Hai chữ vinh - nhục

09:25 SA @ Thứ Sáu - 20 Tháng Tám, 2010
Vinh và nhục là một cặp phạm trù đối đương rất rõ. Trên đời, bất cứ ai cũng muốn bản thân mình, gia đình dòng họ mình, tổ quốc mình vẻ vang, vinh quang rực rỡ, tiếng thơm vang dội đời đời. Không một người nào lại muốn bản thân, gia đình dòng họ chịu nhục. Đó là một điều tất yếu...

Vinh và nhục là một cặp phạm trù đối đương rất rõ. Trên đời, bất cứ ai cũng muốn bản thân mình, gia đình dòng họ mình, tổ quốc mình vẻ vang, vinh quang rực rỡ, tiếng thơm vang dội đời đời. Không một người nào lại muốn bản thân, gia đình dòng họ chịu nhục. Đó là một điều tất yếu.

Trước đây vài ngàn năm, đất nước ta bị thống trị, dân ta phải làm nô lệ cho bọn phương Bắc và phương Tây, bị đánh đập, tra tấn dã man. Thật là nhục nhã.

Dân ta đã rửa cái nhục đó bằng máu xương, sinh mạng của biết bao nhiêu người trong mấy chục năm trường. Vinh quang đã về với dân tộc và xứ sở.

Đó là phạm vi to lớn cửa quốc gia đại sự, còn về phạm vi cá nhân thì sao?

Cách đây khoảng ba bốn trăm năm danh nhân Nguyễn Công Trứ làm quan to, cầm quân đi đánh giặc, làm doanh điền sứ, mở rộng hai hạt Kim Sơn và Tiền Hải ở Ninh Bình và Thái Bình. Vinh quang rạng rỡ. Khi làm đại tướng vì một sự vu cáo oan sai nào đó bị triều đình giáng chức làm lính. Ông nói: khi tôi làm tướng, tôi không lấy đó làm vinh thì khi tôi làm lính, tôi không lấy đó làm nhục.

Ở Nguyễn Công Trứ không có nhục. Ông làm việc vì dân, vì nước chứ không phải là một tham quan ô lại, nhũng nhiễu, bòn rút của người nghèo mà bị cách chức.

Trong cuộc kháng chiến giành độc lập, biết bao chiến sĩ, những người hoạt động vì chính nghĩa đã bị bọn cướp nước bắt tra tấn tù đày. Họ chịu hy sinh để đổi lấy vinh quang cho tổ quốc, cho dân tộc. Họ được tôn sùng, tiếng thơm muôn thuở.

Trong kháng chiến 9 năm, một vị cán bộ quân nhu ăn xén, ăn bớt quân trang của chiến sĩ, bị tố cáo, Bác Hồ đã ký vào bản án tử hình. Cái chết đó là cái chết nhục nhã.

Thời gian bao cấp và gần đây, những kẻ ăn trên ngồi trước, lãnh đạo thôn xã, quận huyện hay cao hơn, trước khi được ngồi vào cái ghế được đề bạt, chắc chắn họ đã được kiểm tra lí lịch chặt chẽ. Chắc trong trắng lắm mới được đứng trong hàng ngũ Đảng. Nhất định họ lấy đó làm VINH.

Nhưng khi dựa vào thế lực của cái ghế ấy, dựa vào địa vị có trong tay, họ làm điều sai trái, tham nhũng, hối lộ, ăn trên xương máu của nhân dân… bị pháp luật tra tay vào còng, ra trước vành móng ngựa, bị tước Đảng tịch, hình ảnh của họ bị đăng tải trên báo, họ có cho là NHỤC không?

Than ôi! Trên đường danh lợi vinh liền nhục! DANH mà đi với CÔNG thì vẻ vang, DANH mà đi với LỢI thì nhục đã rõ. Tiếng xấu còn truyền con cháu đời sau. Làm sao và lấy gì để rửa?



Nguồn:Hồn Việt
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo làm Người

    14/04/2018Nguyễn Khắc ViệnĐiều tôi tâm đắc nhất trong đạo Nho là tính “vừa phải”, không cực đoan. Đạo này cũng dạy lòng nhân, nhưng Phật thì mở rộng từ bi cho mọi sinh vật, cả con ong cái kiến cũng như con người, Giê-su thì kêu gọi yêu mọi người như bản thân, vì đều là con của Chúa như nhau. Thầy Khổng Tử không cực đoan như vậy, mà bảo yêu mọi người, nhưng ...
  • Bệnh giả dối đang thành nỗi nhục lớn

    02/06/2015Bùi Hoàng TámSự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Phù phiếm, sợ mang tiếng, nói liều làm ẩu, mưu danh bằng hạ nhục

    27/03/2014Vương Trí NhànHạng quân tử ở nước ta mà tôi thấy hầu hết ở trong cái phạm vi của Tống nho. Giữ mình đừng đánh bạc, đừng uống rượu, đừng mang tiếng xấu, ấy là họ kể chắc mình làm quân tử rồi.
  • Làm người khó hơn làm quan

    02/07/2009Quang DươngQuan trọng nhất, cha mẹ, người lớn phải làm gương. Cha mẹ, người lớn nói hay mà làm dở, nói tốt mà làm xấu… thì con cái, dù có được hưởng thụ nhờ cha, mẹ “làm quan” nhưng lớn lên, nó sẽ khó làm người cho ra con người.
  • Trong thế giới sách dạy làm người thành công

    15/09/2006Quỳnh NhưCó những lúc trong cuộc sống bản cảm thấy mất phương hướng. Bạn cần ai đó bên cạnh yêu thương bạn và khuyên bạn cách giải quyết những rắc rối cuộc đời. Bạn nhớ lại lời khuyên khuyết danh từng đọc ở đâu đấy: Hãy đến với sách. "Một cuốn sách thay cho một ngày cuối tuần buồn bã, không biết làm gì. Ít ra cũng bổ ích hơn nửa két bia và mười hai điếu thuốc”...
  • Tài sản của chúng ta: nỗi nhục nghèo khó!

    06/10/2005Trương Bảo ChâuTự nhận tài sản lớn nhất của mình là sự nghèo khó, thấy “nhục khủng khiếp” khi xin visa đi dự hội nghị đều nhận được câu hỏi: “Anh có tính ở lại luôn không đấy?”. Bức xúc, ray rứt… anh viết thư cho Thủ tướng để chia sẻ “nỗi nhục của thanh niên một đất nước nghèo”
  • Quy luật làm người

    18/07/2005Anh Nguyện dịchKhi sinh ra, bạn chẳng thể nào có một quyển sách giáo khoa để chỉ vẽ cho riêng mình; những hướng dẫn sau đây sẽ làm cuộc sống bạn tốt đẹp hơn.
  • xem toàn bộ