1]http://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/bo-truong-bo-noi-vu-nguyen-thai-binh-vuot-cap-pho-do-hop-nhieu-510068.html

[2] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-bieu-de-nghi-loai-bo-viec-sap-xep-can-bo-theo-hau-due-tien-te-3108298.html

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Giáo dục Việt Nam đang dột từ nóc”

    03/04/2014Hoàng Tuân (thực hiện)Giáo dục của chúng ta không chỉ dột từ nóc – với các chương trình già cỗi, bảo thủ, mà còn có nguy cơ đã úng từ rễ bởi những tư tưởng lười lao động, xuống cấp văn hóa, đạo đức...
  • 'Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa'

    16/03/2013Hoàng ThùyLấy dẫn chứng về vụ tiêu cực Đồi Ngô (Bắc Giang), Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, đây là tiếng chuông cảnh tỉnh về mức độ tha hóa của cả một hệ thống - khi nhiều người cả trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật chơi...
  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Một số vấn đề về quản lý và những thách thức trong nền giáo dục Việt Nam*

    01/07/2010TS Bùi Trân PhượngVới tư cách là người hoạt động trong giáo dục đại học, cũng như với tư cách là phụ huynh học sinh, tôi xin nêu vài suy nghĩ của mình về vấn đề quản lý giáo dục, quản trị đại học và những thách thức đối với giáo dục Việt Nam. Trong phần đầu về quản trị, tôi sẽ lấy ví dụ nhiều hơn trong giáo dục đại học, là lãnh vực mà tôi có nhiều trải nghiệm thực tế. Trong phần hai, về minh bạch tài chánh, tôi sẽ nói về nền giáo dục một cách rộng rãi hơn, với quan điểm vừa của người trong ngành vừa là phụ huynh học sinh, thành phần của công chúng sử dụng dịch vụ giáo dục từ các nhà trường.
  • Tranh luận sau báo cáo của Harvard về giáo dục Việt Nam

    29/10/2009Neal Koblitz (Khoa Toán, Đại học Washington, Seattle, USAKhi Intel thông báo các yêu cầu của mình, sinh viên và các trường đại học đã có những đáp ứng có tính xây dựng. Chúng tôi còn cả một chặng đường, nhưng những tiến bộ gần đây là đáng kể.
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Giáo dục Việt Nam khoác gánh nặng lên vai trẻ thơ

    06/12/2008Hoàng LanCách đây không lâu báo chí đưa một cuộc khảo sát ngẫu nhiên những chiếc cặp sách của học sinh do bộ GH – ĐT tiến hành ở ba trường tiểu học tại Hà Nội. Chiếc cặp nặng nhất là của một học sinh lớp 4 ( 4,8kg). Trong khi đó , quy định của sở GD – ĐT Hà Nội là 2,7 – 3 kg. Chiếc cặp sách không chỉ là một vật vô tri vô giác nữa . Nó đã trở thành câu chuyện của cả một nền giáo dục.
  • Giáo dục Việt Nam, đã đến lúc rồi đó!

    29/11/2008GS Tương Lai"Đã đến lúc đó rồi!” - "Phải đặt 22 triệu những người đang và sẽ là chủ thể của xã hội mới vào trong bối cảnh của nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức đang giữ nhịp cho đời sống hiện đại của thế kỷ XXI." - Giáo sư Tương Lai có bài viết suy ngẫm về sự thay đổi tư duy trong giáo dục Việt Nam nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Giáo dục Việt Nam - Đạo đức và thực dụng

    29/09/2008Nguyễn Thành TrungNước ta bước vào nền Kinh tế thị trường đã được hơn 20 năm, nhưng chúng ta vẫn lảng tránh việc Thương mại hóa giáo dục. Ở Việt Nam, hình ảnh “thầy giáo”, “cô giáo” hay “nhà giáo”, là một hình ảnh đẹp, đã là thầy giáo, là trong sạch, đã là giáo viên, là giản dị, là đạo đức...
  • Nền giáo dục Việt Nam: Đang ở tọa độ nào, và định vị ra sao?

    17/07/2008Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Như nhiều lần đăng đàn, Giáo sư Hoàng Tụy tuy trong tư cách của một trí thức hàng đầu, một nhà giáo dục lâu năm này lại tiếp tục có nhiều ý kiến tâm huyết để tiếp tục chấn hưng giáo dục nước nhà…
  • Nghĩ về con đường hội nhập của giáo dục Việt Nam

    05/04/2007TS Nguyễn Văn MinhTù khi Việt Nam chính thức trở thành thành viêncủaWTO, tranh luận về conđường hội nhập của giáo dục nướcnhà lại tiếp tục diễn tasôi nổi. Chúngta sẽ chủđộng hội nhập như TrungQuốc, Thái Lan hay bị động nằm chờ như đạiđa số cácnước đang phát triển còn lại? Tương lai của trường Đại học Việt Nam đẳng cấp quốc tếsẽ ra sao? Có nên thươngmại hóa giáo dục? Giáo dục Việt Nam sẽcạnh tranh như thếnào vớigiáo dụcnước ngoài?...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Suy nghĩ về giáo dục Việt Nam của một học sinh

    12/01/2004Bây giờ, hầu như ai cũng có những thắc mắc, băn khoăn về giáo dục. Tại sao phần lớn học sinh chúng tôi tốn nhiều thời gian, công sức học tập hơn bạn bè các nước, mà kết quả thường là kém hơn?
  • xem toàn bộ