Chút nghĩ suy từ con số 766 của chungta.com

[email protected]
11:21 CH @ Thứ Tư - 17 Tháng Mười Một, 2010
GS Đặng Phong nói chuyện với các bạn trẻ (tháng 11/2008)

Bài nói chuyện này thể hiện Giáo sư Đặng Phong là một trí thức uyên bác.

Những lời chỉ dạy của Giáo sư rất tuyệt vời, nếu các bạn trẻ đọc và nghiền ngẫm cẩn thận , tôi nghĩ sẽ thay đổi tích cực cuộc đời các bạn nói riêng và đất nước -dân tộc nói chung.

Rất tiếc, một thời gian dài đã qua mà cho đến hôm nay vẫn chỉ có 766 lượt đọc. Số người quan tâm đến tri thức, học tập nghiên cứu nghiêm túc thua xa số người quan tâm chuyện nhảm nhí.

Tại sao vậy? Các bạn trẻ bây giờ thích lướt internet chỉ để giải trí chăng? Hay các bạn nghĩ rằng các bạn đã bị quá nhiều người thuyết giảng rồi, các bạn biết hết rồi, không cần quan tâm đến học hỏi nữa ? Đất nước không còn ai nghe ai, chỉ toàn người nói chăng? Hay các bạn chỉ nghĩ Giáo Sư đã già, tư duy không phù hợp với thế hệ các bạn? Nếu đúng vậy thì tôi thấy thật đáng lo cho các bạn nói riêng và vận mệnh đất nước nói chung.

Hay nhiều người cho rằng đây là bài nói chuyện với thế hệ trẻ, ta không cần quan tâm vì ta đã không còn trẻ? Sai lầm cơ bản, thực chất bài nói chuyện này là những lời chỉ dạy đầy kinh nghiệm chiến trường lý luận và thực tiễn. Nó hữu ích cho người trẻ lẫn người già, từ thường dân đến lãnh đạo tối cao của đất nước. Đơn giản nhất, các ông bố bà mẹ nên tham khảo để mở mang tầm hiểu biết của mình, từ đó có khả năng hướng dẫn giáo dục con cháu mình cho tốt.

766 - một con số biết nói lên một sự thật đáng suy nghĩ!


Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Niêu Thạch Sanh thời công nghệ

    05/07/2016Minh ĐoànCó lẽ không sai nếu người ta ví von Internet là cái “niêu” không đáy của thế giới, hàng tỉ thông tin được “ủn” lên mỗi ngày chưa bao giờ làm nó bội thực. Tuy nhiên, cái niêu tập thể này đăng gặp phải nhiều tranh cãi…
  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • Internet có nhiều “ma lực” hơn ta tưởng

    22/12/2016Anh NguyễnNgười Mỹ dành 302 tỉ phút để online trong khoảng thời gian từ 01/7 đến 31/7/2008. Con số này tương đương với 6.760 đời của một người sống 85 năm. Vậy thực sự chúng ta tiêu tốn từng ấy thời gian ở trên mạng làm gì?
  • Internet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc?

    02/07/2016Minh TuấnInternet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Liệu sách, báo in sẽ tồn tại?
  • Tinh thần hiếu học

    10/03/2016Đỗ Hùng thực hiệnSự kiện một người Việt Nam chứng minh thành công Bổ đề cơ bản được đánh giá là một kỳ tích khoa học ở tầm thế giới. Báo Thanh Niên đã có dịp trao đổi với tác giả của công trình, giáo sư Ngô Bảo Châu. Bài được đăng trên số Tết và số sau Tết. Dưới đây là nguyên văn bài phỏng vấn được đăng từ blog cá nhân của GS Ngô Bảo Châu với tiêu đề "Tinh thần hiếu học". Mời bạn đọc theo dõi.
  • Giới trẻ và hội chứng Internet

    18/01/2016Hoàng Đức NhãMặt trái của việc sử dụng Internet trong giới trẻ và thực tế đáng buồn là tình trạng đó vẫn đang diễn ra và có dấu hiệu phát triển mạnh thành “hội chứng Internet”...
  • Về tính hiếu học của người Việt xưa và nay

    18/10/2015Cao Xuân HạoNgười Việt Nam ta thường rất tự hào về tính hiếu học hình như đã thành một truyền thống lâu đời của dân tộc. Vậy cái đức tính hiếu học ấy vì đâu mà có? Và nếu có, cái truyền thống lâu đời ấy nảy sinh như thế nào, và ngày nay có còn được bảo tồn và tiếp nối không?
  • Internet làm chúng ta ngu đi?

    18/04/2014Khi Nicholas Carr bắt tay viết quyển sách về đề tài liệu Internet có hủy hoại khả năng tư duy của con người hay không, ông đã hạn chế tối đa hoạt động trên mạng, chỉ kiểm tra thư điện tử, tắt hẳn các tài khoản Twitter và Facebook...
  • Sức hút của Internet và Web

    30/11/2009Hoàng GiápVới sự hỗ trợ của công nghệ, chúng ta hy vọng sẽ có khả năng làm nhiều thứ hơn một lúc và làm với tốc độ nhanh hơn.
  • Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ

    19/05/2009Anh Xuân - Lê MinhTrong 2 năm gần đây, mạng Internet cộng đồng phát triển bùng nổ cả về tốc độ, số lượng và quy mô. Bên cạnh ý nghĩa kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc... thì số đông mạng Internet cộng đồng hiện nay đang thương mại hoá. Để làm được điều này, mạng xã hội đã "tấn công" giới trẻ bằng nhiều chiêu thức nguy hiểm để moi tiền và hút khách, kéo theo đó là những tệ nạn rất cần phải kiểm soát.
  • Người dùng Internet dễ trở nên ích kỷ

    08/07/2008Một công trình nghiên cứu của Anh cho rằng người sử dụng Internet đang trở nên thiếu kiên nhẫn và có phần ích kỷ hơn khi họ lên mạng...
  • “Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

    22/11/2005Theo Chinadaily, GuardianNgủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc...
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • xem toàn bộ