Giáo dục?

10:37 SA @ Thứ Ba - 30 Tháng Mười Hai, 2008

Trên đời này nhiều chuyện cứ tưởng bình thường nhưng hễ động đến hơi bị ngỡ ngàng, ví như câu hỏi ngón tay nào dài nhất có khi phải nghĩ một lúc hoặc một năm có mấy tháng 31 ngày lại phải ngẫm chán mới nói được.

Chuyện dạy và học cũng là một vấn đề xã hội, tất nhiên, đến tuổi cắp sách đến trường, học non-stop cho hết phổ thông thi vào đại học, nếu suôn sẻ sẽ học tiếp mấy năm nữa và ra trường đi làm, còn đã làm rồi muốn học lại có kiểu học từ xa, chuyên tu, tại chức... Nếu hỏi thử xem bạn đã học bao nhiêu năm rồi, chưa chắc đã có câu trả lời chính xác ngay, nhưng mỗi người bình thường sẽ được giáo dục hoặc ràng buộc với giáo dục từ 12 -18 năm ròng rã. Hiểu nôm na, giáo dục là một hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Như vậy, giáo dục sẽ bao gồm cả người dạy và người học trong quá trình bồi dưỡng tiếp thu tri thức, đạo đức dưỡng dục tinh thần, trí tuệ.

Từ xưa đến nay, giáo dục bao giờ cũng được coi trọng trong tất cả mọi thể chế xã hội và là điều kiện tiên quyết nếu xã hội ấy muốn thịnh vượng, phát triển. Sách Lễ Ký viết: Ngọc không giũa không thành đồ, người không học không thành đạo. Kinh Lễ viết: Dựng nước, giữ dân lấy học làm đầu; Quản Tử nói: Kế hoạch một năm không gì bằng trồng lúa, kế hoạch 10 năm không gì bằng trồng cây, kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người. Tùy theo hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển thực lực của mình mà quốc gia nào cũng xây đựng cho mình một chiến lược giáo dục gốc rễ và lâu dài, thậm thí còn giữ riêng một vài bí kíp phát triển giáo dục độc chiêu, không phổ biến rộng rãi, khiến cho nhiều nước khác phải sang tận nơi nghiên cứu học hỏi, đó là các trường hợp của Anh, Mỹ, Pháp, Australia, Singapore và giờ đây thêm cả Nhật, Trung Quốc...

Nước ta, một tháng sau ngày độc lập, tháng 10-1945, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục đã ra tuyên bố nêu rõ mục đích cao cả, phương pháp của nền giáo dục mới là: Tôn trọng nhân phẩm rèn luyện ý chí, phát triển tài năng của mọi người để phụng sự đoàn thể và góp phần vào cuộc tiến hóa chung của nhân loại. Phương pháp của nền giáo dục mới là xóa bỏ lối học nhồi sọ, hình thức, chú trọng phần thực học, phần học về chuyên môn nghề nghiệp chiếm một vị trí quan trọng, hết sức đề cao tinh thần khoa học nhằm giúp học sinh có lối nhận thức khoa học, phát triển óc phê bình, óc phân tích và "tổng hợp", tinh thần sáng tạo và óc thực tế. Từ đó trải qua rất nhiều những biến động lịch sử thăng trầm của đất nước, nền giáo dục của ta thực hiện nhiều chương trình cải cách lớn nhằm thay đổi nội dung, mức độ nặng nề của sách học, nhiều tài liệu tham khảo hơn, thay đổi trình tự phát âm, cắt xén nét chữ viết, đưa toán học cao cấp vào tiểu học, để học sinh lớp 5 bàn về giới tính, rồi giá cả đi học đang leo thang... nhưng với mọi giải pháp ấy, thành tích giáo dục của ta vẫn xoay tròn rồi dừng ở mức đáng lo ngại và vẫn liên tục cải cách?!

Hãy khoan bàn về sai sót của chương trình và phương pháp giáo dục, ta thử tìm hiểu về người dạy và người học, hai đối tượng chủ yếu của giáo . Người dạy học (giáo viên) vốn đã vất vả và khổ cực rồi, nhưng nổi trội nhất vẫn là việc bán cháo phổi không đủ tiền nuôi phổi. Trước kia, giáo viên bỏ dạy học hoặc vừa dạy vừa làm thêm nghề bán nước trà, đạp xích lô bởi lương thấp. Bây giờ, giáo viên chuyển nghề, bỏ dạy vì lương không đủ sống nhưng tập trung chủ yếu ở lứa mầm non, mẫu giáo vì những giáo viên từ tiểu học trở lên còn có thể kèm thêm, kiếm của ngoài liên hoàn để cải thiện thu nhập. Vấn đề lương cơ bản thấp, phụ cấp tắc bụp của nhà giáo vốn đã kéo dài từ lâu, chưa có cách nào khắc phục được, trừ một số kinh doanh tri thức hoặc dạy theo xu hướng thị trường vụ lợi, còn đa số giáo viên vẫn vật lộn với cuộc sống, mà đoản thực sao vực nổi đạo? Vì thế nên dù có yêu nghề đến mấy, những tác động của cơm áo gạo tiền vẫn ít nhiều khiến cho lửa nhiệt tình của các thầy cô giảm đi đành chấp nhận nếu theo nghề phải bóp bụng lụy nghề. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho bài giảng trên lớp chưa sáng tạo, ít thực tế cuộc sống, dựa vào giáo án mẫu khô khan và hướng cho học sinh trả lời máy móc theo nội dung sắp đặt trước.

Người học (học sinh) đều muốn đến lớp để học hành có thầy có bạn nhưng hoàn cảnh sống gieo neo khiến cho nhiều học sinh muốn đến trường mà không có đủ điều kiện, còn ngược lại nhiều em thừa điều kiện lại không muốn đến trường. Thật lạ lùng khi thấy những học sinh nghèo vượt khó lại học giỏi, ham học và phấn đấu vượt qua muôn vàn gian khổ để dùi mài kinh sử, vươn tới chân trời ước mơ bình dị thiết thực: Xóa đói giảm nghèo. Trong khi những học sinh ở nhà cao cửa rộng, xe ga đi học, dùng điện thoại di động, quần áo moden, nhuộm tóc, sơn móng tay, nhưng lười và ngại học, cốt chỉ đến trường học hộ cha mẹ rồi đòi hỏi vật chất, thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ sống gấp chứ chưa bao giờ nghĩ rằng đang bước đến giai đoạn cuối của căn bệnh ghét chữ - hỏng người, mất đi tương lai của bản thân mình, gia đình và đất nước.

Từ đó, có thể khái quát lại rằng, một bộ phận người dạy và người học đang bị phân tâm và giảm nhiệt huyết, phần vì sức ép về mức sống, bệnh thành tích, sính bằng cấp, trọng chỉ tiêu và rối về phương pháp, phần vì hoặc không gánh nổi chương trình thí nghiệm kéo dài, gây tâm lý nặng nề hoặc chịu ảnh hưởng đa diện của xu thế chuộng vật chất và tài chính từ thị trường thực dụng.

Tính đến hết năm ngoái, đội ngũ giáo viên trong cả nước từ mầm non đến đại học là hơn một triệu thầy cô trong đó có gần 6.000 tiến sĩ và gấp ba số đó là thạc sĩ và theo kế hoạch đến năm 2010 sẽ nâng cấp trình độ tất cả giáo viên đại học từ tiến sĩ trở lên! Trong khi ấy, có đến hơn 1.000 bài thi vào một trường đại học đạt điểm 0 và thậm chí 655 bài thi vào Trường đại học Sư phạm Hà Nội (tức là trường đào tạo giáo viên để dạy học) cũng đạt điểm 0. Như vậy, đủ thấy những chỉ số học hàm, học vị không nói lên điều gì logíc để giúp cho một nền giáo dục có chất lượng thỏa đáng, như mong đợi, mà chính những kết quả học và thi mới khẳng định phương pháp giáo dục có hiệu quả hay không? Người ta sẽ băn khoăn hỏi rằng: Có cần thiết nâng cấp khối lượng kiến thức để cao hơn thế giới không? Sao chương trình giáo dục, sách giáo khoa thay đổi như thay áo vậy sách mới đè sách cũ, vừa tốn kém, vừa vẫn phải in bổ sung đính chính? Cách giảng dy theo bài mẫu, chấm điểm theo khuôn đáp án học thuộc lòng như sáo, trả lời như vẹt “liệu” có phát huy được tính sáng tạo và thực tiễn của học sinh không? Và không những học sinh, phụ huynh, và kể cả giáo viên đang thấp thỏm lo kiểu thi hai trong một, ba trong một và một thay cho tất cả sẽ thế nào? Sự khập khiễng giữa tỷ lệ 30% trường học còn chưa có nhà vệ sinh, có học sinh thiếu tiền bị cả lớp biểu quyết phải nghỉ học và một số trường hiện đại hóa đến mức hàng ngày thông báo tình hình học tập của học sinh vào máy di động của phụ huynh, con em các gia đình khá giả đua nhau vào học trường Tây, lấy bằng ngoại đâu phải là biểu hiện về môi trường, chất lượng và phương pháp giáo dục tiên tiến?

Hamlet của Shakespeare chỉ lăn tăn mỗi một điều tồn tại hay không tồn tại, còn chúng ta bây giờ trăn trở đau đầu hơn vì lời cổ nhân nói rằng: Làm thầy lang nhầm thì giết chết một người; làm thầy địa lý nhầm giết chết một dòng họ; làm giáo dục nhầm thì giết chết một thế hệ, làm văn hóa nhầm giết chết cả một thời đại. Bởi vậy, câu hỏi cần phải hỏa tốc trả lời là: Liệu các nhà giáo dục học có gì nhầm lẫn hay không?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Giáo dục Việt Nam, đã đến lúc rồi đó!

    29/11/2008GS Tương Lai"Đã đến lúc đó rồi!” - "Phải đặt 22 triệu những người đang và sẽ là chủ thể của xã hội mới vào trong bối cảnh của nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức đang giữ nhịp cho đời sống hiện đại của thế kỷ XXI." - Giáo sư Tương Lai có bài viết suy ngẫm về sự thay đổi tư duy trong giáo dục Việt Nam nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Tôi rất lo lắng cho giáo dục của ta

    23/10/2008Trần NguyễnGiáo sư Hoàng Tụy là cháu nội người em ruột của cụ Hoàng Diệu. Ông sinh năm 1927 tại Quang Nam. Lĩnh vực nghiên cứu: hàm thực, giải tích lồi, lý thuyết tối ưu. Vừa là người mở đường vừa đi đầu trong việc xây dựng lý thuyết, phương pháp và thuật toán cho các bài toán tối ưu toàn cục. Tác giả một phương pháp cắt nổi tiếng mang tên ông. Viện trưởng Viện toán học Việt Nam từ 1980 - 1990.
  • Nền giáo dục Việt Nam: Đang ở tọa độ nào, và định vị ra sao?

    17/07/2008Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Như nhiều lần đăng đàn, Giáo sư Hoàng Tụy tuy trong tư cách của một trí thức hàng đầu, một nhà giáo dục lâu năm này lại tiếp tục có nhiều ý kiến tâm huyết để tiếp tục chấn hưng giáo dục nước nhà…
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • 2006 - Bắt đầu lộ trình đổi mới giáo dục đại học...

    30/06/2005Thanh HàĐây chính là một cơ hội lớn cho giáo dục - đại học (GDĐH) Việt Nam. Tất nhiên nó sẽ đi kèm những thách thức cũng rất lớn”. Bà Trần Thị Hà - vụ trưởng Vụ Đại học & sau đại học  - mở đầu cuộc trao đổi với TTCN.
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Giáo dục như thế nào để phát huy tiềm năng con người Việt Nam?

    06/02/2004Những nhận xét của em Lương Thế Vinh trên Thanh Niên số 13 (ngày 13/1/04) rất sâu sát với hiện trạng giáo dục tại các trường trung học phổ thông của nước ta. Vinh là một trong số hàng trăm ngàn học sinh phổ thông của nước ta, đã dám nói lên sự thật mà rất nhiều thầy cô không muốn nói...
  • Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?

    25/12/2003Ngày 23-12, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?" do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng báo Nhân Dân phối hợp tổ chức. Sau đây là tổng thuật nội dung cuộc hội thảo...
  • Giáo dục đâu phải là độc quyền của ngành giáo dục

    22/11/2003Giáo dục trong thời gian gần đây, nhất là sau dự án được gọi là cải cách áp dụng cho lớp 1 và lớp 6, và sau kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua, đang trở nên nóng giữa nhiều lo toan khác đối với vận mệnh đất nước. Tia Sáng, trong số báo này, cũng đã tập hợp được nhiều ý kiến đóng góp của một số trí thức trong nước về những cái đang được coi là vấn đề giáo dục hiện nay .
  • Giáo sư Hoàng Tụy và Giải pháp cứu ngành giáo dục.

    17/10/2003“Thực trạng giáo dục nước ta hiện nay có thể nói là đang rất nguy kịch. Trước thực trạng này, hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc phải quy trách nhiệm chính cho ông Bộ trưởng Bộ giáo dục và cách chức ông ta. Riêng tôi lại nghĩ khác ” – trả lời phỏng vấn Tạp chí Ngày Nay, giáo sư toán học Hoàng Tụy, nguyên là Viện trưởng Viện Tóan học, người từng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đã phát biểu như vậy 
  • xem toàn bộ