Giáo dục trước hết là một công tác nhân văn, là công cuộc dân chủ hóa

05:24 CH @ Thứ Năm - 07 Tháng Tám, 2014
Giáo dục trước hết và cơ bản là một công tác nhân văn, là công cuộc dân chủ hóa. Và nghề thầy giáo là nghề sáng tạo không ngừng, khám phá không ngừng, khám phá từng người, nó cơ sở trên niềm tin nhân văn nhất là niềm tin ở con người.
Chúng ta nói giáo dục là nghề cao quý nhất, và người thầy giáo là người làm công việc cao quý nhất. Vì sao? Vì giáo dục là làm cuộc khám phá khó nhất, hay nhất, đẹp nhất trên đời, khám phá đối tượng khó nhất, hay nhất, bí ẩn nhất, mà cũng đẹp nhất trên đời, là con người. John Dewey, nhà giáo dục lớn, nói rằng giáo dục là dân chủ, giáo dục cơ sở trên niềm tin dân chủ. Dân chủ hiểu theo nghĩa sâu nhất, nhân văn nhất của khái niệm này: dân chủ trước hết là niềm tin ở con người. Giáo dục xuất phát từ niềm tin ở tiềm năng của con người, niềm tin rằng mọi con người, mỗi con người đều có tiềm năng phong phú và bất tận. Giáo dục chính là khám phá ra tiềm năng đó ở con người, từng con người, và giải phóng nó ra. Hoặc đúng hơn, giúp cho mỗi con người tin rằng mình có tiềm năng, nhận ra tiềm năng ấy, và tự mình giải phóng nó. Người thầy giáo là người đi làm công việc tổ chức cuộc giải phóng đó, cho những con người, từng con người. Vì vậy giáo dục trước hết và cơ bản là một công tác nhân văn, là công cuộc dân chủ hóa. Và nghề thầy giáo là nghề sáng tạo không ngừng, khám phá không ngừng, khám phá từng người, nó cơ sở trên niềm tin nhân văn nhất là niềm tin ở con người.

Trường chúng tôi đã và đang có nhiều khó khăn. Khó khăn ấy là do chúng tôi tự mình làm ra, có thể nói tự nguyện tự mình gây cho mình. Trong mạng lưới chung của các trường đại học, ít ra là ở trong khu vực chúng ta, trường của chúng tôi đã tự chọn cho mình một hướng đi khó. Đó là chúng tôi muốn xây dựng một trường đại học chất lượng, tương đối đa ngành, trong đó các khoa học xã hội và nhân văn là trọng điểm, đồng thời ngành đào tạo nào cũng phải lấy khoa học xã hội và nhân văn làm nền tảng. Trong khi như chúng ta biết, phải nói rằng trong đời sống thực của xã hội hiện nay đang có xu hướng nặng nề quay lưng lại với các khoa học xã hội và nhân văn. Thậm chí có thể nói trong lịch sử giáo dục của nước ta, chưa bao giờ các khoa học xã hội và nhân văn bị coi thường, bị bỏ rơi thê thảm như hiện nay. Chúng tôi đã rất khó vì chúng tôi đã chọn lấy ngay chính chỗ mà xã hội bỏ trống, bởi chúng tôi nhận thức rằng sự bỏ trống đó là rất nguy hiểm, thậm chí có thể là thảm họa cho đất nước. Trong tuyển sinh vừa qua có một con số kỳ lạ: chỉ có 4,8% thí sinh thi vào khối C tức khối khoa học xã hội và nhân văn. Vậy mà trước tình hình đó, những nơi và những người chịu trách nhiệm về giáo dục đã hoàn toàn dửng dưng, thờ ơ, vô cảm, không ai nói một tiếng nào, thản nhiên coi là hết sức bình thường. Còn ngôi trường này, thì oái ăm vậy, lại được lập ra chính vì muốn góp phần dù nhỏ bù đắp chỗ trống đó mà chúng tôi coi là sinh tử … Khó vậy đó, khó vô cùng, nhưng chúng tôi biết rằng chọn lựa của mình là đúng, dù hiện nay rất có thể chọn lựa đó khiến vị thế của trường này trở nên đơn độc, chúng tôi đang cô đơn. Song chúng tôi quyết kiên định lựa chọn ấy. Trường này sinh ra trên đất Quảng Nam, đất của duy tân từng chói lọi một thời, và đứng trong lòng Hội An, môi trường văn hóa lý tưởng. Lý tưởng vì chính ở đây những ngày này, trong ngổn ngang của xã hội, những giá trị nhân văn được nuôi giữ tốt đẹp nhất. Trường này mang tên Phan Châu Trinh, nhà khai sáng vĩ đại, nhà giáo dục lớn. Chúng tôi biết vị tiền bối anh minh trường được mang tên, từng cũng rất đơn độc trong thời của ông. Ông từng nói: Trinh này đã nhận ra việc ấy là phải, nên nhất định đảm nhiệm lấy mà làm, quyết không nhường cho ai khác! Trường chúng ta mong được noi gương ông.

Chúng tôi kiên định hướng đi đó, nhưng đồng thời chúng tôi cũng nghiêm khắc nhận ra rằng trên hướng đi đúng ấy, chúng tôi chưa có bước đi thích hợp, chưa biết chọn cách đi khôn khéo và hiệu quả trong những tình huống cụ thể, chưa biết lượng thế và lượng sức cho phải, chưa bíết kiên trì chờ đợi khi còn cần chờ đợi, có khi vì nôn nóng mà máy móc … Và đi một con đường khó như vậy, mà tổ chức và kỷ cương còn quá lỏng lẻo. Nên đã khó, càng thêm khó hơn… Vì vậy chúng tôi đang quyết tiến hành một cuộc làm lại thật sự, không ồn ào nhưng quyết tâm, và cơ bản. Và những thay đổi mới đang bắt đầu, với nhiều hy vọng …
***

Chúng tôi được xã hội giao cho một lớp người trẻ rất tuyệt, trong sáng, khát khao hiểu biết, tha thiết vươn tới cái tốt, cái đẹp, ham muốn khám phá và sáng tạo, năng nổ và thông minh. Nếu còn điều gì chưa ổn, chưa hay ở các em, ấy là do chúng tôi chưa biết đánh thức dậy những tiềm năng giàu có trong các em. Thật hạnh phúc được làm việc với những người trẻ như các em. Nếu chúng tôi biết làm giỏi, chính các em sẽ đem lại sinh khí và sức mạnh cho ngôi trường này, và cho mỗi thầy cô giáo.

Các em sinh viên đã rất công phu tự nguyện chuẩn bị một đêm biểu diễn thật đẹp và thật cảm động để chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô. Có một tiết mục đặc biệt xúc động, các em sinh viên nhiều lứa tuổi, chắc là thuộc nhiều ngành khác nhau, đã ra đời và trưởng thành, ân cần vây quanh một người thầy giáo già, và nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần một câu hỏi tha thiết: Thầy ơi Thầy, mười năm trước chúng em là học trò của Thầy đây, Thầy còn nhớ em không? Còn nhớ em không? Tôi nghĩ hôm nay tất cả các thầy cô giáo của trường chúng ta có thể cho phép tôi trả lời các em: Không chỉ mươi năm nữa đâu, mãi mãi, mãi mãi các em ạ, các thầy cô sẽ nhớ các em, rất nhớ các em, các em yêu quý, mãi mãi, mãi mãi...

---
(*) Trích bài phát biểu của Nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch hội đồng quản trị trường Đại học Phan Châu Trinh, trong ngày Nhà giáo Việt Nam 2011
Nguồn:Tia Sáng
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà giáo Phạm Toàn: Sống là tư duy độc lập

    26/06/2019Kim AnhNhà giáo Phạm Toàn không chấp nhận một lối giáo dục mà trẻ em đến trường chỉ để tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Không tiếp thu hết ở trên lớp học chính khóa thì phải đến lớp học thêm để tiếp thu. Cách làm giáo dục như thế, ông bảo, "sẽ đào tạo ra hàng loạt công dân không có tư duy độc lập, và không có tư duy độc lập sẽ rất dễ trở thành nô lệ"...
  • Giáo dục phải biết lường trước được những vấn đề của thời đại

    14/06/2017Kim AnhMột ông già tinh anh, tràn đầy nhiệt huyết và say sưa khi nói về trẻ em, về giáo dục. Đó là những ấn tượng đầu tiên dễ dàng nhận thấy ở giáo sư, nhà tâm lý học Hồ Ngọc Đại. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, không ít người coi ông là kiêu căng, gàn dở, vì ở đâu, lúc nào, ông lúc nào cũng nói về mỗi chuyện giáo dục với ý nguyện làm sao thay đổi được những tư tưởng lạc hậu việc dạy và học của trẻ em mà ông tóm gọn trong hai từ: Cách và Cái.
  • Nền giáo dục khai phóng là gì?

    03/06/2017Dr. Mortimer J.AdlerLiệu một nền giáo dục các môn học khai phóng chẳng phải là một thứ xa xỉ hiếm có trong thế giới ngày nay sao? Các sinh viên đại học của chúng ta nên nghiên cứu vật lý, toán và những khoa học khác thay vì triết học văn chương và âm nhạc. Chúng ta cần những người trẻ tuổi được đào tạo về các môn khoa học chứ không phải những con người có thể trò chuyện hấp dẫn về “văn hóa”. Ngày nay phải chăng bất kỳ ai cũng có thể biện hộ cho giá trị của một nền giáo dục khai phóng?
  • Albert Einstein bàn về giáo dục

    25/11/2016TS Phạm Thị LyTrong thế giới đang biến đổi quá nhanh ngày nay, bên cạnh nhiều vấn đề đòi hỏi cách tiếp cận mới, nhiều giá trị cần được nhìn nhận lại, dường như vẫn có những điều trường tồn với thời gian.
  • Sứ mạng giáo dục nhân văn: Tâm hồn Việt Nam, con đường thế giới

    24/10/2016Nguyễn Hữu LiêmCon đường giáo dục nhân văn, là tiền đề tương lai: khai mở và vun đắp một thế hệ sinh viên Việt Nam với những giá trị nhân văn dân tộc và nhân loại xứng đáng với khả năng tri thức được tiếp nhận từ thế giới. Ở tiền đề này, con người Việt với tâm hồn và bản lĩnh Việt là chính; nhân loại và thế giới là khái niệm, là mô thức và phương tiện cho tâm hồn và trực giác Việt Nam mà chúng ta phải đánh thức và khai sáng. Kiến thức và phương tiện kỹ thuật của thế giới là đôi cánh; tâm hồn Việt là động cơ. Cả hai là cần thiết cho chiếc phi cơ con người Việt Nam có thể bay lên cao trong tiến trình hiện đại hóa đất nước...
  • Tinh thần Đại học

    25/05/2015GS Trần Ngọc NinhMột buổi tối mùa Thu năm Nhâm Dần, cùng với vài người bạn họp nhau trong phòng sách: áp vào bốn bức tường là những giá sách uy nghi: những rặng sách chuyên môn còn thơm mùi giấy mới vững vàng đứng với những kinh truyện cổ xưa; triết lý sát cánh cùng khoa học, văn nghệ sánh vai với học thuật. Câu chuyện tự nhiên cũng lên tới những vùng cao rộng, ở đó chỉ có những luồng gió tinh thần. Mọi người thành ra Socrate, Tăng Tử, Abélard, Merleau-Ponty và Conant...
  • Khủng hoảng giáo dục là do không có triết lý giáo dục

    17/04/2014Nhà giáo Ưu tú, TS Lê Vinh DanhTS Lê Vinh Danh thu hút tôi vào một hướng khác, đó là những suy tư của ông đối với nền giáo dục nước nhà. Ông cho rằng khủng hoảng lớn nhất của hệ thống giáo dục VN trong vòng 60 năm qua là việc không chỉ ra được triết lý của nền giáo dục...
  • "Nên tạo môi trường tự do học thuật….”

    26/08/2013Lâm Tuyền thực hiệnTôi rất thích câu châm ngôn của người Ấn Độ: “Thà đốt một que diêm còn hơn là ngồi yên nguyền rủa bóng tối”. Góp sức vào đổi mới giáo dục bằng những việc có thể là nhỏ,  nhưng thiết thực...
  • “Emile, hay vấn đề giáo dục”

    22/08/2013Dương Thị Ngọc DungEmile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng...
  • Tri thức bất biến là tri thức chết

    22/08/2013Kim Yến“Giáo dục bằng những ý tưởng trơ ỳ không chỉ vô ích, mà trên hết nó còn có hại”, người nói câu đó là một nhà nghiên cứu lịch sử đã hiện thực
    hoá giấc mơ mô hình đại học tiên tiến, góp phần tạo nên một làn sóng mới
    trong cải cách giáo dục, đánh động toàn xã hội hướng đến mục tiêu đào
    tạo một thế hệ trí thức mới độc lập, trưởng thành cả về tư duy và nhân
    cách: TS Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng đại học Hoa Sen.
  • Khi những biểu tượng đổi thay

    30/04/2013Lê Ngọc Sơn (Thực hiện)Giáo sư nhân chủng học Jean Tardif, Tổng đại diện của tổ chức quốc tế PlanetAgora, đã có cuộc trò chuyện với SVVN về chuyện toàn cầu hóa tác động đến việc dạy và học của giảng viên và sinh viên.
  • Thay đổi cho đại học thế kỷ 21

    19/06/2011Thanh TuấnNhững thay đổi của xã hội hiện đại đòi hỏi cách tiếp cận mới đối với đại học (ĐH) thế kỷ 21. Cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề “ĐH nào cho thế kỷ 21?” do Trung tâm giáo dục Trí Việt tổ chức trong hai ngày 16 và17-10 tại TP.HCM đi tìm câu trả lời...
  • Cần chấm dứt giáo dục nhồi nhét!

    12/09/2010Phạm Việt HưngChương trình giáo khoa hiện nay quá nặng, lối dạy học và thi cử hiện
    nay quá hình thức, khoa trương chữ nghĩa, xa rời thực tế, làm khổ cả
    thầy lẫn trò, dẫn tới tình trạng “dạy giả”, “học giả” tràn lan chưa
    từng có...
  • Giáo dục nhận thức, đạo đức và cảm xúc

    19/06/2010Andrew ChruckyGiáo dục tổng quát - được hiểu một cách đúng đắn - bao gồm giáo dục nhận thức, đạo đức và cảm xúc. Và nếu giáo dục tổng quát được coi như một thứ nằm ngoài phạm vi của luân lý, thì nền giáo dục đó sẽ tạo ra những kẻ ngụy biện, chứ không phải những người biện chứng, biết dùng kỹ năng nhận thức để nâng cao đạo đức theo một cách có sự kiểm soát của cảm xúc.
  • Lãnh đạo nền đại học: Tự huyễn hoặc, di hại nhiều năm

    12/06/2010Nghĩa Nhân - Thu HằngTrò chuyện cùng GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng, về kết quả giám sát việc quản lý giáo dục đại học.
  • Sự trỗi dậy của các trường đại học Châu Á

    22/05/2010Richard LevinSự trỗi dậy của các trường đại học Châu Á là một chủ đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm rất lớn của cả phương Tây lẫn các nước châu Á, không chỉ trong giới giáo dục đại học mà còn trong giới chính trị và quản lý nhà nước, do tầm quan trọng của nó đối với việc đổi thay bản đồ địa chính trị trên thế giới. Vì vậy bài Diễn thuyết Thường niên Lần thứ bảy của giáo sư Richard Levin, do Viện Nghiên cứu Chính sách Giáo dục Đại học của Anh tổ chức vào tháng 2-2010 về chủ đề này là một bài viết hết sức đáng chú ý .Giáo sư Levin nhấn mạnh triển vọng phát triển của các đại học Châu Á...
  • Một nền giáo dục hiện đại hóa

    07/05/2010Phạm ToànViệc trồng người, đến lúc này, sẽ đứng trước ít nhất ba chọn lựa: làm một cách tàm tạm – làm một cách hiện đại – làm một cách nửa tàm tạm nửa hiện đại. Ta sẽ thấy ngay rằng, cách làm ăn tàm tạm không bao giờ đồng nghĩa với chuyện "lợi ích trăm năm" cả. Còn cách làm ăn nửa tàm tạm nửa hiện đại thì cũng vậy, "trăm năm" mà cứ đan đi giặm lại (tương ứng với cải đi cách lại) thì không thuyết phục được ai hết. Ta thấy ngay điểm nhất trí của toàn xã hội: phải tiến hành công việc vì lợi ích trăm năm – công cuộc Giáo Dục – theo mục tiêu hiện đại. Đó là hướng đi hợp lý nhất.
  • Hồ Ngọc Đại - Nhà sư phạm dấn thân

    29/03/2010Phạm Anh TuấnTiến sĩ tâm lý học GD Hồ Ngọc Đại từ học hỏi, mà dũng cảm đưa ra một cách cải cách GD có cơ sở khoa học và cơ sở triết học mạch lạc và có thể kiểm chứng được. Ông là nhà tư tưởng sư phạm.
  • xem toàn bộ