Giết con cầu con…

10:34 SA @ Thứ Bảy - 01 Tháng Giêng, 2011
Câu chuyện thứ 21 trong Bách Dụ kể rằng: có một người phụ nữ goá chồng, tuổi đã trung niên dù đã có một đứa con, nhưng vẫn cầu mong có thêm đứa nữa. Biết được tâm nguyện của người phụ nữ này, một bà đồng tìm đến bảo chị ta phải cúng tế thần linh một cách trọng hậu; mà lễ vật thì không gì khác ngoài việc hiến dâng sinh mạng của đứa bé đang sống kia! Khi người phụ nữ ấy nghe lời bà đồng toan giết con mình thì có một người bạn biết được liền quở trách “Sao chị lại ngu ngốc hàm hồ thế! Đứa con chưa sinh không biết có sinh được không mà lại giết đứa còn sống!

Bao nhiêu đứa con đang dâng hiến chư Thiên?

Ngẫm lại chuyện hôm nay, chúng ta đang chứng kiến nhiều sự kiện không khác câu chuyện ngụ ngôn nói trên là mấy. Hãy thử nghĩ đến những công trình thuỷ điện. Ông Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vừa phải thừa nhận rằng đã đến lúc phải xem lại nếu không muốn nói là tạm dừng ngay các công trình thuỷ điện nhỏ: Có tới 90 nhà máy thuỷ điện huỷ hoại hàng nghìn hecta rừng nhưng chỉ mang lại một nguồn điện nhỏ nhoi bằng 2/3 một nhà máy nhiệt điện cỡ vừa. Theo số liệu do chính ông Bộ trưởng cho biết, riêng ở miền Trung và Tây Nguyên đã có đến 230 dự án thuỷ điện nhỏ và vừa (công suất dưới 30mW) , trong đó có 90 dự án đã triển khai và 38 dự án sẽ phải thu hồi.

Chỉ mới có 90 nhà máy thuỷ điện mà miền Trung đã và đang phải hứng chịu lũ lụt điêu đứng trong suốt một năm qua; vậy nếu triển khai nốt 102 dự án còn lại chưa có lệnh thu hồi để đưa vào hoạt động thì tình trạng lũ lụt sẽ ra sao? Phải chăng đó là việc giết những “đứa con” đang có ở hình thức con sông, con suối để cầu cho được đứa con “điện”, thì cũng làm chết luôn cả những đứa con “ruộng đồng” đang canh tác? Đâu là cái giá phải trả cho 500mW thuỷ điện, trong khi chỉ có riêng một nhà máy nhiệt điện ở Cà Mau, công suất đã là 750mW? Chưa kể là cứ tạo ra 1mW thuỷ điện thì phải hy sinh 10ha rừng và để có được 1.000 hecta đất làm thuỷ điện, phải san bằng từ 1.000 ha đến 2.000 ha đất ở thượng nguồn làm đường vận chuyển. Chúng ta không cần tranh luận có phải vì thế mà miền Trung đang phải đối đầu với đại hồng thuỷ nhiều hơn bao giờ, chỉ cần biết rằng hễ mất rừng thì việc giữ nước giảm lũ sẽ không còn hiệu quả nữa.



Có người lý luận rằng sẽ trồng rừng bù lại những gì đã mất. Chúng ta hãy nghe ông Lương Vĩnh Linh, Giám đốc Vườn quốc gia Chư Yang Sin phát biểu khi trả lời đội tư vấn nước ngoài về việc trồng rừng trở lại:

Chỉ tay lên ngọn núi xanh mờ, ông nói, “Anh nhìn kia, từ dưới mặt đất trở lên đến hơn 30m là cả một hệ sinh thái vô cùng hoàn chỉnh, từ rêu địa y cho đến hàng chục, hàng trăm tầng lớp giống loài động thực vật. Cả núi tiền cũng chả làm ra được dù chỉ vài mét vuông rừng nguyên sinh hay một thân cổ thụ nghìn năm tuổi, chứ đừng nói tới tiền tấn!”.

Người ta không thể lý giải tại sao chỉ vì công suất 12mW của nhà máy thuỷ điện “chẳng có quy mô” gì đáng kể như nhà máy Krông K’mar, lại đi phá cả 110 ha rừng Chư Yang Sin.

Phát triển bằng mọi giá

Chúng ta đang trả giá cho sự phát triển, nhất là khi phát triển bằng mọi giá. Hiện chỉ số nitrogen và ammonia trong nguồn nước ở tất cả cửa sông thuộc lưu vực sông Đồng Nai đều vượt xa chỉ tiêu quốc gia cho phép về chất lượng loại A1, trong đó chỉ số COD (chemical oxygen đeman) đo được ở nhiều nơi có xu hướng tăng mạnh trên khắp cả nước, cụ thể là ở lưu vực sông Đồng nai, tại những nơi như phà BÌnh Khánh, thôn Tam Hiệp, sông Soài Rạp. Theo Trung tâm công nghệ Môi trường (ENTEC) thì lưu lượng nước thải công nghiệp tống ra lưu vực sống Đồng Nai là 2 triệu m3/ngày đêm; đó là chưa kể hơn 2.7 triệu m3 nước thải sinh hoạt, trong đó có nước thải của hàng loạt khu đô thị không qua xử lý được vô tư xả thẳng ra sông suối…

Hãy đọc qua một đoạn báo cáo:

… Tổng lượng nước thải ô nhiễm xả thẳng ra các dòng sông thuộc lưu vực sông Đồng Nai đang ở mức báo động. Báo cáo hiện trạng môi trườngcủa tỉnh Bình Dương cho thấy chỉ có 20% cơ sở sản xuất nằm ngoài khu , cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra còn có trên 38% khu công nghiệp xả nứơc thải trực tiếp ra các dòng sông vượt quy chuẩn cho phép.

Theo tổng cục Môi trường, năm 2010 kết quả quan trắc cho thấy hiện trạng mặt nước dòng sông Sài Gòn về chất N-NH4 có chỉ số BOD5( nhóm chỉ tiêu đánh giá về mức độ nhiễm chất hữu cơ của bề mặt nước) nhiều khu vực tăng mạnh…”.

Cần một câu trả lời thẳng thắn

Công luận đặt ra vấn đề tại sao lại phải tổ chức những cuộc hội thảo bằng công quỹ để trấn an dư luận thay vì buộc các công ty thuỷ điện phải trả lời trước công luận và “có ăn có chịu”. Không thể chỉ biết hưởng lợi riêng mình mà bất chấp lợi ích cộng đồng! Tình hình lũ lụt, do đó , cần phải được phân tích, mổ xẻ vì nó không chỉ ảnh hưởng đến đời sống dân chúng ta mà còn tác động xấu đến cả những cơ sở hạ tầng tốn kém khác như cầu đường; nghiêm trọng hơn, lũ lụt luôn luôn đe doạ sinh mạng con người. Đây không chỉ là bài học hôm nay mà còn cho tương lai; vì thực tế cho thấy lụt bão sạt lở đã vượt qua khả năng dự báo và phòng ngừa nên rất cần một cuộc tổng rà soát mọi hiểm hoạ và kể cả những nguy cơ tiềm tàng. Hãy nhớ rằng “Chúng ta không thể hữu ích với chính mình nếu chúng ta không hữu ích với mọi người. Chúng ta không thể chỉ hạnh phúc riêng mình mà không phục thuộc vào mối quan hệ với những người quanh mình. Bất kỳ ai quan tâm đến lợi ích tiêng mình thì cuối cùng cũng sẽ phải chịu đau khổ”. (Đạt- lai Lạt-ma).

Đấy cũng là tình cảnh người phụ nữ cầu con mà lại giết con mình!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giữ lấy đức tin bền vững

    24/02/2021Vương ThảoCó những tác phẩm sẽ đi qua nhiều thời đại và có thể mãi mãi. Bởi tình yêu, khát vọng và đức tin sẽ cho con người ý nghĩa để sống và để dâng hiến. "Tình ca" của Hoàng Việt đã được đặt trong tình yêu với tự do, hòa bình của cả một dân tộc và của mọi con người.
  • 6 bước để có gia đình bền vững

    25/11/2016Lê NgânMọi vinh quang của cá nhân sẽ không thể được nói là trọn vẹn nếu đằng sau đó không phải là một “hậu phương” vững chắc. Hơn hết thảy, xây dựng một gia đình bền vững vẫn nên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Thông điệp của Việt Nam: Bền vững và sáng tạo

    29/06/2010Đặng Lê Nguyên VũTại phiên họp của Diễn đàn các nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu (FYGL), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Đông Á tại TP.HCM trong 2 ngày 6-7/6/2010, Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ - diễn giả duy nhất là doanh nhân của Việt Nam (theo tiến cử của Bộ Ngoại giao Việt Nam) đã có bài tham luận “Thông điệp bền vững của Việt Nam trong bối cảnh châu Á dẫn đầu phục hưng kinh tế toàn cầu”.
  • Vai trò của bất bình đẳng kinh tế, ghen tị và thiếu thốn tương đối trong phát triển bền vững tại Việt Nam*

    02/12/2009Trần Nam BìnhBài viết này tập trung vào góc cạnh phân phối thu nhập của phát triển bền vững. Cụ thể hơn, bài viết xem xét vai trò của chênh lệch/bất bình đẳng kinh tế, lòng ghen tỵ và thiếu thốn tương đối phát triển bền vững tại Việt Nam.
  • Cải cách vì mục tiêu phát triển bền vững

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtLý do quan trọng nhất khiến chúng ta phải chấm dứt phương pháp lãnh đạo cách mạng, đó là trái đất không còn đủ nguồn năng lượng sống để lãng phí đến mức tiêu dùng cho những cuộc cách mạng. Những thay đổi trong quan niệm về phát triển ở trên đã chứng minh điều đó. Các nhà nước và các chính phủ, hơn ai hết phải nhận ra tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo để tạo ra sự phát triển bền vững và chân chính...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa

    28/09/2007Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó, con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội...
  • Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên

    22/07/2007Nguyễn Đình HòaHiện nay, khi mà vấn đề môi trường sốngđã trở thành một vấnđề toàn cầu, cả hai khuynh hướng hoặc là tuyệtđối hoá yêu cầubảo vệ môi trường đến mức cực đoan, hoặclà chỉ quan đến tăng trưởng kinh tế đều không đáp ứngđược nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Bởi phát triển bền vững, trongđó bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mục tiêu bảo vệ môi trường, là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với quyluật...
  • Phát triển xã hội bền vững và hài hòa những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay

    15/06/2007Lương Đình HảiTrong bài viết này, tác giảđã luận chứng để làmrõ rằng, phát triển xã hội bền vững và hài hoà là một xu hướng tấtyếu, khách quan của thời đại. Phát triển bền vững không thể dựa trên khuôn mẫu tư duy cũ, các quan niệm và giá trịcũ, nó đòi hỏi phảicó tưduy mới, khoahọc hơn, nghĩalà cần có một thế giới quan triếthọc mới. Theo tác giả, vấnđề cấp thiết, đặc biệt quan trọng đặt ra hiện nay không chỉ là giữ gìn,bảo vệ, mà cònlà cải thiện môi trường sinh thái.Do vậy,nội dung của quan niệm phát triển xã hội bền vững và hài hoà phảibao gồm tăng trưởng kinh tế, hiệnđại hóa hay phát triển xã hội gắn với việc giữ gìn,bảo vệ và cải thiện môi trường.
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững

    09/09/2006Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân...
  • 4 Yếu tố cốt lõi của sự thành công bền vững

    21/09/2005Phạm T. Minh ĐứcGiáo sư Stevenson đã nghiên cứu về ý nghĩa và nguyên nhân dẫn đến sự thành đạt của những người nổi tiếng, và tìm ra rằng thành công bền vững được xây dựng trên 4 nền tảng: những thành tích đã đạt được, hạnh phúc, vị trí của bạn trong mọi người và những gì để lại cho đời. Dĩ nhiên, chúng ta cần khá nhiều thời gian và nỗ lực mới có thể đạt được cả 4 yếu tố đó. ...
  • xem toàn bộ