Hãy dựng tượng Đức Thánh Trần tại Trường Sa và Hoàng Sa!

11:32 SA @ Thứ Ba - 21 Tháng Mười Một, 2017

Đây là bài viết năm 2011 của tác giả Nguyễn Tất Thịnh, nay đăng lại nhân những suy tư của nhiều người về chuyện nên dựng tượng gì và ở đâu?

Hãy nghĩ xem có bao nhiêu quan chức to nhỏ vào dịp đầu năm chen chúc đến Đền Thánh Trần ở Nam Định xin Ban tổ chức phát ấn triện hòng mong thăng quan tiến chức, những người dân đến khấn bái những gì cho riêng mình? Đã bao nhiêu người trong đó quyết tâm làm một chuyến ra Trường Sa Hoàng Sa của Tổ Quốc? Đã có bao nhiêu quan chức đến Lý Sơn chia sẻ, giúp đỡ những người dân lam lũ nơi đây, dù đầy gian khó, bị ức hiếp trong mưu cầu sống lao động lương thiện trên mảnh đất và vùng biển thuộc nước non Việt?

Hãy nghĩ xem có bao nhiêu tượng đài, nhà truyền thống, tưởng niệm hệ thống bảo tàng trong nhà đã được xây cất trên đất liền? Những kỉ lục gần đây về những pho tượng Phật mỗi ngày mỗi hoành tráng từ Bắc đến Nam ? Những đồng tiền thu được từ những hòm công đức ở những ngôi chùa, giả chùa đã được sử dụng trong những mục đích ‘Công ích thực’ gì ? Có bao nhiêu dự án làm phim, trong đó có “Vua Lý Công Uẩn dời Đô’…có hiệu ứng xã hội như thế nào?

Hãy nghĩ xem những tốp học sinh lũ lượt kéo đến Quốc Tử Giám xoa tay lên đầu những pho tượng Rùa bằng đá để mong mình có sự may mắn mà được đỗ đạt, thậm chí có nhiều than niên nhờ thế thêm có duyên nên vợ nên chồng với người yêu mến ? Có bao nhiêu cuộc thi tìm hiểu về những tư tưởng chính trị, học tập các vị chính khách tiền bối ở các đoàn thể, cơ quan và các trường học?

Hãy nghĩ xem người ta đã đúc bao nhiêu bức tượng to nhỏ, trong đó có cả tượng chính họ, tượng của người được coi là tầm vóc... làm quà biếu nhau trong những dịp quan hệ…Có ai mà trong nhà họ khá nhiều những pho tượng được tặng như thế nằm trong tủ kính…truyền cho ai được bao nhiêu, hay là chính họ có thấm được nhiều không tinh thần yêu nước, khí chất hào hùng…vào thực hành cương vị của họ khi đã và đang từng có vai trò dẫn dắt việc Quốc Gia hữu sự?

Chúng ta trải qua những ngàn năm mà trong đó rất nhiều thế kỷ phải đối mặt chống ngoại xâm để giữ và dựng nước. Phải chăng những bài học có giá trị thực tiễn phổ quát nhất, chưa đựng tinh hoa truyền đời, tự nó phát tỏa những tinh thần Dân Tộc, lòng yêu Nước mà không cần phải tô vẽ hay định hướng chính trị chính là được rút ra từ những gì xảy ra trong quá khứ với các thế lực Phương Bắc ! Trong khi đó trên đất nước này đã có nhiều những pho tượng lớn về Mẹ Suốt, Mẹ Thứ, các cô gái Đồng Lộc... từ thời chống Mỹ!

Hôm nay và còn lâu dài nữa, chúng ta phải đối mặt với tham vọng bành trướng của Trung Quốc ! Thứ chủ nghĩa bành trướng này sẽ không bao giờ chuyển thành chủ nghĩa đế quốc kiểu mới như ai đó từng vội nghĩ vì Trung Quốc không có cái ‘chất chuyển hóa sức mạnh’như là bản chất thứ hai của Đế Quốc cả ! Cho dù Khổng Tử nói :…trị Quốc bình Thiên hạ’’ thì cũng chỉ là thứ mưu đồ bá quyền vị kỷ của một quốc gia siêu lớn mang tham vọng hẹp hòi nhưng ghê gớm như Tần Thủy Hoàng của họ mà thôi ! Nhưng vì thế mà rất táng đởm kinh hồn!

Trung Quốc vốn tự nhận mình là Trung tâm Thiên hạ như bao đời nay, nhưng cũng là trung tâm chứa đựng những điểm yếu của nó và với Thiên hạ, vì thế để người Mông Cổ thế kỉ 12, dân số it, văn minh chẳng là bao thôn tính mà áp đặt lên xã hội của họ một nền cai trị đặt tên là Triều Nguyên. Thân to, cơ bắp mạnh chẳng là vấn đề quyết định, vì thế đến lượt quân Nguyên Mông ( lúc đó lại đã lai nhập mang hồn vía của Trung Quốc rồi ) cả 3 lần ồ ạt tràn vào Đại Việt bị đánh cho tơi bời đến mảnh giáp che thân không còn. Đó chính là tinh thần Việt mà biểu tượng là Đức Thánh Trần !

Cần phải sống dậy, làm hiện hữu, lan tỏa tinh thần đó, không chỉ là ở sâu trong đồng bằng, ở trong khuôn công viên, trong nhà bảo tàng, trong cổ họng đầy mùi rượu khê nồng của nhiều quan chức , trong ngôn ngữ giả lả của giới nhân sĩ, hay trong những trang sách cốt học thuộc để thi lấy điểm…mà phải ở nơi biên giới và hải đảo…Thật tuyệt vời khi chúng ta dựng tượng Thánh Trần ở trung tâm quần đảo Trường Sa và cả Hoàng Sa nữa! Ơ chính những nơi Trung Quốc đang cuộn sóng tham lam, ngồn ngộn sự phi lý, ngang ngược diễu võ giương oai muốn lấn lướt và thôn tính từng phần và toàn bộ

Hãy làm pho tượng Đức Thánh Trần Vĩ Đại ! Đặt ở chính giữa Biển Đông, nơi chúng ta đã tuyên bố chủ quyền về biển đảo ! Cả tiềm năng một đất nước! Cả một khí chất Dân tộc ! Cả một sức mạnh của Quốc Gia! Dám không? Đặt câu hỏi như thế với “Dân Việt’ là thậm vô lễ ! Là không hiểu gì về Lich sử Việt, là coi thường người dân rạch tay khắc máu chữ ‘Sát Thát’. Câu hỏi ‘dám không’ phải đặt ra cho những người có trách nhiệm với hiện tại và tương lai Nước Việt! Sẽ không có ngụy biện nào chấp nhận được cho câu trả lời rằng 'không' !


Theo tin báoTuổi Trẻ ngày 6/5/2012:

Tượng đài Trần Hưng Đạo đã được khánh thành tại đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa, Việt Nam); được tạc bằng đá, cao sừng sững 11m, dựng ở sườn phía đông đảo, hướng nhìn ra biển phía đông nam.

Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn tại đảo Song Tử Tây - Trường Sa - Ảnh: Trần Minh Ngọc

Tượng đài được tạc theo mẫu ở quảng trường Mùng Ba Tháng Hai ở TP Nam Định, với kinh phí 6,5 tỉ đồng; được thực hiện từ đá nguyên khối vùng Thanh Hóa; do chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định đóng góp, Công ty Điện tử tin học và hóa chất (Bộ Quốc phòng) thi công, phần tượng do Doanh nghiệp Xây dựng mỹ thuật Song Thảo (Ninh Bình) thực hiện.

Phát biểu tại lễ khánh thành công trình, đại diện Quân chủng Hải quân, nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của việc đặt tượng đài Trần Hưng Đạo trên đảo Song Tử Tây nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung.

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là một đại danh tướng; anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, với ý chí quật cường, trí thông minh và tài thao lược khi cầm quân – nhất là thủy quân (ngày nay là hải quân), là biểu trưng khí phách của dân tộc Việt Nam; góp công lớn cùng quân và dân nhà Trần lập kỳ tích oanh liệt ba lần đại phá đại đế quốc Nguyên Mông hung bạo thế kỷ 13.


Ông cũng được coi là nhà tư tưởng quân sự, khởi xướng chủ trương quốc phòng toàn dân (“toàn dân vi binh”) và tổ chức thực hiện chiến tranh nhân dân bách chiến bách thắng.

Với tài đức văn võ song toàn chói lọi (tác giả Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ…), từ nhiều thế kỷ nay, Trần Hưng Đạo - danh tướng Việt Nam duy nhất - được nhân dân ta suy tôn bậc thánh nhân (Đức Thánh Trần), lập đền thờ tôn nghiêm trang trọng khắp ba miền.

Dựng tượng ông trên quần đảo Trường Sa sẽ tiếp thêm ý chí và sức mạnh dân tộc, khí phách và hào khí Việt Nam cho quân và dân nơi quần đảo tiền tiêu, cũng là để nhắn gửi tới cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn, gian khổ để bảo vệ vững chắc vùng biển đảo của Tổ Quốc.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tổ quốc

    16/10/2015Nhà văn Thiếu SơnTrong cái giáo dục này, phải giữ tâm cho chính, ý cho thành, yêu là yêu thật, thương là thương thật, rồi ta mới thấy nảy nở ra những thanh tình mỹ cảm, đối với mình đủ gây nhân cách cho mình, đối với đồng bào biết tương thân tương ái, đối với quốc gia biết làm người công dân xứng đáng...
  • Thách thức Biển Đông và "chiếc nỏ thần" Việt Nam

    09/09/2014TS Vũ Minh Khương (ĐHQG Singapore)Để vượt qua thách thức nghiệt ngã hiện nay, Việt Nam cần hiểu rõ hơn Trung Quốc. Đây là một dân tộc có nền văn hóa lớn, lâu đời, với nhiều thành quả huy hoàng trong quá khứ nhưng đã bị kìm nén nặng nề trong hàng trăm năm qua do chính sách đóng cửa và não trạng mê muội...
  • Chúng ta và Trung Quốc đều cần hòa bình hơn chiến tranh

    07/05/2014Phỏng vấn nhà văn Tạ Duy AnhCuộc xâm lăng văn hoá của Trung Quốc vẫn liền mạch từ cả ngàn năm nay. Nhưng chúng ta có bị nô dịch không thì vấn đề đã rõ. Tuy nhiên, cho dù sức đề kháng mạnh đến đâu thì cũng không thể chủ quan. Vả lại cũng nên phân biệt rõ đâu là sự xâm lăng có chủ ý, đâu là ảnh hưởng mang tính toàn cầu hoá. Nếu là do toàn cầu hoá thì chống lại bằng cấm đoán là vô nghĩa...
  • Tổ quốc và vợ - chọn ai?

    04/07/2011Lê DũngNếu phải trả lời câu hỏi này thì e rằng có rất nhiều thằng đàn ông thời nay lúng túng. Đầu tiên quan trọng là cái khái niệm Tổ quốc là gì, có quan trọng thế nào đối với thằng ấy.
  • Lấy dân làm gốc

    29/06/2011Do những hành động gây hấn của Trung Quốc nền an ninh biển Đông của chúng ta bị đe dọa nghiêm trọng. Đây chính là lúc thử thách bản lĩnh của của mỗi người Việt Nam, nhất là những người lãnh đạo đứng mũi chịu sào, chèo lái con thuyền đất nước. Và cũng chính những ngày này, chúng ta càng thêm nhớ đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, có bí danh thân mật là Sáu Dân vừa tròn kỷ niệm 3 năm ngày Ông Sáu đã đi xa...
  • “Sự kiên định của chúng ta chính là cứu một tương lai tiêu cực của Trung Quốc”

    29/06/2011Nguyễn Phan KhiêmTrong lúc cả nước hướng về Biển Đông bao la của Tổ quốc, cùng nhau đóng góp sức lực, trí tuệ để bảo vệ chủ quyền dân tộc, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt xung quanh vấn đề nóng bỏng này…
  • Truyền hình Trung Quốc phỏng vấn học giả Việt về tranh chấp Biển Đông

    28/06/2011Hạnh NguyênTiến sĩ Vũ Cao Phan , nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong tư cách Cố vấn khoa học Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Một phần của bài trả lời phỏng vấn này đã được phát trong Chương trình liên tuyến "Nhất hổ nhất tịch đàm" được truyền phát đến hơn 150 quốc gia trên thế giới tối thứ bảy, 25 /6/2011...
  • Điều Ngàn năm muốn nói…

    25/06/2011Nguyễn CẩnKhi Hà Nội tưng bừng lễ hội kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, người dân đã sống những ngày thật sự có ý nghĩa. Họ nhớ đến lịch sử và những năm tháng hào hùng trong niềm kiêu hãnh của người dân thủ đô, của người con đất Việt. Lễ hội đi qua cũng là lúc người ta xem xét những gì còn lấn cấn, vướng mắc khiến lễ hội có những điều không như ý: ngoài chuyện giữ xe “chém đẹp”, chen chúc mất trật tự… thì phải kể đến thái độ phá hoại công sản như bứt phá cây cảnh, vứt rác xuống hồ Gươm.
  • Họa đấy mà phúc đấy!

    23/06/2011Hòa BìnhCái tình thế khắc nghiệt, không còn chỗ để lùi chính lại là thời khắc mà những tầng lớp tinh hoa của dân tộc và toàn thể nhân dân ta không còn phải do dự, không còn phải đắn đo để nhận ra đâu là trắng đâu là đen, đâu là bạn bè, đồng chí, đồng minh, đâu là thứ phải gìn vàng, giữ ngọc, đâu là những thứ phải đoạn tuyệt và dứt khoát đoạn tuyệt không được do dự, không được sợ hãi...
  • xem toàn bộ